Hành khất là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ít ai có thể biết đến
Hành khất là gì đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là đang xuất hiện hiện tượng sư Thích Minh Tuệ. Hình thức này ra đời từ rất lâu và mang những ý nghĩa khác nhau. Để giúp bạn nắm rõ hơn về lịch sử hình thành cũng như những tượng trưng cụ thể Lôi Phong sẽ mang tới bài viết sau đây.
Hành khất là gì?
Hành khất là gì? Đây là việc đi cầu xin người khác ban cho mình một đặc ân, thông thường là một món quà bằng tiền hay bất cứ thứ gì mà họ có thể ăn, sống được qua ngày với số lượng rất ít hoặc không mong đợi đáp lại gì. Người này thường được gọi là khất sĩ hay ăn xin.
Hiểu nôm na hành khất là gì? Đây thuộc vào dòng đi ăn mày ăn xin. Tại Việt Nam có hai dạng hành khất, một là ngồi ở góc đường, hai là đi vào những cửa tiệm, ngôi nhà để xin bố thí. Họ là người nghèo, tàn tật, người tha hương hoặc không có công ăn việc làm ổn định, chỉ nhờ vào tấm lòng hảo tâm của đồng bào.
Ngoài ra còn hạng nữa là các nhà sư ở trong Phật Giáo, nhất là phái Tiểu Thừa, việc khất thực được xem là nếp sống của tu sĩ, mang danh là khất sĩ. Ý nghĩa của khất sĩ gợi lên tính cách vô ngã, có nghĩa là không có gì là của ta, kể cả từ tinh thần cho tới vật chất.
Việc hành khất của tu sĩ không chỉ giúp cho họ được siêu thoát tránh xa những bận rộn vật chất mà còn giúp tạo thêm công đức. Đối với những tu sĩ Kito việc hành khất sẽ không được áp dụng cho toàn bộ các dòng mà ở dòng thánh Đaminh với dòng thánh Phanxico, ra đời từ thế kỷ XIII.
Hinh thức hành khất ngày nay được coi là gieo duyên. Các sư thầy thường đi theo một tăng đoàn từ lúc trời sáng tới khi bình bát đầy thì các ngài sẽ đậy nắp bình và tiếp tục bước đi.
Hành khất được hiểu thuộc vào dòng đi ăn xin
Lịch sử ra đời của hành khất là gì?
Hiểu được hành khất là gì chắc hẳn nhiều người sẽ quan tâm tới lịch sử ra đời như thế nào. Ăn xin đã tồn tại ở xã hội loài người từ trước thuở sơ khai. Việc ăn xin trên đường phố xảy ra ở phần lớn xã hội trên thế giới và có sự khác nhau về mức độ phổ biến, hình thức.
Hành khất là gì trong lịch sử Hy Lạp
Hành khất là gì trong lịch sử Hy Lạp? Theo như người Hy Lạp cổ đại đã phân biệt ra penes là người nghèo tích cực với Ptochos là người nghèo thụ động. Trong đó Pentes là người đã có công việc nhưng tiền có thể kiếm ra không đủ để sinh sống. Còn đối với Ptochos thì phụ thuộc hoàn toàn vào trong người khác.
Tại Hy Lạp người nghèo có việc làm sẽ ở địa vị xã hội cao hơn. Trong tân ước có một vài tài liệu đã nói rằng Giêsu giống như vị cứu tinh của người nghèo tích cực.
Theo lịch sử nước Anh
Theo luật người nghèo tại Anh, ra đời từ thời Phục Hưng đã đặt ra nhiều hạn chế liên quan tới việc hành khất. Vào các thời điểm khác nhau, ăn xin chỉ dành cho người khuyết tật. Hệ thống này phát triển thành trại tế bần và do nhà nước điều hành. Nơi mà những người không thể có việc làm và buộc làm ở điều kiện thấp kém để có thể đổi lấy một phần nhỏ lương thực thực phẩm.
Ấn Độ
Hành khất là gì? Đây được xem như một hiện tượng xã hội xuất hiện lâu đời tại Ấn Độ. Ở thời trung cổ và trước đó, ăn xin được xem như một nghề được chấp nhận và được tích hợp vào cấu trúc xã hội truyền thống.
Hệ thống ăn xin, bố thí cho các khất sĩ với người nghèo đã được áp dụng rộng rãi trên khắp đất nước Ấn Độ. Theo thống kê 2015 con số này lên tới hơn 400.000 người.
Thời Ấn Độ đương đại, người ăn xin bị kỳ thị và coi là không đáng để nhận được bố thí. Họ cho rằng người hành khất không nghèo khổ mà còn có một số nhận thức cho rằng đây là hành vi lừa đảo.
Hình tướng của những người đi hành khất trong Phật giáo
Trong Đạo Phật, hành khất được xem là biện pháp giúp cho tu sĩ có sức khoẻ lâu bền để trợ cho việc tu tập dễ dàng hơn. Đồng thời việc làm này cũng là đi gieo duyên, đánh thức Phật tính, lòng ti bi của mỗi con người. Những người hành khất cũng sẽ giảm bớt được tính tham lam và bủn xỉn.
Hình tướng của những người hành khất là gì? Theo đó chúng ta thường thấy nhất là hình ảnh của tỳ kheo, chúng tăng, Sa Môn khoắc thân y vàng nâu, màu áo thường thấy trong Phật Pháp và hai tay ôm bình bát.
Bình bát có thể đeo ở bên hông, hai tay của chúng tăng chắp thủ ấn. Hoặc bạn sẽ thấy được hình tướng của vị tu sĩ một tay ôm bình bát, một tay thủ ấn trước ngực.
Điều đặc biệt khi hành khất là tất cả chúng tăng đều đi chân đất. Điều này được lý giải rằng đôi chân đi qua mọi khó khăn, bằng phẳng có, gồ ghề có, hiểm trở có và đất lành có. Người chúng tăng hành khất chính là chiêm nghiệm về sự đời, đứng ngoài mọi thứ để có thể theo dõi, gieo duyên và độ cho chúng sanh.
Những người hành khất phải giữ được tâm thanh tịnh, tâm niệm nằm ở chữ nhẫn. Lý do là vì chúng tăng khi đi khất thực có thể sẽ gặp phải nhiều chúng sanh với đa dạng tính cách khác nhau. Người hướng Phật cũng có, lưu manh có và thiện lành hay độc ác, tham lam cũng có. Chính vì thế tâm niệm của những người hành khất chỉ cần chú trọng tới 2 chữ xin và cho.
Hình tướng người hành khất trong Phật giáo là các tỳ kheo, chúng tăng khoắc thân y vàng nâu, hai tay ôm bình bát
Ý nghĩa của việc hành khất là gì?
Trong Phật Giáo hành khất được xem là một việc tốt giúp lan tỏa Phật Pháp, gieo thiện lành. Những ý nghĩa của việc hành khất là gì sẽ được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Giải trừ đi lòng tham và loại bỏ tính bủn xỉn
Theo như ghi chép trong một giai thoại, tôn giả Mục Kiền Liên đã độ cho bà lão bán bánh. Bà lão này chưa từng bố thí cho bất kỳ ai thứ gì trên đời. Một ngày nọ, tôn giả Mục Kiền Liên có đến trước cửa nhà bà để khất thực. Lúc này bà lão nhất định không cho.
Tuy nhiên bà nghĩa rằng để đuổi Mục Kiền Liên đi chỉ cần bỏ chút bánh chắc chắn sẽ được. Nhưng khi bà ta lấy ra mẫu bánh nhỏ thì chẳng hữu sao mà những chiếc bánh này lại dính chùm lại với nhau.
Vì đã lỡ nói là bố thí nên bắt buộc bà lão đành bỏ toàn bộ chỗ bánh cho Mục Kiền Liên. Tuy nhiên điều bất ngờ tới là khi vừa trao bánh thì tâm của bà lão liên trở nên vui vẻ, hoan hỉ và cảm thấy hào hứng hơn nhiều.
Như vậy những người cúng dường cho chúng tăng đi hành khất không chỉ có ý nghĩa là bố thí mà còn hỗ trợ giải trừ lòng tham. Lúc này giúp gieo duyên những hạt giống thiện lành, chúng sinh cũng hoá giải được kiếp tham, sân, si.
Việc hành khất gieo giống thiện lành, giúp chúng sinh hoá giải kiếp tham sân si
Giúp rèn tâm nhẫn nại và độ cho chúng sanh
Theo ghi chép của kinh Phật Giáo, tôn giả La Hầu La cùng với người thầy của mình là Xá Lợi Phật hành khất thì gặp phải tên lưu manh. Lúc này hắn ta lăng mạ, phỉ báng, nói những lời khó nghe và ném cát vào trong bình bát của xá lợi Phật. Đồng thời hắn còn cố ý tạo ra thương tích cho tôn giả khiến đầu của ngài chảy máu.
Tuy nhiên 2 vị tôn giả không chỉ chích hay chống trả. Cả hai bình tĩnh ngồi băng bó vết thương và tiếp tục hành khất. Lúc này trong tâm của tên lưu manh tự nhiên khởi phát lòng ăn năn, hối hận.
Như vậy người hành khất sẽ rèn được cho mình tính nhẫn nại, tâm hướng phổ độ chúng sanh. Dù gặp phải bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được tâm mình vững vàng.
Rèn luyện tính nhẫn nại, tâm hướng phổ độ chúng sanh
Từ bỏ tâm cao ngạo
Có thể thấy rằng Đức Phật Thích Ca vốn xuất thân là vị thái tử sống trong lụa là gấm góc. Thế nhưng ngài lại chọn con đường tu hạnh và sẵn sàng cầm bình bát đi ăn xin ngoài phố. Có thể thấy Ngài đã bỏ cái tâm kiêu ngạo xuống vị trí thấp nhất đó là người ăn xin. Thế nhưng hình ảnh của Ngài vẫn toát lên được vẻ tôn quý.
Do đó những người hành khất sẽ từ bỏ được cái tâm cao ngạo của mình. Từ đó biết yêu đời, yêu cuộc sống và chấp nhận được mọi hoàn cảnh có thể xảy ra.
Dù hoàn cảnh nào xảy ra đi chăng nữa chúng tăng luôn giữ được lòng an yên, không vì chút danh lợi, vật chất mà đánh đổ đi bản ngã của mình. Những chúng sanh khi nhìn thấy chúng tăng có tâm như vậy hoạ cũng tự nhiên khởi phát tâm an vui, sống cuộc đời hạnh phúc.
Hành khất giúp giữ lòng an yên, từ bỏ cái tâm cao ngạo
Giải trừ lòng tham
Việc cầm bình bát hành khất giúp cho chúng tăng phần nào hiểu được cuộc sống của mỗi chúng sanh. Đồng thời chúng tăng nhận bất kỳ đồ ăn nào được chúng sinh cúng dường.
Đồng thời khi bình bát đã đầy thì chúng tăng phải bắt buộc đậy lại và dừng khất thực. Thông qua đây có thể thấy được rằng việc hành khất giúp loại bỏ đi tính tham lam, sân si. Qua đó giúp tiến tới con đường rèn luyện, tu tập kiên trì, vững vàng để tránh khởi phát lòng tham.
Hành khất giúp cho chúng tăng hiểu được cuộc sống của chúng sanh, giải trừ lòng tham sân si
Bài viết trên chúng tôi mang tới những thông tin giúp giải đáp hành khất là gì. Có thể thấy theo tôn giáo việc hành khất mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên nó được kéo dài cho tới tận ngày hôm nay. Đây được xem như hình thức gieo duyên, giúp loại bỏ lòng tham, rèn luyện đức tính tốt và cũng là cơ hội để đi giáo hoá và phổ độ cho chúng sanh. Để biết thêm những điều hữu ích khác liên quan tới phật pháp bạn đừng quên truy cập website Loiphong.com.vn nhé.