Kinh Lương Hoàng Sám - Hành trình giải thoát và sám hối
Kinh Lương Hoàng Sám là một trong những tác phẩm kinh điển của Phật giáo Đại Thừa, thường được tụng niệm ở trong các chùa và thiền viện. Kinh Lương Hoàng Sám được biên soạn dựa trên lời dạy của Đức Phật giúp người tụng niệm sám hối, diệt trừ tội lỗi và cầu mong phước lành cho bản thân, chúng sinh. Tụng niệm kinh Lương Hoàng Sám thường xuyên sẽ giúp Phật tử có được sự bình an, giảm bớt cấp nhã, giải thoát khỏi đau khổ và tiến xa hơn trên con đường giác ngộ.
1. Kinh Lương Hoàng Sám là gì?
Kinh Lương Hoàng Sám có tên gọi đầy đủ là Đại Bi Sám Pháp, Lương Hoàng Bảo Sám. Là bộ kinh quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, gồm 10 quyển; nội dung chủ yếu đề cập đến những tội báo mà chúng sinh gây tạo, từ đó hướng dẫn mọi người sám hối để giảm trừ nghiệp chướng, mang tới sự giải thoát, an yên cho bản thân và chúng sinh.
Kinh Lương Hoàng Sám còn có tên gọi khác là kinh Đại Sám.
Kinh Lương Hoàng Sám là gì?
2. Nguồn gốc của kinh Lương Hoàng Sám
Ai sinh ra trên thế gian này trừ những người đã hoàn toàn giác ngộ thì không ai là không mắc phải tội lỗi; tội lỗi bắt nguồn từ ba nghiệp mà ra. Muốn giải thoát khỏi tội lỗi thì chúng ta cần phải sám hối ba nghiệp ấy và khi đó tội lỗi mới được xóa bỏ. Đức Phật dạy rằng: “Nếu không có phương pháp sám hối thì không một Phật tử nào có thể giải thoát được”. Cũng giống như việc bà Hy Thị - Hoàng hậu vua Lương nếu không có kinh Lương Hoàng Sám thì không thể thoát khỏi khổ nạn. Vì thế, bộ kinh Đại Sám có sức mạnh rất lớn giúp tiêu trừ tội lỗi và mang tới nhiều phước lành.
Kinh Lương Hoàng Sám được biên soạn bởi Hòa thượng Chí Công ở thời vua Lương Võ Đế. Trong triều đình của vua Lương, có một Hoàng hậu tên Hy Thị được vua hết mực yêu quý nhưng vì lòng ganh tỵ nổi lên bà đã độc ác và hủy báng Tam Bảo. Mọi người trong triều đều biết được sự độc ác của bà và gọi bà với cái tên “quái phi”.
Sau khi Hoàng hậu Hy Thị mắc bệnh nặng, không có bác sĩ nào dám chữa trị và bà đã mất. Một đêm nọ, vua Lương Võ Đế đang ngồi trong cung một mình thì nghe thấy tiếng kêu than đau đớn. Dưới ánh đèn mờ, nhà vua cảm thấy sợ hãi, muốn chạy trốn nhưng không thể. Lúc này, vua Lương Võ Đế liền hỏi:
“Ngươi là ai mà lại vào đây lúc này?”
“Xin lỗi Hoàng đế. Thiếp là Hy Thị. Vì sự độc ác của mình thiếp đã chết và biến thành một con rắn mãng xà. Thiếp phải chịu đựng sự đau đớn và khổ sở không thể diễn tả được. Nhớ lại tình cảm năm xưa, thiếp đã đến đây để xin Hoàng đế cứu giúp”.
Nghe xong, vua Lương Võ Đế cảm thấy như đã thoát được khỏi cơn ác mộng. Hôm sau, ông kể lại câu chuyện đó cho mọi người và tìm cách cứu giúp Hy Thị. Một trong số đề xuất đó là “cầu cứu Hoà thượng Chí Công”.
Nhà vua chấp thuận và Hòa thượng Chí Công được giao nhiệm vụ này. Theo yêu cầu của vua Lương Võ Đế, Hòa thượng đã tổ chức lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị và triệu tập các danh tăng soạn ra bộ Lương Hoàng Sám. Đồng thời, lập Đàn tràng để tụng kinh sám hối cho Hoàng hậu.
Nguồn gốc của kinh Lương Hoàng Sám
Trong đàn tràng, nhà vua chí tâm, thân hành lễ bái. Khi lễ tụng đến quyển thứ năm, vua Lương Võ Đế nghe thấy tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thành thiên nữ xinh đẹp, bày tỏ lòng cảm ơn đến Hòa thượng và Hoàng đế đã cứu giúp. Hy Thị cho biết bà đã thoát khỏi kiếp nạn và lên thiên cung. Kể từ đó, kinh Lương Hoàng Sám được truyền tụng rộng rãi và phổ biến đến ngày nay.
3. Ý nghĩa của Kinh Lương Hoàng Sám
Kinh Lương Hoàng Sám gồm những lời sám nguyện để giải trừ mọi tội lỗi. Việc tụng kinh Đại Sám giúp chúng ta rửa sạch tội ác nên được thực hiện trong nghi lễ báo hiếu cha mẹ hoặc ngày giỗ chạp tổ tiên. Kinh thường được tụng ở dưới chân các bức tượng Phật trong các ngôi chùa.
Trải qua vòng luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, do sự vô minh mà chúng ta đã phạm nhiều tội lỗi như phá hủy Tam Bảo, không tôn trọng cha mẹ, sát hại, làm hại động vật, nói xấu người khác,....Những tội ác này đều khiến chúng ta phải chịu nhiều đau khổ trong địa ngục.
Kinh Lương Hoàng Sám không chỉ phương pháp sám hối mà còn là con đường để chúng ta thanh lọc tâm hồn, giúp người tụng kinh giải trừ được tội ác để có được sự bình an và tiến gần hơn đến giác ngộ. Tụng kinh Đại Sám với tấm lòng thành kính sẽ giúp bạn tiêu trừ nghiệp chướng, có được phước lành, cải thiện đời sống tâm linh và vật chất.
Đại Bi Sám Pháp còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sám hối, không chỉ những tội lỗi đã gây ra trong kiếp này mà còn cả những nghiệp chướng từ nhiều kiếp trước. Thông qua việc tụng niệm kinh Đại Sám còn giúp chúng ta nhắc nhở về sự ngắn ngủi của đời người và tầm quan trọng của đạo đức, từ bi.
4. 12 Lợi ích khi tụng niệm Kinh Lương Hoàng Sám
Lương Hoàng Bảo Sám là một bộ kinh kinh điển nói về việc sám hối nghiệp chướng. Kinh Đại Sám có sức mạnh vô biên, diệt trừ oan gia nhiều đời, nhiều kiếp. Từng câu, từng chữ trong bộ kinh Lương Hoàng Sám đều nhằm mục đích trả bốn ơn, cứu thoát ba cõi, thay thế lục đạo mà sám hối, cầu nguyện cho tam đồ thoát khỏi trầm luân.
Lợi ích khi tụng niệm Kinh Lương Hoàng Sám
12 Lợi ích khi tụng niệm Kinh Lương Hoàng Sám đó là:
- 1. Nguyện hóa độ sáu đường chúng sinh không có hạn lượng.
- 2. Nguyện báo đáp tứ ân không có hạn lượng.
- 3. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám để chúng sinh thọ cấm giới của Phật, không sinh tâm hủy phạm.
- 4. Nguyện giúp chúng sinh không tự cao, tự đại trước các bậc thầy.
- 5. Nguyện giúp chúng sinh đối với sắc thân người khác không khởi tâm ghen ghét sắc thân.
- 6. Nguyện giúp chúng sinh đối với các Pháp trong thân, ngoài thân không sinh tâm keo rít, mến tiếc.
- 7. Nguyện giúp chúng sinh không sinh tâm giận ở bất cứ nơi nào.
- 8. Nguyện giúp chúng sinh không thực hiện hành động thiện lành vì lợi ích cá nhân, có ý chính trị và sự hỗ trợ của người khác.
- 9. Nguyện giúp chúng sinh hành động vì tất cả mọi người không phân biệt
- 10. Nguyện giúp chúng sinh nhìn nhận và giúp đỡ người cô đơn, người tù tội, người bị bệnh mà không có bất kỳ lợi ích cá nhân nào.
- 11. Nguyện giúp chúng sinh nhìn nhận, học hỏi từ những người đáng ngưỡng mộ và nể phục; học hỏi từ người có tuổi thọ.
- 12. Nguyện giúp chúng sinh sinh ra ở nơi nào cũng nghĩ đến sự phát tâm Bồ Đề và duy trì sự phát triển của tâm Bồ Đề trong suốt cuộc đời, không bị gián đoạn.
5. Cách tụng Kinh Lương Hoàng Sám
Kinh Lương Hoàng Sám có nhiều quyển, nhiều phần khác nhau nên khi tụng niệm bạn có thể tụng niệm một phần hoặc cả quyển tùy vào thời gian và sự thuận tiện của mỗi người.
Nếu có điều kiện bạn có thể mời các Tăng thầy để lễ khai kinh hoặc hoàn kinh và bạn cũng có thể tự mình tụng đọc một cách thành tâm. Trước hết, đọc phần “Nghi thức tụng Lương Hoàng Sám” bằng Hán văn dịch âm, sau đó đọc tiếp bằng Việt văn nếu cần. Sau phần nghi thức bạn đọc phần chính văn. Ở cuối mỗi quyển bạn đọc các bài hồi hướng và niệm Phật Di Đà cầu sinh Tịnh độ.
5.1. Chuẩn bị trước khi tụng kinh Đại Sám
- Chuẩn bị
- Chọn không gian yên tĩnh, thanh tịnh
- Chuẩn bị bàn thờ Phật trang nghiêm với tượng Phật, nến, nhang, hoa quả
- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng
- Tắm rửa sạch sẽ
- Thanh tịnh tâm hồn bằng cách niệm Phật hoặc thiền định.
- Cung thỉnh Chư Phật, Bồ tát
- Thắp hương, nén
- Cung thỉnh Chư Phật, Bồ tát chứng minh
- Niệm Phật hoặc trì chú Đại Bi để cầu gia hộ
5.2. Các bước tụng kinh Lương Hoàng Sám
- Khởi đầu
- Lời khấn nguyện: Bắt đầu bằng việc niệm một câu khấn nguyện như “Nam mô A Di Đà Phật” để khai tâm.
- Thiền định ngắn: Dành vài phút để thiền, tập trung vào hơi thở, giúp bạn có được trạng thái tốt nhất.
- Tụng kinh
- Đọc từng câu một thật từ tốn, không nên vội vàng. Hãy chú ý đến ngữ điệu và âm sắc
- Chú ý đến ý nghĩa, suy ngẫm về ý nghĩa của từng câu để cảm nhận sự sâu sắc và thông điệp kinh mang tới.
- Nên tụng kinh Lương Hoàng Sám với tâm hồn rộng mở, thể hiện sự kính trọng và thành kính.
- Ngắt nghỉ:
- Sau mỗi đoạn, mỗi phần bạn dừng lại một chút để suy ngẫm về nội dung đã tụng.
- Ghi chú lại cảm xúc những gì bạn đã cảm nhận được để theo dõi sự thay đổi trong tâm trạng.
Khi tụng kinh Đại Sám bạn cần chú ý những điều sau:
- Giữ tâm thanh tịnh, tập trung vào nội dung kinh
- Đọc kinh rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu
- Không nên đọc kinh quá nhanh, hãy tụng chậm rãi để cảm nhận ý nghĩa kinh văn.
- Nên sử dụng kinh bản chuẩn để đọc, tránh sai sót
- Tụng Lương Hoàng Bảo Sám với lòng thành kính, tin tưởng vào Phật pháp.
5.3. Sau khi tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám
Sau khi tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám thì bạn đọc bài hồi hướng công đức để hồi hướng công đức cho bản thân, gia đình, chúng sinh và những người đã khuất. Đồng thời, khấn nguyện và tạ ơn các bậc giác ngộ đã hướng dẫn và bảo vệ bạn trong quá trình tụng kinh.
Thực hành tụng Kinh Hoàng Sám bằng tâm hướng thiện
6. Nghi thức tụng Kinh Lương Hoàng Sám
KỆ KHAI CHUÔNG
Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ,
Trí huệ lớn Giác đạo sanh
Lìa địa ngục khỏi hầm lửa
Nguyện thành Phật độ chúng sanh
Án dà ra đế da ta bà ha (3 lần)
KỆ NIỆM HƯƠNG
Hương giới, hương định cùng hương huệ.
Hương giải thoát, hương giải thoát tri kiến;
Ðài mây sáng chói trùm cõi pháp,
Cúng dường trước mười phương ngôi Tam Bảo.
Nguyện các hương hoa này,
Trải khắp đến mười phương;
Không lường trong cảnh Tịnh,
Không lường hương trang nghiêm;
Ðầy đủ hạnh Bồ tát,
Thành tựu hương Như Lai.
Nam mô Hương cúng dường Bồ tát. (3 lần)
KỆ PHÁT NGUYỆN
Chúng sanh không ngằn thệ nguyện độ,
Phiền não không cùng thệ nguyện đoạn;
Pháp môn không lường thệ nguyện học,
Phật đạo cao tột thệ nguyện thành.
Tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ,
Tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn;
Tự tánh pháp môn thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành. (3 lần)
Ðệ tử tên . . . . . pháp danh . . . . . chí tâm khẩn nguyện, chuyên trì lễ bái Lương Hoàng Từ Bi Sám pháp, cầu sanh Tịnh độ, hiện tiền một lòng chẳng rối, tỏ ngộ Vô sanh, ngày khắc mạng tròn báo đủ, sanh về cõi Phật. Trên đài sen báu, hầu Phật nghe Pháp, bạn cùng Bồ tát, vui cảnh Lạc Bang, mau lên quả vị Bất thối, trở lại Ta Bà, hóa độ chúng sanh, làm nên đạo cả.
Nam mô Chứng Minh sư Bồ tát. (3 lần)
KỆ KHEN PHẬT
Ðấng Pháp Vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng;
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loài;
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ.
Xưng dương cùng tán thán.
Ức kiếp không cùng tận.
QUÁN TƯỞNG
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao năng tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ. (1 xá)
ÐẢNH LỄ
Chí tâm đảnh lễ:
Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh tăng, thường trụ Tam bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ:
Nam mô Ta bà Giáo chủ Ðiều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo chủ Di Lặc tôn Phật, Ðại trí Văn Thù Sư lợi Bồ tát. Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Linh Sơn hội Thượng Phật Bồ tát.(1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ:
Nam mô Lạc bang Giáo chủ Ðại từ bi phụ tiếp dẫn Ðạo sư A Di Ðà Phật, Ðại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, Thanh Tịnh Ðại hải chúng Bồ tát.(1lạy)
DƯƠNG CHI
Cành Dương nước tịnh,
Rải khắp ba ngàn.
Tánh không tánh đức,
Lợi lạc trần gian
Cõi pháp rộng thinh,
Tiêu diệt tai nàn.
Ngạ quỉ vui an.
Nam mô Thanh Lương Ðịa Bồ tát ma ha tát.(3 lần)
TỤNG CHÚ ÐẠI BI
Nam mô đại bi hội thượng Phật, Bồ tát. (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da, Nam mô a rị da bà lô yết đế thước bác ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê lị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng, tát bà tát đa na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca la đế, Di hê lỵ, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, lỵ đà dựng. Cu lô cu lô, yết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, Thất Phật ra da. Giá ra giá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na.
A ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê lỵ, Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế lỵ dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha, ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ ta bà ha, Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha, Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra dạ ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lỵ da, bà lô kiết đế, Thước bàn ra dạ ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da ta bà ha.(3 lần)
Ðại từ đại bi mẫn chúng sanh,
Ðại hỷ đại xả tế hàm thức,
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm.
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo.(3lần)
Nam mô Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật
Nam mô Thi Khí Phật
Nam mô Tỳ Xá Phù Phật
Nam mô Câu Lưu Tôn Phật
Nam mô Câu Na Hàm Mâu ni Phật
Nam mô Ca Diếp Phật
Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật
Nam mô Di Lặc Tôn Phật.
BÀI KỆ KHAI KINH:
Pháp vi diệu thâm sâu cao tột,
Trăm ngàn muôn ức kiếp gặp đâu.
Con nay thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu Như Lai nghĩa chơn thật,
Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo.(3 lần)
Kinh Lương Hoàng Sám mang tới nhiều giá trị sắc sắc đối với mọi người; từ việc sám hối, cầu nguyện cho người đã khuất cho đến việc phát triển lòng từ bi, kết nối với cộng đồng. Thực hành tụng niệm Kinh Lương Hoàng Sám với một tâm hồn thanh tịnh, tập trung và sự chân thành sẽ mang tới cho bạn bình an, hạnh phúc. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.