0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Tại sao bàn thờ bằng gỗ được ưu tiên lựa chọn trong các gia đình Việt?

Những lý do người Việt sử dụng bàn thờ bằng gỗ. Tìm hiểu loại gỗ nào thường được sử dụng để làm bàn thờ?

Hình ảnh đại diện trong trong văn hóa thờ cúng của người Việt là chiếc bàn thờ bằng gỗ đang hiện hữu trong hàng ngàn gia đình Việt. Có thể nói, những chiếc bàn thờ đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người Việt. 

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tại sao những chiếc bàn thờ lại chủ yếu được làm bằng gỗ mà không phải là những vật liệu khác như kim loại hay kính. Cũng như là nguồn gốc của những chiếc bàn thờ bằng gỗ bắt nguồn như thế nào.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bàn thờ bằng gỗ và giúp bạn trả lời câu hỏi lại sao các gia đình ưu tiên sử dụng bàn thờ bằng gỗ.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Những mẫu bàn thờ gỗ đẹp nhất hiện nay tại Lôi Phong

1. Ưu nhược điểm của chất liệu gỗ

Gỗ thực sự là lựa chọn tốt để thiết kế đồ nội thất nói chung và chiếc bàn thờ nói riêng. Bởi gỗ là nguyên vật liệu thân thuộc, có nhiều ưu điểm và tồn tại xung quanh chúng ta.

1.1. Ưu điểm

Khi thiết kế một đồ vật, một công trình thì điều đầu tiên được quan tâm tới là chất liệu để cấu thành sản phẩm, công trình đó. Cũng như vậy, từ xa xưa con người đã có ý thức trong việc lựa chọn những nguyên liệu có đặc điểm chắc chắn để xây dựng nhà cửa và nội thất. Trong đó, gỗ là một nguyên vật liệu sáng giá bởi có số lượng lớn và độ bền lại cao.

Bàn thờ gỗ rất phổ biến tại Việt Nam

Bàn thờ gỗ rất phổ biến tại Việt Nam

Hơn nữa, gỗ là nguyên vật liệu cực kì thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng nên có được ưa chuộng cao và phổ biến rộng rãi. 

Gỗ có thể chịu được nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt và ít bị giãn nở do nhiệt. Ngoài ra, gỗ mềm nên có thể dễ chế tác, dễ tạo ra nhiều kiểu dáng đẹp. Cấu trúc gỗ chắc, bền và chịu lực tốt. Nên dễ dàng tạo nên những món đồ nội thất đẹp, bền, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nhược điểm và cách khắc phục

Tuy vậy, gỗ cũng có nhiều nhược điểm về hình dạng, màu sắc, độ bền,.. mà những sản phẩm xuất phát từ thiên nhiên thường có. Ví dụ như có nhiều khuyết tật tự nhiên hoặc có cấu trúc gồ ghề. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục được bằng các kỹ thuật xử lý gỗ hiện nay.

Do bắt nguồn từ tự nhiên nên gỗ dễ dàng thu hút các loại sinh vật như mối mọt làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Vấn đề này thường được giải quyết bằng việc sử dụng hóa chất, giúp tăng tuổi thọ của các sản phẩm từ gỗ.

Mặc dù có độ giãn nở do nhiệt thấp nhưng thời gian để giãn nở của gỗ lại cao, gỗ dễ bị cong vênh trong quá trình sấy và phơi khô. Vì vậy, quy trình chế biến yêu cầu thợ lành nghề với chuyên môn cao. Đặc biệt, gỗ là loại nguyên liệu cực kì dễ bắt lửa nên cần lưu ý tránh lửa và những chất dễ gây cháy.

2. Tại sao sử dụng bàn thờ bằng gỗ mà không dùng các chất liệu khác

Theo quan niệm xa xưa, bàn thờ kết nối giữa thế giới tâm linh với hiện tại, giữa ông bà tổ tiên với con cháu. Theo quan điểm tâm linh, gỗ là chất liệu từ thiên nhiên, lại là chất liệu đã từng có sự sống, thậm chí có cả linh hồn. Mạch gỗ giống như mạch kết nối giữa âm và dương. Nên được sử dụng để làm bàn thờ. 

Bàn thờ ở Việt Nam hầu hết là bàn thờ gỗ

Bàn thờ ở Việt Nam hầu hết là bàn thờ gỗ

Còn theo tiêu chuẩn thiết kế đồ nội thất, thì người ta lựa chọn gỗ làm bàn thờ thay vì những nguyên liệu khác bởi hai ưu điểm chính của chúng: tính thẩm mỹ và độ bền cao

Một chiếc bàn thờ bằng gỗ được tạo thành bởi hai yếu tố: vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo. Vẻ đẹp tự nhiên có từ những đường vẫn có sẵn, mùi thơm của tự nhiên và cả những đặc điểm riêng. Trong khi đó, vẻ đẹp nhân tạo là những tinh hoa được tạo ra dưới bàn tay của những nghệ nhân làm gỗ. Bên cạnh đó, chúng còn mang cả chất lịch sử, chất thời đại mà vẫn giữ được sự thiêng liêng cần có.

Độ bền của gỗ có thể đo đếm đến hàng trăm năm, cùng với khả năng chịu lực tốt. Vậy nên đây là một chất liệu phù hợp đối với loại sản phẩm yêu cầu tính bền vững có thể tồn tại lâu đời. Hơn thế nữa, gỗ là nguyên vật liệu đa dạng về chủng loại và số lượng trong tự nhiên, tạo điều kiện cho việc khai thác và ứng dụng trở nên thuận lợi.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Cách lập bàn thờ Quan Công trong nhà

3. Một số loại gỗ thích hợp để lập bàn thờ

Vì tồn tại nhiều trong tự nhiên ở nhiều điều kiện đất đai cùng khí hậu, gỗ cũng hình thành đa dạng, nhiều chủng loại. Vì vậy, phải lựa chọn kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng loại gỗ nào để làm bàn thờ. Sau đây là một số loại gỗ thường gặp để làm bàn thờ:

3.1. Bàn thờ gỗ thông

Gỗ thông có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, thường được sử dụng để làm bàn thờ thiên chúa. Chúng có một số đặc điểm nổi bật như nhẹ, mềm nên dễ chạm khắc, phù hợp cho bàn thờ treo vì dễ bắt ốc, vít. Ngoài ra còn có khả năng hút ẩm và chịu lực rất tốt.

3.2. Bàn thờ gỗ hương

Gỗ hương có mùi hương tự nhiên rất thơm. Kết cấu gỗ  lại chắc, nặng và cứng. Nên độ co ngót của gỗ hương cực thấp, cộng với tinh dầu tỏa hương tự nhiên nên có khả năng chống mối mọt cao. 

Đặc biệt, khối gỗ hương tự nhiên có kích thước khá to nên ít khi phải ghép gỗ để đóng bàn thờ, tăng cường độ gắn kết, hạn chế cong vênh, rạn nứt tối đa. Do đó, gỗ hương thường được sử dụng để đóng tủ thờ, có tuổi thọ cao đến hàng trăm năm.

3.3. Bàn thờ bằng gỗ gụ

Gỗ gụ có họa tiết là các đường vân gỗ thẳng tự nhiên, chất gỗ mịn, chắc, càng dùng càng bóng nên rất được ưa chuộng làm đồ nội thất và đồ thờ. Bàn thờ gỗ gụ có độ bền cực cao nhờ khả năng chống mối mọt tự thân của gỗ. 

Bàn thờ gỗ gụ

Bàn thờ gỗ gụ

3.4. Bàn thờ gỗ dổi

Người ta sử dụng bàn thờ bằng gỗ dổi bởi loại gỗ này khá nhẹ, lại dễ chạm khắc. Gỗ dổi cũng có tính thẩm mỹ cao với đường vân đồng đều, chất gỗ rất ít bị co ngót. Hơn nữa, gỗ dổi có mùi thơm nhẹ nhàng tương tự gỗ hương, gỗ trầm mà lại có giá rẻ hơn. Nên càng được ưa chuộng. Gỗ dổi cũng có khả năng chống mối tự nhiên mà không cần ngâm hóa chất nên độ bền càng cao. 

 

3.5. Bàn thờ gỗ tràm

Gỗ tràm là một loại gỗ quen thuộc và phổ biến được trồng nhiều ở Việt Nam. Gỗ tràm có thân to, rất dẻo dai và ít bị cong vênh nên thích hợp để đóng cả tủ thờ và bàn thờ treo. Ngoài ra do được trồng công nghiệp nên giá thành phù hợp với nhiều người. 

3.6. Bàn thờ gỗ mít

Gỗ mít là loại gỗ nhẹ, trồng phổ thông ở Việt Nam. Chất gỗ cứng, ít bị cong vênh và mối mọt. Khi chạm khắc có mùi hương nhẹ, giống như mùi gỗ trầm. Gỗ có màu vàng sang trọng, để lâu có màu nâu sẫm đỏ tự nhiên, rất thẩm mỹ.

Ngoài ra, với người Việt, gỗ mít còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt: Gỗ mít có khả năng trừ tà và tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển. Nên đặc biệt được người Việt ưa chuộng dùng làm bàn thờ từ xưa đến nay.

Hiện nay, bàn thờ gỗ mít nổi tiếng nhất về độ bền cực kỳ cao, có tính thẩm mĩ và giá thành phải chăng. Bàn thờ gỗ mít là một sự lựa chọn được đánh giá cao ở nhiều hộ gia đình

Để tham khảo thêm các mẫu bàn thờ bằng gỗ với mẫu mã hiện đại, chất lượng cao với giá thành hợp lý, mời bạn tham khảo tại trang web: https://loiphong.vn/. Đồ thờ Lôi Phong là đơn vị chuyên cung cấp các loại bàn thờ với đa dạng mẫu mã. Đi kèm với đó là dịch vụ tư vấn lắp đặt bàn thờ chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tối đa để hoàn thiện không gian thờ cúng chuẩn phong thủy, đảm bảo thẩm mỹ cho căn hộ của gia đình.

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!