Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Quan Vũ là ai? Sự thật ít ai biết về Ngài

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Quan Vũ là nhân vật có thật trong lịch sử, có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Trung Quốc và khu vực Đông Á. Hình tượng của Quan Vũ được khắc họa chi tiết trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong nhiều loại hình nghệ thuật như chèo, kịch, tuồng, phim ảnh,...Nếu bạn chưa biết gì về người đứng đầu “Ngũ hổ” nhà Thục Hán thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây của loiphong.vn

1. Quan Vũ là ai?

Quan Vũ là ai?

Quan Vũ là ai?

Quan Vũ được biết đến nhiều với tên gọi là Quan Công, tên tự là Vân Trường, là một trong ba huynh đệ kết nghĩa vườn đào cùng với Lưu Bị và Trương Phi. Cũng như Trương Phi, Quan Vũ đi theo phò tá huynh trưởng Lưu Bị, là cánh tay đắc lực của Lưu Bị và là người đứng đầu “Ngũ hổ tướng” nước Thục.

Quan Vũ là người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vân Thành, tỉnh Sơn Tây). Quan Vũ được mọi người yêu thích bởi tính cách trung nghĩa, hào kiệt cũng như khả năng chiến trận. Ông có võ công phi thường, một mình địch trăm người, lập được nhiều chiến công oanh liệt. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quang Vũ là vị tướng mà Tào Tháo luôn khao khát muốn có nhưng vì tính trung dũng nên Quan Vũ nhất định không chị, chỉ một lòng một dạ với huynh trưởng.

2. Hình ảnh Quan Vũ trong văn học và truyền thuyết dân gian

Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” miêu tả Quan Vũ cao chín thước (tức hơn 2 mét), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Hình ảnh Quan Công luôn gắn liền với Thanh Long yển nguyệt nặng 82kg (tính theo đơn vị đo thời Hán) tương đương 49,2kg thời nay. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, La Quán Trung khắc họa hình tượng Quan Vũ như một biểu tượng bậc nhất của lòng hào hiệp, tinh thần trượng nghĩa, sự trung thành cùng tài năng võ nghệ siêu quần.


Hình ảnh Quan Vũ trong văn học và truyền thuyết dân gian

Hình ảnh Quan Vũ trong văn học và truyền thuyết dân gian

Với sự cộng hưởng của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” nhân vật Quan Vũ trong dân gian trở nên thần thánh hóa. Quan Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi không chỉ ở Trung Quốc mà còn có ở Việt Nam và nhiều nước Đông Á. Dựa theo thống kê của các sử gia, Quan Vũ là nhân vật lịch sử được phong nhiều danh hiệu nhất Trung Quốc.

Năm 1763, vua Càn Long đời nhà Thanh còn tôn Quan Vũ làm “Sơn Tây Quan Phu Tử”, trở thành nhân vật duy nhất sau Khổng Tử được phong danh hiệu Phu Tử. Năm 1914, thời Trung Hoa dân quốc, Quan Vũ được thờ chung cùng với Nhạc Phi - “Vũ liệt trung thần” bậc nhất lịch sử Trung Quốc ở Võ miếu.

Quan Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi

Quan Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi

Tóm lại, hình ảnh Quan Vũ trong văn học dân gian và truyền thuyết là một vị tướng tài ba, giữ vị trí tối tượng, gần như là một, là duy nhất, vượt xa các vị tướng hay nhà quân sự công danh hiển hách có thực trong lịch sử Trung Hoa. Các sử gia Trung Quốc đều có chung một nhận định sau khi nghiên cứu về người đứng đầu “Ngũ hổ” đó là dũng cảm phi thường, sức định vạn người, giữ tín, trung thành nhưng lại kiêu ngạo, tự phụ nên có những sai lầm về chiến lược làm ảnh hưởng đến kế hoạch định thiên hạ của nhà Thục Hán.

>>> XEM NGAY: Những mẫu tượng Quan Vũ đẹp nhất hiện nay tại Lôi Phong

3. Sự thật ít ai viết về người đứng đầu “Ngũ hổ” Quan Vũ

3.1. Cả đời đánh trận, Quan Vũ chém chết bao nhiêu tướng?

Cả đời đánh trận, Quan Vũ chém chết bao nhiêu tướng?

Cả đời đánh trận, Quan Vũ chém chết bao nhiêu tướng?

Có rất nhiều chi tiết về Quan Vũ được La Quán Trung thêu dệt, hư cấu thậm chí là “thần thành hóa” trong “Tam quốc diễn nghĩa”. Điều đáng chú ý nhất đó chính là số lượng đại tướng phía đối thủ bị Quan Vũ c.h.é.m. Theo thống kế trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, Vũ đã c.h.é.m 16 đại tướng khi giao tranh. Cụ thể:

● Trình Viễn Chi - Tướng khởi nghĩa Khăn Vàng

● Hoa Hùng - Tướng Đổng Trác

● Quản Hợi - Dư đảng Khăn Vàng

● Tuân Chính - Tướng của Viên Thuật

● Xa Trụ - Tướng của Tào Tháo ở Từ Châu

● Nhan Lương - Tướng Viên Thiệu ở Bạch Mã

● Văn Xú - Tướng Viên Thiệu ở Diên Tân

● Khổng Tú ở ải Đông Lĩnh

● Mạnh Thản ở Lạc Dương

● Hàn Phúc ở Lạc Dương

● Biện Hỉ ở Nghi Thủy

● Tân Kỳ ở Hoạt Châu

● Sái Dương ở Cổ Thành

● Hạ Hầu Tồn ở Tương Dương

● Dương Linh - Tướng của Hàn Huyền ở Trường Sa.

Trong 16 vị tướng tử trận dưới tay Quan Vũ kể trên thì chỉ có duy nhất Nhan Lương được sử sách ghi nhận là do Quan Vũ c.h.é.m. Tam Quốc chí chép: “Tháng 4 năm 200, Tào Tháo dẫn Quan Vũ và Trương Liêu đi cứu Bạch Mã; mặt khác lại chia quân ra Diên Tân để phân tán sự chú ý của Viên Thiệu. Quả nhiên, Thiệu đã tăng cường thêm quân cho Diên Tân mà không chú ý tới Bạch Mã. Tào Tháo nhân lúc đó đột ngột thúc quân đánh mạnh ở Bạch Mã. Quan Vũ ra trận, giết chết mãnh tướng Nhan Lương, giải vây cho thành Bạch Mã”.

15 nhân vật còn lại thì có tới 11 là hư cấu còn 4 người khác không phải bị giết chết bởi đao của Quan Vũ gồm có Hoa Hùng (sử ghi bị Tôn Kiên bắt giết), Xa Trụ (là quan văn và bị giết bởi Lưu Bị), Văn Xú (chết trong đám quân loạn) và Sái Dương (tử trận khi giao tranh với Lưu Bị tại Nhữ Nam). Bên cạnh đó, trong trận chiến ở Phàn Thành, Quan Vũ từng bắt sống Bàng Đức ở Khoái Khẩu sau đó c.h.é.m đ.ầ.u tướng này. Đây là một sự kiện có thật trong lịch sử Trung Quốc.

Tóm lại, cả đời chinh chiến quả Quan Vũ chỉ  c.h.é.m đ.ầ.u 2 tướng là Nhan Lương và Bàng Đức. Sau này, con trai của Bàng Đức là Bàng Hội theo Chung Hội - Đặng Ngải đánh Thục, tiến thẳng Thành Đô, giết sạch gia tộc họ Quan.

3.2. Ngựa xích thố và Thanh Long Yển Nguyệt của Quan Vũ

Trong “Tam quốc diễn nghĩa” Thanh Long Yển Nguyệt là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình bán nguyệt, trên đao có khắc hình rồng, nặng 82kg. Mỗi khi Quan Vũ xuất trận và c.h.é.m kẻ thù đao thường có sắc xanh. Từ các đặc điểm về hình dáng nên đao được đặt tên là Thanh Long Yển Nguyệt.

Thanh long đao của Quan Vũ thực ra là do La Quán Trung hư cấu. Loại vũ khí này đến thời Đường mới xuất hiện. Chính sử không ghi chép cụ thể về vũ khí mà Quan Vũ sử dụng khi ra trận.

Ngựa xích thố của Quan Vũ

Ngựa xích thố của Quan Vũ

Ngựa xích thố “ngày đi vạn dặm” của Lã Bố, sau thuộc về Tào Tháo là có thật. Nhưng việc Tào Tháo đem tặng ngựa xích thố cho Quan Vũ và từ đó trở thành người bạn đồng hành của Vũ trong chiến trận là hoàn toàn hư cấu.

3.3. Quan Vũ thu phục Hoàng Trung ở Trường Sa

Trận chiến này hoàn toàn không có thực, Quan Vũ và Hoàng Trung chưa từng giao chiến và cũng không có chuyện Vũ dùng nhân nghĩa để thu phục Hoàng Trung. Theo sử sách ghi lại, chính Hoàng Trung là người khuyên thái thú Trường Sa - Hàn HUyền không đánh mà hàng Lưu Bị.

3.4. Con của Quan Vũ là ai?

Theo tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” La Quán Trung có viết Quan Vũ gặp được Quan Bình rồi nhận làm con nuôi ở hành trình “Qua năm ải chém sáu tướng”. Dĩ nhiên, đây là sự kiện hư cấu. Quan Bình đúng là con của Quan Vũ nhưng là con ruột và là trưởng nam, con thứ là Quan Hưng. Tháng Chạp năm 219, sau khi để mất Kinh Châu, hai cha con Vũ bị bộ tướng của Phan Chương bắt sống tại Lâm Thư và bị hành quyết tại chỗ.

Quan Vũ còn có một người con gái tên là Quan Phụng. Quang Phụng còn được biết đến với tên gọi là Quan Ngân Bình. Không chỉ có dung mạo xinh đẹp, Quan Phụng còn thừa hưởng phần lớn uy phong của cha như cưỡi ngựa, đánh võ, dùng thương đao, cái gì cũng giỏi nên ái nữ nhà họ Quan được gọi là “Hổ nữ”.

“Hổ nữ” Quan Phụng

“Hổ nữ” Quan Phụng

Quan Phụng - Quan Ngân Bình chỉ xuất hiện thoáng qua trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” ở hồi thứ 73 nên không được mô tả một cách rõ ràng mà chỉ biết đến với chi tiết cha nàng - Quan Vũ từ chối lời cầu hôn từ Đông Ngô. Với tài năng xuất chúng, Quan Phụng được Gia Cát Lượng truyền dạy binh pháp từ nhỏ và trở thành vị tướng tiên phong trong chiến dịch Nam Trung, dẹp loạn Mạnh Hoạch.

Khác với Tam quốc diễn nghĩa, theo lịch sử ghi chép lại thì Quan Vũ có 3 người con ruột, 2 trai và 1 gái.
 

>>> Tiết lộ: Những bí mật ít ai biết về Gia Cát Lượng

3.5. Cái chết của Quan Vũ

Cái chết của Quan Vũ là đả kích lớn đối với Lưu Bị, Lưu Bị đã không kiểm soát được cảm xúc, nhất thời hồ đồ đem quân đánh Đông Ngô. Kết quả, thù không báo được mà còn thất bại thê thảm, Thục Hán cũng từ đó mà sụp đổ diệt vong.

Thảm kịch “đầu lìa khỏi cổ” của người đứng đầu “Ngũ Hổ” có liên quan đến tính cách của ông. Ngay từ thời trẻ, Quan Vũ rất căm ghét văn nhân, sĩ phu và quan chức triều đình. Ngay cả khi ở trên đất Thục Hán ông cũng có thái độ thù hằn để đối xử với những người bạn đồng liên có thiên hướng nho nhã tri thức. Vì thế, ông đã tự tạo cho mình rất nhiều kẻ thù.

Cái chết của Quan Vũ

Cái chết của Quan Vũ

Nguyên nhân cho cái chết “tức tưởi” của Quan Vũ xuất phát từ việc ông từng sỉ nhục Tôn Quyền một cách thậm tệ. Lúc bấy giờ, Tôn Quyền vô cùng ngưỡng mộ Quan Vũ muốn con trai kết thân với con gái của Quan Vũ. Thế nhưng Quan Vũ đã từ chối thẳng thừng bằng câu “Hổ nữ thì sao có thể lấy khuyển tử”. Ở đây, Quan Vũ vì con gái mình là giống nòi của hổ dữ hùng mạnh, cao quý còn con trai Tôn Quyền là tép riu, không xứng để lấy con gái ông.

Chỉ vì một câu nói đầy ngụ ý, Quan Vũ đã khiến Tôn Quyền cảm thấy nhục nhã, ghi hận trong lòng. Đó cũng chính là lý do Tôn Quyền xuống tay không thương tiếc, giết chết Quan Vũ.



Với các thông tin trên đây về Quan Vũ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website loiphong.vn

Viết bình luận của bạn
Danh mục