0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Văn Khấn Ngày Rằm

Những bài văn khấn ngày rằm hay và đầy đủ nhất đã được Lôi Phong tổng hợp và chia sẻ ngay dưới đây. Anh em hãy cùng tìm hiểu để cúng rằm chuẩn nhất nhé.

Người dân Việt Nam đã xem việc cúng ngày rằm như một nghi lễ truyền thống từ rất lâu đời nay. Đây được xem là dịp để giúp cho bạn có thể tưởng nhớ và thể hiện được tấm lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn đối với ông bà, tổ tiên để xin được bảo vệ, che chở, phù hộ, độ trì cho gia đình sống hạnh phúc, an yên. Để việc cúng bài này trở nên linh thiêng nhất bạn không nên bỏ qua văn khấn ngày rằm. Bài viết dưới đây hãy cùng Lôi Phong khám phá nga những bài văn khấn hay nhất dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chi tiết về ngày rằm hàng tháng

Cúng ngày rằm được xem như một nghi lễ xuất hiện từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Ý nghĩa và mục đích cúng ngày rằm sẽ tuỳ thuộc theo từng quan niệm khác nhau. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu về việc cúng ngày 15 hàng tháng chi tiết nhất nhé.

1.1. Cúng ngày rằm theo quan niệm của dân gian

Theo quan niệm của dân gian, ngày rằm hay còn được gọi là ngày Vọng, đây là ngày mà mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên đường thẳng và mang tới một năng lượng rất đặc biệt gây ảnh hưởng tới hoạt động của con người.

Bởi chưa hiểu rõ được quy luật của tự nhiên nên ông cha ta trước kia cảm thấy vô cùng sợ hãi và suy nghĩ rằng bản thân đang đắc tội quỷ thần. Chính vì vậy mọi người đã hợp sức lại với nhau để thắp hương bái lễ với mục đích mong cho tai qua nạn khỏi.

Ngoài ra cũng có một số quan niệm trong dân gian kể rằng ngày Vọng chính là ngày Thiên Địa Nhân hòa hợp, đây sẽ là phù hợp cho việc dâng hương để ghi nhớ công ơn của ông bà, tổ yên. Đồng thời thông qua việc làm này cũng sẽ cầu mong cho thần linh phù hộ độ trì cho gia đình luôn được an yên, khỏe mạnh, gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Quan niệm dân gian coi việc cúng ngày rằm để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên

Quan niệm dân gian coi việc cúng ngày rằm để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên

1.2. Cúng ngày rằm dựa vào quan niệm của Phật Giáo

Theo như quan niệm của Phật Giáo, ngày rằm hay chính là ngày Vọng là một ngày cát tường rất phù hợp để thắp hương và tụng kinh. Rơi vào đúng ngày này Phật tử sẽ cầu cho gia đình luôn được khỏe mạnh, bình an và cầu cho các linh hồn, vong linh được siêu thoát và không vướng bận ở trên trần thế hay là cầu sám hối để tự nhận ra và ăn năn hối lỗi về những lỗi lầm của mình đã gây ra.

Vào ngày rằm theo quan niệm của Phật Giáo thường thắp hương và tụng kinh

Vào ngày rằm theo quan niệm của Phật Giáo thường thắp hương và tụng kinh

1.3. Cúng ngày rằm dựa theo quan niệm của Nho Giáo

Theo quan niệm của Nho Giáo cũng đã giải thích việc cúng ngày rằm chi tiết nhất. Theo đó đây chính là thời điểm mà thiên địa được mở thông. Lúc này con người và trời đất sẽ giao hoà với nhau để tạo nên một thể thống nhất. Những người ở trần gian sẽ cảm ứng và kết nối cùng với các vong hồn và các vị thần linh.

Với những lý do này việc thắp hương dâng lễ cúng ngày rằm sẽ giúp cho ông bà có thể cảm nhận được về tấm lòng của con cháu. Đồng thời thần linh cũng sẽ lắng nghe được rõ hơn về nguyện vọng và mong muốn của con người ở trên trần gian để phù hộ, độ trì cho họ.

Theo quan điểm của Nho Giáo cúng ngày rằm với mong muốn cầu mong thần linh cảm nhận được nguyện vọng của mình

Theo quan điểm của Nho Giáo cúng ngày rằm với mong muốn cầu mong thần linh cảm nhận được nguyện vọng của mình

2. Mâm lễ vật cúng ngày rằm hàng tháng sẽ gồm có những gì?

Có thể thấy việc cúng ngày rằm ngày nay được hầu hết các gia đình chú trọng. Vào ngày này gia đình nào cũng sẽ chuẩn bị các lễ vật cần thiết để dâng lên gia tiên, các vị Phật và thần linh. Tuy nhiên việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng ngày rằm như thế nào là đủ và đúng lại có rất ít người biết đến.

Mâm lễ vật cúng ngày rằm trước kia được chuẩn bị khá là cầu kỳ và chi tiết, nó phải bao gồm cả những món mặn và món chạy. Tuy nhiên với cuộc sống ngày càng bộn bề như ngày nay đã khiến cho rất nhiều người không có thời gian để chuẩn bị kỹ càng nên các mâm lễ cúng đã bị cắt giảm bớt đi rất nhiều lễ vật.

Thế nhưng có một điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý đó là dù cho nó có sơ sài như thế nào thì trên mâm cúng ngày rằm cũng cần chuẩn bị những lễ vật cần thiết như hương nhang, trầu cau, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, rượu bia…

Đây được xem là những lễ vật mà mỗi gia đình cần phải chuẩn bị cho mâm cúng ngày Rằm hàng tháng. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm bớt các lễ vật theo từng trường hợp khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Chuẩn bị mâm lễ cúng ngày rằm đầy đủ và chỉnh chu để bày tỏ tấm lòng thành của gia chủ đối với ông bà, tổ tiên và thần linh

Chuẩn bị mâm lễ cúng ngày rằm đầy đủ và chỉnh chu để bày tỏ tấm lòng thành của gia chủ đối với ông bà, tổ tiên và thần linh

3. Ý nghĩa của số lượng hương thắp cúng ngày rằm

Trước khi tìm hiểu về văn khấn ngày rằm trước tiên bạn cần nắm được số lượng các que hương mà mình muốn thắp có ý nghĩa như thế nào. Từ xưa tới nay việc thắp hương sẽ được sử dụng theo số lẻ vì nó mang tượng trưng cho phần âm. Do đó gia chủ có thể lựa chọn thắp 1, 3, 5, 7 hoặc chín nén nhang vào ngày nay. Tuỳ thuộc vào từng nén nhang sử dụng cúng ngày rằm sẽ có những ý nghĩa khác nhau theo quan niệm của dân gian đó là:

● Thắp hương 1 nén: Ý nghĩa của việc thắp hương này sẽ cầu về sự bình an và may mắn trong cuộc sống.

● Thắp hương 3 nén: Mang ý nghĩa cầu mong những người đã khuất phù hộ độ trì, bảo vệ cho gia đình và xua đuổi đi các tai hoạ có thể xảy ra trong cuộc sống.

● Thắp hương 5 nén: Đây là việc thắp hương với mong muốn cầu tài lộc và thần tài.

● Thắp hương 7 nén: Cúng ngày rằm thắp 7 nén hương với mục đích thể hiện cho lời mời thiên binh và thiên tướng. Tuy nhiên rất ít khi gia chủ chọn thắp 7 nén hương vào ngày này.

● Thắp hương 9 nén: Có ý nghĩa là gửi tín hiệu cho sự cầu cứu.

Tuỳ từng số nén hương được thắp sẽ mang những ý nghĩa khác nhau

Tuỳ từng số nén hương được thắp sẽ mang những ý nghĩa khác nhau

4. Chia sẻ những bài văn khấn ngày rằm đúng, chuẩn nhất hiện nay

Các mẫu văn khấn ngày rằm rất nhiều. Tuỳ thuộc vào từng ngày rằm hàng tháng như rằm tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng chạp… sẽ có những bài văn khấn riêng biệt. Để cho gia chủ có thể nắm được những bài văn khấn ngày rằm chúng tôi sẽ chia sẻ về một số bài cúng rằm phổ biến nhất hiện nay.

4.1. Bài văn khấn ngày rằm tháng giêng đơn giản và dễ thuộc nhất

Vào ngày rằm tháng giêng nếu bạn không biết cúng như thế nào là đúng nhất thì hãy sử dụng ngay bài văn cúng dưới đây.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy với ngài Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, và Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ chúng con đã có lòng thành sửa sang và sắm sánh các lễ vật để dâng lên trước án.

Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng  có thể nghe thấu được các lời mời, giáng lâm trước án để chứng giám cho lòng thành của chúng con và thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của các con cháu, giáng về chứng giám lòng tâm thành và thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về để hưởng lễ vật, chứng giám cho tấm lòng thành phù hộ độ trì giúp cho gia chung của chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không gặp phải hạn ách, tám tiết đều hưởng an bình.

Cúng ngày rằm tháng riêng rất có ý nghĩa đối với các gia chủ

Cúng ngày rằm tháng riêng rất có ý nghĩa đối với các gia chủ

4.2. Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 âm lịch

Người dân Việt Nam tổ chức cúng ngày rằm tháng 7 khá to và đây được xem như là một trong những phong tục truyền thống từ thời xa xưa.Bài văn khấn ngày rằm tháng 7 đã được chúng tôi tổng hợp lại rất dễ hiểu dưới đây.

Con Lạy Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần )

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy các vị Tổ Tiên nội ngoại và chư vị Hương Linh!

Tín chủ (chúng) con tên  là………..

Ngụ tại:……………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm………………….. nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con có nhớ tới ông bà, tổ tiên, những người đã sinh thành ra chúng con, gây dựng nên cơ nghiệp như ngày hôm nay để chúng con được hưởng về phần âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức to lớn, cảm công trời biển này rất khó đền nên đã sắm sửa các lễ vật thành tâm kính lễ dâng lên các ngài. Tín chủ chúng con kính mời các vị Cao Tăng Tổ Khảo, Cao Tăng Tổ Kỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Tỷ Muội, Cô Di cùng với các hương hồn có trong nội tốc và ngoại tộc của dòng họ họ…

Chúng con cúi xin các vị thương xót và cảm thông cho con cháu, chứng giám lòng thành, thụ thưởng các lễ vật và phù hộ cho con cháu được khoẻ mạnh, bình an, gia đạo hoà thuận, yên ấm.

Con lạy Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 phần )

Cúng ngày rằm tháng 7 được xem là một nghi lễ rất quan trọng của người dân Việt Nam

Cúng ngày rằm tháng 7 được xem là một nghi lễ rất quan trọng của người dân Việt Nam

4.3. Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng đầy đủ và chi tiết nhất

Hàng tháng vào ngày rằm các gia chủ lại dâng lễ vật cúng bái. Khi đó bài văn khấn ngày rằm dưới đây chắc chắn sẽ cần thiết với nhiều người. Hãy cùng chúng tôi điểm qua nhé.

Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Ngụ tại: ………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành, thụ hưởng các lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người sẽ được bình an, lộc tài luôn tăng tiến, tâm đạo được mở mang, sở cầu được tất ứng, sở nguyện được tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần ).

Cúng ngày rằm hàng tháng theo đúng lễ nghi để giúp gặt hái được nhiều tài lộc, may mắn và có sức khoẻ tốt nhất

Cúng ngày rằm hàng tháng theo đúng lễ nghi để giúp gặt hái được nhiều tài lộc, may mắn và có sức khoẻ tốt nhất

5. Lưu ý khi cúng ngày rằm bạn nên biết

Ngày rằm hàng tháng các gia đình tại Việt Nam lại sắm các lễ vật để cúng tại nhà với mục đích cầu mong về sức khỏe, vạn sự tốt lành. Tuy nhiên khi cúng ngày rằm các bạn cũng cần lưu ý tới một số điều sau.

● Lau chùi bàn thờ trước khi cúng rằm. Trong quá trình lau chùi bạn không được tuỳ ý động chạm hoặc di chuyển về bát hương, bài vị trên bàn thờ vì như vậy sẽ làm kinh động tới chỗ trú ngụ của các vị thần.

● Cần tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn và nên chuẩn bị sẵn đĩa hoa quả đặt lên trên bàn thờ và thắp nén hương để thông báo cho tổ tiên và các vị thần linh xin phép được lau dọn.

● Chuẩn bị các lễ vật cần thiết để cúng rằm. Những lễ vật này chủ yếu là từ tâm của bạn, tuy nhiên cần phải đảm bảo được những lễ vật cơ bản dâng lên thờ cúng vào ngày rằm.

● Khi thắp hương phải ăn mặc thật chỉnh tề, không mặc quần đùi hoặc áo cộc tay vì như vậy sẽ đang bất kính với tổ tiên, các vị thần linh.

● Khi khấn cần phải liền mạch và thành tâm nhất để thể hiện được sự tôn trọng của mình với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh.

Cần lau dọn bàn thờ kỹ càng trước khi cúng ngày rằm tháng

Cần lau dọn bàn thờ kỹ càng trước khi cúng ngày rằm tháng

Qua những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã nắm được kỹ hơn về các bài văn khấn ngày rằm. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn thực hiện cúng rằm được chuẩn nhất để thu hút tài lộc, may mắn và cầu mong sức khoẻ dồi dào cho gia đình mình.