Hầu Đồng là gì? Tiết lộ 4 tác dụng chính của Hầu Đồng
Hầu đồng là một nghi lễ thuộc hiện tượng tâm linh, còn có tên gọi khác là lên đồng hoặc hầu bóng. Hoạt động này liên quan đến tâm linh và ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà người phàm không thể biết được. Nhiều người không tin thường coi là trò “mê tín dị đoan”. Tuy nhiên, đây là chỉ suy nghĩ của những người không biết hầu đồng là gì. Hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu chi tiết ý nghĩa và tác dụng của hầu đồng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giải đáp hầu đồng là gì?
Hầu đồng là hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ thời xa xưa, nó đã được mọi người yêu thích và tham gia. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay đã lợi dụng lòng tin của con người để tổ chức các buổi hầu đồng lừa đảo, được gọi là mê tín dị đoan và hiện bị cấm tổ chức tại nước ta.
Giải đáp hầu đồng là gì?
Hoạt động này thuộc một trong những nghi lễ của tín ngưỡng thờ các ngài Mẫu Tam phủ, Đức Thánh Trần và Tứ phủ… Vậy hầu đồng là gì, bạn đọc có thể hiểu hầu đồng là một nghi liên quan đến hiện tượng tâm linh. Người hầu đồng có thể giao tiếp với các vị thần linh và dự đoán về những điềm tốt, điềm xấu sẽ xảy ra trong tương lai.
Theo quan niệm dân gian, người ta tin rằng những vị hầu đồng này có thể kết nối với các vị thần, khiến họ có thể nhập hồn vào cơ thể của người sống trong trạng thái đang thăng hoa cảm xúc, đạt đến cực lạc. Họ sẽ giúp người dân trấn yểm, ngăn chặn ma quỷ làm hại dân chúng. Giúp chữa lành bệnh tật, mang lại sức khỏe, xóa bỏ điềm xấu, phù hộ độ trì và ban phước lộc cho mọi người.
Một khi các vị thần đã nhập vào, người hầu đồng sẽ không còn là mình nữa mà họ sẽ biến thành những vị thần nhảy múa trên nền nhạc phù hợp. Nhạc này được gọi là nhạc hát chầu văn hay hát văn. Chỉ dùng để phục vụ cho các buổi lễ quan trọng như thế này. Có tiếng nhạc cũng giúp quá trình thần linh nhập vào thể xác cô đồng diễn ra nhanh hơn.
Nghi thức hầu đồng thuộc tín ngưỡng thờ các vị thánh mẫu
2. Hầu đồng có phải là nghi lễ thuộc Phật giáo hay không?
Như đã nói, nghi thức hầu đồng thuộc tín ngưỡng thờ các vị thánh mẫu. Bạn đừng nhầm lẫn đây là nghi lễ của Phật giáo nhé. Các vị thánh được hầu bao gồm Mẫu Tam phủ, Đức Thánh Trần và Tứ phủ. Trong đó, phủ là những ngôi đền thờ ba vị thần chính là Mẫu Thượng Thiện, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn.
Cụ thể, Mẫu Thượng Thiện tượng trưng cho mẹ Trời, Thượng Ngàn tượng trưng cho mẹ trông coi núi rừng, mẫu Thoải tượng trưng cho mẹ sông nước. Về sau, người dân đã bổ sung thêm mẫu Địa có nhiệm vụ cai quản đất đai. Từ đó tạo nên Tứ phủ như bây giờ.
Loại hình tín ngưỡng này có nguồn gốc từ cuộc sống nông nghiệp, khổ cực của nhân dân nước ta. Họ thời kính các vị thần để cầu mong có được một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Sau này, nền văn hóa của Trung Quốc du nhập vào nước ta, người dân Việt nam đã thờ thêm các vị Ngọc Hoàng Thượng đế Thổ công, Hà Bá. Bên cạnh đó, nhiều nhà nông còn thờ thêm cả các vị thần mây, mưa, sấm và chớp.
Hầu đồng có phải là nghi lễ thuộc Phật giáo hay không?
3. Ý nghĩa của nghi lễ hầu đồng là gì?
Nhiều người cho rằng hầu đồng giống như một chiếc chìa khóa dùng để mở cửa căn phòng có chứa chiếc gương đặc biệt. Chiếc gương này có tác dụng phản chiếu con người giúp họ nhìn vào để trở nên hoàn thiện hơn.
Mỗi chúng ta đều có những sai lầm trong cuộc đời, có người nhận ra, cũng có người không nhận ra. Những người tin và tôn thời vào tôn giáo mới biết cách hạn chế phạm những điều sai lầm.
Tôn giáo cũng giống những chiếc gương sạch bóng. Do đó, hãy dùng tâm gương đó để soi bản chất con người. Tìm ra lỗi sai và khắc phục kịp thời để tránh nhận phải hậu quả đáng tiếc.
Nếu muốn có chỗ gửi thác, có chỗ để trở về, bạn phải chuẩn bị một chiếc gương soi sáng và nhắc nhở mình nên đi con đường nào là đúng. Đồng thời, đây cũng là nơi mà chúng ta có thể gửi gắm phần hồn, là nơi có thể nương tựa để hoàn thiện bản thân hơn.
Để trở thành cô đồng, cậu đồng, chúng ta phải có căn quả. Hãy nhớ rằng mục đích nhập đạo là để học hỏi, trau dồi bản thân chứ không phải mong muốn được chư Thánh độ trì hay trở thành người có năng lực thần thông hóa phép.
Do đó, hầu đồng không phải là hoạt động diễn xướng đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Đây là cả một quá trình dài và gian nan mới có thể chuyển hóa cái tâm của mình từ cuộc sống bình thường trở thành thánh đức giúp đỡ chúng sinh.
Ý nghĩa của hầu đồng
4. Đối tượng có thể trở thành hầu đồng
Ngoài hầu đồng là gì, nhiều người cũng thắc mắc ai có thể trở thành những vị thánh này. Phần lớn các cô đồng cậu đồng đều do hoàn cảnh bắt buộc hoặc do gia tộc di truyền lại, hoặc có căn đồng bẩm sinh.
Những đối tượng có căn trong người mà không đi trình báo với Thánh sẽ thường ốm đau liên tục, bệnh tật triền miên. Dù chữa theo bốn phương tám hướng vẫn không thể khỏi bởi đây là bệnh âm. Công việc làm ăn, kinh doanh thì chỉ toàn gặp khó khăn, thua lỗ, thất bát, bị người khác lừa gạt. Đây được gọi là tình trạng bị cơ đày, nghĩa là Thánh đang đày qua nhiều cửa ải.
Chỉ khi đi trình Thánh và chấp nhận hầu đồng, sức khỏe mới từ từ hồi phục, công việc làm ăn hanh thông, gặp nhiều thuận lợi. Một khi đã trở thành cô đồng cậu đồng rồi thì hàng năm những người này phải thực hiện nghi thức lên đồng. Hoạt động này thường được tổ chức vào các dịp đặc biệt như lịch tiết, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.
Đối tượng có thể trở thành hầu đồng
5. Tổng hợp 4 tác dụng của nghi lễ hầu đồng
Hầu đồng mang lại rất nhiều tác dụng cho xã hội, con người. Dưới đây là chi tiết những tác dụng mà nghi lễ này mang lại:
5.1 Hầu đồng có tác dụng quan trọng đối với xã hội
Theo đạo Mẫu, thờ Mẫu là biểu tượng của mẹ thiên nhiên. Người luôn che chở dân chúng và mang đến nhiều điều tốt lành. Đức Thánh có nhiệm vụ giúp mọi người biết cách hòa mình vào thiên nhiên.
Từ đó, có thể cảm nhận, lắng nghe và thấu hiểu vạn vật xung quanh. Nhận thức dần dần sẽ được thay đổi, thôi thúc hành động bảo vệ thiên nhiên, ngăn chặn hành vi phá rừng trái phép làm biến đổi khí hậu, gây ra nhiều thiên tai…
Theo các truyền thuyết từ ngày xưa, lễ hầu đồng còn có tác dụng thể hiện truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Trong buổi lễ hầu đồng, khi nhạc chầu văn cất lên cũng là lúc con người cảm nhận được không gian tâm linh đang hiện ra trước mắt.
Không khí trở nên uy nghiêm, trang trọng. Nó giống như một bảo tàng sống thể hiện nền văn hóa tươi đẹp của Việt Nam. Hiện nay, các bài hát chầu đã được lưu trữ lại và tạo nên một kho tàng truyền thống văn hóa khổng lồ.
Hầu đồng có tác dụng quan trọng đối với xã hội
5.2 Hầu đồng có tác dụng lớn đối với thanh đồng
Thanh đồng chính là người thực hiện buổi hầu đồng. Chúng ta thường thấy những cô đồng cậu đồng có ngoại hình rất xinh đẹp, sáng sửa. Không phải tự nhiên mà những người này lại sở hữu may mắn như vậy. Nét đẹp này toát lên khí thế, sự uy nghiêm của những vị tháng.
Khi tham dự một buổi lễ hầu đồng linh thiêng, bạn sẽ thấy luồng Thánh khí đang bao trùm cả không gian và xung quanh bạn. Mục đích của buổi lễ là giúp chúng ta có cơ hội quay về cội nguồn và có được cảm giác che chở, yêu thương của những người thân đã khuất. Đồng thời, giúp loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể, sẵn sàng đón nhận thánh khí để khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
Hầu đồng có tác dụng lớn đối với thanh đồng
Ngoài ra, hầu đồng còn giúp những vị thanh đồng này có thể cân bằng được cuộc sống của mình. Những người chuyên kinh doanh thường có niềm tin rất họ mãnh liệt vào các Thánh Mẫu. Việc hầu Thánh sẽ giúp con người có thể giải tỏa tất cả muộn phiền, lo âu và bức xúc trong cuộc sống đời thường và tiến tới cái đẹp của Chân – Thiện – Mỹ, giúp cuộc sống trở nên an nhiên, hạnh phúc hơn.
5.3 Hầu đồng có tác dụng quan trọng với gia tiên
Không chỉ các thanh đồng mới nhận được lợi ích khi hầu đồng mà cả những người đến tham dự, gia tiên của họ đều có cơ hội nhận được tài lộc, phúc đức. Đó là lý do khi trong nhà có thanh đồng, những người thân và gia tiên sẽ đi theo để hầu hạ ngài. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng cầu an cho bản thân và gia đình.
Còn đối với gia tiên của Thanh đồng sẽ có trách nhiệm giúp đỡ con cháu đi đúng hướng. Sau khi con cháu đã có thể hầu thánh thành thạo và biết tu tâm sẽ nhớ ơn gia tiên và quan tâm nhiều hơn.
Hầu đồng có tác dụng quan trọng với gia tiên
5.4 Hầu đồng có tác dụng với những người tham dự
Trong các buổi hầu đồng, các cô đồng cậu đồng thường tái hiện lại chân dung của các vị Thánh đã từng có công dựng nước, bảo vệ nước trong lịch sử. Họ đều là những người được dân gian tưởng nhớ và ngưỡng mộ. Họ sẽ nhập hồn vào thể xác của cô đồng để truyền dạy những lời hay lẽ phải, giúp chúng sinh hiểu và có thể vận dụng vào cuộc sống.
Qua đó, con người có thể tu nhân tích đức thành công, có cơ hội thăng hoa cùng với các vị thần tiên. Ngoài ra, người có tâm tốt còn may mắn được các ngài ban phước lành, tài lộc, giúp cuộc sống trở nên thuận lợi hơn.
Hầu đồng có tác dụng với những người tham dự
6. Tổng hợp các lễ vật cần chuẩn bị trong buổi hầu đồng
Để có thể tổ chức được nghi lễ, những vật dụng cần chuẩn bị hầu đồng là gì? Bao gồm:
● Ðiện thờ các vị Thánh Mẫu.
● Chọn ngày lành tháng tốt.
● Người hát chầu hầu bóng.
● Các phụ đồng đi theo để hầu hạ Thanh đồng.
● Trang phục cho cô hoặc cậu đồng bao gồm quần áo, trang sức, khăn đỏ phủ diện…
● Lễ vật hầu đồng gồm đồ cúng, hương, vàng mã, nến… Phần này còn tùy thuộc kinh tế của mỗi người, có thể làm hoành tránh hoặc đơn giản đều được. Miễn là xuất phát từ tâm thì sẽ đều được Thánh chứng giám, phù hộ độ trì.
Tổng hợp các lễ vật cần chuẩn bị trong buổi hầu đồng.
7. Địa chỉ bán đồ thờ cúng nào uy tín nhất hiện nay?
Hiện nay. Lôi Phong đang là địa chỉ uy tín cung cấp nhiều mặt hàng về đồ thờ cúng, đồ trang trí trên bàn thờ. Các sản phẩm mà đơn vị mang đến đều đạt chuẩn chất lượng, đẹp, bền. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng mong muốn. Nếu bạn đang cần sắm những đồ dùng cho gian thờ trong nhà, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, vận chuyển miễn phí và có giá cả tốt nhất.
Trên đây là bài viết giới thiệu hậu đồng là gì và tác dụng đặc biệt của nghi thức linh thiêng này. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc.