Kinh Pháp Cú - Tiết lộ 423 lời vàng tinh hoa giáo lý của Phật
Kinh Pháp Cú là bài thâu tóm ngắn gọn những lời dạy hay nhất của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng sinh ở nhiều đời sau. Mặc dù chỉ là những câu nói ngắn gọn nhưng nó lại chứa đựng đầy đủ những tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Bài viết sau hãy cùng với Lôi Phong tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về quyển kinh này nhé.
1. Kinh Pháp Cú có nghĩa là gì?
Pháp có nghĩa là đạo lý hay là sự giáo lý, chân lý. Còn cú chính là những câu kệ. Khi đó Pháp Cú sẽ được hiểu là lời dạy của Đức Phật. Kinh Pháp Cú chính là bản tổng hợp toàn bộ các câu dạy vô cùng ngắn gọn nhưng lại đong đầy ý nghĩa sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là những câu nói đã được Ngài đưa ra có liên quan tới các vị đại đệ tử của Đức Phật.
Kinh Pháp Cú là bản tổng hợp các câu dạy của Đức Phật vô cùng ngắn gọn nhưng đong đầy ý nghĩa
Kinh Pháp Cú được sắp xếp theo 423 bài kệ, chia ra thành 26 phẩm và thường được tụng trì tại Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần đầu tiên kể từ sau khi Đức Phật đã nhập diệt. Mỗi bài kệ luôn hàm chứa một cách súc tích, đầy ý nghĩa và chân thành nhất về lời dạy và các giáo lý căn bản nhất.
Có thể xem Kinh Pháp Cú như một bản thâu tóm về tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Lắng nghe những bài kệ trong quyển kinh này bạn sẽ cảm nhận được chính bản thân đang lắng nghe những lời mà Đức Phật dạy từ hơn 2500 năm trước.
Lắng nghe quyển kinh này bạn sẽ cảm nhận được như chính bản thân đang lắng nghe lời Đức Phật dạy từ hơn 2500 năm trước
Nội dung của Kinh Pháp Cú đã được Sa môn Thích Nhật Từ dịch ra tiếng Việt và được nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản rộng rãi.
>>>Xem hoặc tải tài liệu Kinh Pháp Cú: Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật
2. Kinh Pháp Cú có ý nghĩa gì sâu sắc?
Những lời giảng, thuyết pháp của Đức Phật đã được ghi chép lại dưới quyển Kinh Pháp Cú luôn thể hiện được sự giản và khá là dễ hiểu. Dựa theo đây sẽ giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về các chân lý trong Đạo Phật. Bát kỳ ai cũng có thể dễ dàng hiểu và nắm được về nội dung mà quyển kinh đang muốn truyền tải để từ đó giúp cho mọi người tu tập được hiệu quả nhất.
Quyển kinh này cũng ghi lại toàn bộ những thông điệp mà Đức Phật muốn truyền tải dưới nhiều vấn đề trong suốt khoảng thời gian 45 năm ngài thuyết giảng tại bờ sông Hằng cho tất cả chúng sinh. Những ai đọc Kinh Pháp Cú cũng như đang tự giải thoát cho bản thân mình. Họ sẽ thấy được những lời mà Đức Phật giảng dạy giống như một ngọn đuốc dẫn đường và soi sáng. Đây được xem như ngón tay chỉ chúng sinh đi đúng hướng và chỉ cho mỗi người cách hành động tốt nhất.
Quyển kinh này được xem như một ngọn đuốc dẫn đường và soi sáng giúp chúng sinh đi đúng hướng và hành động đúng chừng
Đọc Kinh Pháp Cú bạn sẽ tìm được sự an lạc, bình yên và sự hạnh phúc. Không có sự ép buộc người nào đó cần phải làm theo những lời mà Đức Phật giảng dạy chỉ là khi chúng ta tiếp xúc được với cuốn kinh này sẽ giúp ngộ nhân ra được nhiều điều. Nhờ vào đây chúng ta sẽ nghe theo những lời mà Phật đã dạy để tu sửa và giác ngộ bản thân.
Với những ai đã sẵn nhiệt tâm luôn hướng tới đạo pháp thì tốt nhất hãy luôn nghiền ngẫm, suy niệm về các lời vàng ngọc được chứa đựng trong từng câu từng chữa của quyển kinh rồi mang nó áp dụng, thực hành vào trong cuộc sống thường ngày của bản thân. Chắc chắn nhờ vào đây bạn sẽ thu hoạch được một niềm vui bao la về mặt tinh thần để có thể vượt lên trên tất cả, chạm tới hạnh phúc và gặt hái được sự thành công, những điều có ích cho bản thân ở hiện tại và trong tương lai.
Lời kinh được khơi nguồn bởi cảm hứng vô cùng cao đẹp và mở ra một hướng đi tươi mới nhất. Nó mang tới sức mạnh vững mạnh cho người đọc nhằm giúp tạo được niềm tin vững chắc nhất trên con đường tu học để họ tiến tới bến bờ của sự giác ngộ được tốt nhất.
Lời kinh được khởi nguồn bởi cảm hứng cao đẹp và luôn mở ra hướng đi rất tươi mới
3. Tìm hiểu về một vài bản dịch của cuốn Kinh Pháp Cú
Kinh Pháp Cú ngày nay đã và đang được lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam và được rất nhiều Phật Tử quan tâm, chú ý. Phần lớn các vị cao tăng, vị thiền sư đã cất công dịch lại bản gốc sang bản tiếng Việt để giúp cho tất cả các chúng sinh có thể nắm được những lời dạy của Đức Phật. Hiện có rất nhiều bản dịch được đưa ra, tuy nhiên dưới đây là một vài bản dịch của Kinh Pháp Cú nổi tiếng và có ý nghĩa gần sát nhất với bản gốc.
3.1. Bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu - Kinh lời vàng Dhammapada
Đây là một trong những bản dịch Kinh Pháp Cú khá nổi tiếng được rất nhiều phật tử tìm đến và được đánh giá cao. Trong quá trình dịch lại quyển kinh này Hoà Thượng Thích Minh Châu cũng đã từng chia sẻ các ngài đã dịch theo thể kệ với 5 chữ một để sao cho trung thành với nguyên văn, khi đọc bạn sẽ thấy được sự cố gắng của các vị Hoà Thượng trong đó.
Bản dịch được dịch hết sức sát so với bản nguyên văn. Nhiều bài kệ còn không thêm hay không bớt, từng chữ Pali đều được dịch và tôn trọng một cách tối đa nhất. Vì Kinh Pháp Cú là thể kệ chứ không phải thể thơ nên cuốn kinh lời vàng Dhammapada sẽ không có thi hoá.
Bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu được nhiều người biết đến
3.2. Bản dịch Kinh Pháp Cú của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Bản dịch Kinh Pháp Cú của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam đã được nhà xuất bản Phú Lâu Na xuất bản theo Hoa Kỳ Phật Lịch năm 2002. Cuốn kinh này hiện tại đã được Nhà sản xuất Hồng Đức cấp phép xuất bản và được in ấn đẹp mắt. Đây là tài liệu đang được nhiều người học Phật tìm hiểu.
Bản dịch Kinh Pháp Cú của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
3.3. Bản dịch Lời Phật dạy của luật sư Đinh Sĩ Trang
Bản dịch Lời Phật dạy của luật sư Đinh Sĩ Trang là tài liệu tiếng Việt của Kinh Pháp Cú đã được in ấn và phát hành tại Úc vào năm 1997. Chính vì phát hành ngoài nước nên có ít người Việt Nam biết đến bản dịch này. Tuy nhiên đây lại được nhận xét là một trong những tài liệu có nội dung sát nghĩa với bản gốc. Người đọc dễ hiểu và dễ nắm được về những đạo lý mà đức Phật đã dạy và truyền tải.
3.4. Bản dịch của các Ni sinh tại thiền viện Viên Chiếu
Ngoài những bản dịch ở trên thì tại liệu được các Ni sinh tại thiền viện Viên Chiếu dịch lại của Kinh Pháp Cú cũng rất nổi tiếng của giới Đạo Phật hiện nay. Khi đó các Ni lựa chọn việc dịch theo bẩn chữ Anh của học giả có tên là Eugène Valson Buxlingame.
Bản dịch của học giả này được lấy dựa vào nguyên tắc Pháp Cú sớ giải bằng ngôn ngữ Pali và được xuất bản bởi nhà xuất bản TP HCM ấn hành vào năm 1999 rồi dịch lại. Điều tạo được ấn tượng mạnh mẽ mà bản dịch này mang lại đó là trong từng câu từng chữ các Ni đều chỉ ra được về đúng điểm xuất xứ của giáo lý mà Phật đã dạy. Đồng thời để người đọc có thể dễ hiểu hơn thì đằng sau những câu chữ đó được dịch kèm theo mẩu chuyện nêu rõ ràng được lý do mà Phật đã nói ra câu Kinh đó.
Bản dịch của các Ni sinh tại thiền viện Viên Chiếu
4. Tụng Kinh Pháp Cú tại nhà cần lưu ý những gì?
Khi đọc Kinh Pháp Cú không phải chỉ đọc một lần là có thể hiểu được hết những ý nghĩa của cuốn kinh này. Bạn cần phải đọc một cách thường xuyên, liên tục và quán xuyến thật kỹ lưỡng từng câu chữ của quyển kinh thì mới có thể thấm nhuần được những tinh hoa trong giáo lý đạo Phật. Cách thức tụng trì Kinh Pháp Cú tại nhà sẽ phụ thuộc theo hoàn cảnh và điều kiện mà các Phật tử tại gia sẽ lựa chọn và linh hoạt sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên khi tụng Kinh Pháp Cú tại nhà bạn cần lưu ý về những điều cơ bản sau.
● Đầu tiên phải chuẩn bị một tư thế trì tụng trang nghiêm bằng việc vệ sinh sạch sẽ thân thể, ăn mặc lịch sự và chỉnh tề.
● Trước khi trì tụng Kinh Pháp Cú bạn cần thắp hương lên bàn thờ Phật rồi vái 3 lạy. Sau đó để nguyên tư thế đang chắp tay và lựa chọn bài kinh để tụng.
● Phật tử khi tụng kinh tại nhà có thể chọn tụng đầy đủ các Phẩm. Nếu như ai không có thời gian hay sức khỏe để tụng đủ các Phẩm thì có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể là có thể tụng bao nhiêu Phẩm trong ngày. Khi đã tụng xong ở Phẩm nào bạn nên ghi chép hoặc đánh dấu lại để hôm sau có thể trì tụng phần tiếp theo.
● Khi trì tụng có thể đọc thành tiếng nếu ở 1 mình tại phòng riêng hoặc tụng thầm nếu như không muốn làm ồn tới mọi người xung quanh. Dù cho bạn lựa chọn việc tụng kinh theo hình thức tự xứng hay sử dụng Khánh, chuông Mõ thì điều cần thiết số 1 đó chính là sự thành tâm.
● Khi hành trì Phật tử cũng cần phải có chánh niệm một cách dứt khoát, cần phải loại bỏ đi những ý niệm ở trong đời thường thì mới giúp có được công đức và phúc báu viên mãn.
Trì tụng Kinh Pháp Cú bằng tư thế trang nghiêm, ăn mặc chỉnh tề và lịch sử nhất
Bài viết trên là tất tần tật những thông tin có liên quan tới Kinh Pháp Cú mà chúng tôi muốn bổ sung tới các bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu thật rõ nhất về quyển kinh này để từ đó áp dụng trì tụng tại nhà được hiệu quả và gặt hái được nhiều công đức nhất. Ngoài ra các bạn đừng quên vào ngay website của Lôi Phong để cập nhật thêm thật nhiều quyển kinh hay khác trong Phật giáo nhé.