0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Phật là ai? Những điều tốt đẹp mà Đức Phật mang đến chúng sanh

Phật là người mà có hoàn toàn các phẩm chất tích cực và đã loại bỏ đi được những phẩm chất tiêu cực. Trước khi đạt tới cảnh giới giác ngộ, Phật cũng như là một người bình thường

Trong cuộc sống của chúng ta vẫn thường hay nhắc đến Phật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Phật là ai và những điều tốt đẹp mà Đức Phật đã mang đến cho chúng sanh. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngài.

1. Phật là ai?

Phật là người mà có hoàn toàn các phẩm chất tích cực và đã loại bỏ đi được những phẩm chất tiêu cực. Trước khi đạt tới cảnh giới giác ngộ, Phật cũng như là một người bình thường. Việc giác ngộ được xem như một việc giúp thức tỉnh con người, khi mà con người đã trải qua sự chuyển hóa toàn diện về mặt tâm linh, chuyển từ trạng thái mê mờ sang trạng thái thức tỉnh. Phật chính là người đã đạt tới đỉnh cao nhất của quá trình tu dưỡng, trưởng dưỡng tâm linh và có đủ tỉnh táo để có thể nhận biết được bản chất thật của thực tại.

Hiểu theo một ý nghĩa đơn giản, trong Phật Giáo có dạy rằng tất cả chúng ta đều sinh sống trong một màn sương mờ mờ, ảo ảo và đã được sinh ra từ các nhận thức sai lầm, có lẫn tạp chất, tham lam, sân, si. Phật chính là người đã giúp tiêu diệt đi màn sương mù đó.

Đức Phật trong lịch sử là Phật Thích Ca Mâu Ni hay còn được gọi là Đức Phật Cồ Đàm. Ngài đã sống cách đây khoảng 2.600 năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên ngài cũng không phải là một Đức Phật đầu tiên và sẽ không phải là Đức Phật cuối cùng.

Theo thuyết giảng của ngài cho rằng, trong khoảng thời gian dài của thời đại này, sẽ có khoảng 1000 vị Phật toàn giác thuyết giảng về Phật Giáo. Theo kinh sách của Phật Giáo, vị Đức Phật thứ nhất, thứ hai và thứ ba chính là Câu Lưu Tôn Phật. Tiếp theo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật tiếp theo là Phật Di Lặc.

Đức Phật không phải là Chúa Trời, Thần Linh hay Đấng Tối Cao. Ngài cũng không phải là đáng sáng tạo ra vũ trụ, cũng không phải là đấng toàn năng ban phúc, giáng họa tới con người. Phật chính là người đã giác ngộ và luôn thấu hiểu về sự thật, chân lý. Ngài đã mang những chân lý đó để truyền đạt tới những người khác, giúp cho mọi chúng sinh tu tập, trưởng dưỡng tâm linh và giác ngộ được như ngài. Nhờ vào năng lực giác ngộ mà vị Phật mang hiểu biết toàn tri và có khả năng thấu đạt vạn pháp để từ đó mang tới nhiều lợi ích cho chúng sinh.

Phật là người đã giác ngộ, thấu hiểu được sự thật và chân lý, mang chân lý đó truyền đạt tới chúng sinh

Phật là người đã giác ngộ, thấu hiểu được sự thật và chân lý, mang chân lý đó truyền đạt tới chúng sinh

2. Tổng hợp 10 danh hiệu cao quý của Đức Phật

Bên cạnh danh hiệu là Phật mà chúng ta thường hay nghe thì Phật còn có các danh hiệu khác. Cụ thể là:

2.1. Như Lai

Trong hồng danh Như Lai, từ  Như mang ý nghĩa là sự bất động, bất biến và không bị thay đổi, từ Lai có ý nghĩa là đến. Như Lai có ý nghĩa là chỉ Đức Phật đã đến với cuộc đời chúng sinh nhưng Ngài không hề rời tự tính bất động, tâm của ngài luôn an trụ ở khắp pháp giới. Ngài đã đến với cuộc đời để thực hiện những thiện hạnh và mang lợi ích cho chúng sinh.

Mặc dù cuộc đời ngũ trược ác nhưng vẫn không thể làm lay động được tâm của Ngài. Ngài vẫn an trụ trong tự tính tâm, vẫn có vô số công hạnh. Không phải chỉ một lần mà Ngài đến với chúng sinh rất nhiều lần và đã tái sinh liên tục. Thế nhưng ở đời nào, kiếp nào Ngài vẫn an trụ tự tính bất động.

Như Lai là một danh hiệu cao quý của Đức Phật

Như Lai là một danh hiệu cao quý của Đức Phật

2.2. Ứng Cúng

Ứng mang ý nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, còn Cúng có nghĩa là cúng dàng. Biệt Danh Ứng Cúng có ý nghĩa là đây là bậc xứng đáng nhận những vật phẩm cúng dưỡng đến từ chúng sinh. Việc cúng dàng Đức Phật không quan trọng là phẩm vật có số lượng nhiều hay ít mà cần phải có tâm chí thành. Kể cả trường hợp không có đủ điều kiện kinh tế nhưng chỉ với một đóa hoa dâng Phật với tâm thành kính thuần khiết thì nó cũng sẽ giúp người dâng tích lũy thêm được nhiều công đức.

Cùng xem video nói về sự tích của Đức Phật:

2.3. Chính Biến Tri

Chính có nghĩa là chân chính, biến có nghĩa là cùng khắp và Tri có nghĩa có nghĩa là thấy biết. Biệt danh Chính Biến Tri được hiểu là vị Phật ấy có thể thấy biết như thật và chân chính. Cái biết của Đức Phật được xem là chân chính bởi Ngài đã giác ngộ được chân lý và toàn bộ những quy luật ở trên thế gian.

Mặc dù những quy luật này đã xuất hiện từ muôn thuở nhưng chưa có ai có thể nhận ra cho tới khi Đức Phật khai thị thuyết giảng.

2.4. Minh Hạnh Túc

Minh có ý nghĩa là trí tuệ, Hạnh là hạnh phúc, phúc đức, Túc là sự đầy đủ. Minh Hạnh Túc sẽ có ý nghĩa ám chỉ về một bậc thầy có đầy đủ cả trí tuệ và phúc đức.

Với trí tuệ mà Đức Phật có được có khả năng nhìn xuyên thấu được cả chân lý và sự thật. Nhờ vào trí tuệ này Ngài đã tận tình cứu khổ, cứu nạn, giúp cho chúng sinh được thoát khỏi bể khổ và đây được xem là Phúc Đức của Phật.

Minh Hạnh Túc ý chỉ vị Phật có đầy đủ cả trí tuệ và phúc đức

Minh Hạnh Túc ý chỉ vị Phật có đầy đủ cả trí tuệ và phúc đức

2.5. Thiện Thệ

Thiện có ý chỉ sự khéo, Thệ ý chỉ đi trong ba cõi. Thiện Thệ biểu hiện cho một bậc khéo đi trong ba cõi.

Chúng sinh thường hay bị nghiệp lực dẫn dắt và bị đẩy vào ba cõi, luôn bị trói buộc và mất đi sự tự do. Còn Đức Phật thì luôn chủ động dựa theo nguyện lực để đản sinh vào cõi đời ác trược. Ngài cũng không bị trói buộc, luôn tự tại đi trong ba cõi để hóa độ cho chúng sinh.

2.6. Thế Gian Giải

Giải ý chỉ sự hiểu biết, giải thích tượng tận của vấn đề. Thế Gian Giải mang ý nghĩa chỉ Phật luôn có sự hiểu biết và ngài luôn giải thích tường tận về mọi điều của thế gian. Ngài không bị giới hạn hay gặp phải bất kỳ chướng ngại nào.

Nếu như người ở thế gian đến hỏi Đức Phật những vấn đề liên quan tới kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hay những vấn đề về hôn nhân, gia đình thì Ngài sẽ giải thích một cách tường tận, chỉ bảo rõ ràng, cặn kẽ nhất. Không có bất cứ điều gì mà Ngài không biết được.

2.7. Vô Thượng Sĩ

Danh hiệu Vô Thượng Sĩ được chia là 2 phần là Vô Thượng ý chỉ không có gì hơn và Sĩ ý chỉ nội đức được tu ở bên trong, tích góp thiện hành từ đời này sang đời khác. Đức Phật sẽ giúp lan tỏa ra được các từ trường thanh cao, an bình và thoát tục, thoát khỏi 8 mối bận tâm trong thế gian đó chính là mong đợi để được lợi lộc, luôn có sự lo sợ bị thua thiệt, luôn mong được lạc thú, lo sợ sẽ khổ đau, luôn mong lừng danh, lo sợ bị ghét bỏ, mong được khen ngợi và lo bị quở phạt.

Đức Phật là một bậc có trí tuệ toàn trí, có khả năng thấu đạt vạn pháp nên Ngài đã có danh xưng là Vô Thượng Sĩ.

Danh hiệu Vô Thượng Sĩ ý chỉ Bậc có trí tuệ toàn trí và có khả năng thấu đạt vạn pháp

Danh hiệu Vô Thượng Sĩ ý chỉ Bậc có trí tuệ toàn trí và có khả năng thấu đạt vạn pháp

2.8. Điều Ngự Trượng Phu

Điều Ngự ở đây có nghĩa là khả năng điều phục và chế ngự chính bản thân. Có thể làm chủ được hoàn toàn tâm đức và nhận thức của bản thân mình.

Trượng Phu ý chỉ những người mang tâm hồn to lớn, quảng đại, có ý chí xuất trần và vô cùng hoàn hảo.

2.9. Thiên Nhân Sư

Thiên có ý nghĩa là trời, Nhân có nghĩa người và Sư có nghĩa là thầy. Thiên Nhân Sư mang ý nghĩa chỉ Phật chính là một bậc thầy vĩ đại của cả cõi trời và cõi người.

2.10. Phật Thế Tôn

Phật ý chỉ giác giả, Bậc đã đạt được tới sự giác ngộ viên mãn. Thế Tôn là Bậc đã được người đời luôn tôn trọng, quý mến, tôn kính bậc nhất.

Phật Thế Tôn ý nghĩa là Bậc đã tu hành, giác ngộ viên mãn và luôn nhận được sự tôn quý, kính trọng bậc nhất của người đời.

3. Hình tượng Phật phổ biến trong văn hóa Việt Nam

Để thể hiện được lòng thành kính tuyệt đối với Phật bạn nên hiểu rõ về từng ý nghĩa của Đức Phật. Dưới đây là 4 hình tượng Phật phổ biến trong văn hóa Việt Nam như sau:

3.1. Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là Sidhartha, tên của Ngài có ý nghĩa là người khởi phát một tấm lòng nhân từ, một tâm hồn an yên, tĩnh lặng và ngài là người tìm và khai sáng đạo Phật.

Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua nhiều kiếp cần khổ tu hành và đã hy sinh thân mạng để lăn xả vào cuộc đời đầy đau khổ, cứu độ chúng sinh, giúp mưu cầu hạnh phúc, an vui cho con người. Nhắc đến Ngài người đời sẽ nghĩ ngay tới công lao đã cứu hóa con người, giúp con người thoát khỏi được sự lầm thân và phổ độ cho chúng sinh, soi đường, chỉ lối giúp chúng sinh tìm được lối thoát ra khỏi bể khổ và đau buồn.

Biểu tướng của Ngài thường xuất hiện là nhục đỉnh khế ở phía đỉnh đầu, đôi mắt của ngài khép hờ ¾. Trên đảnh đức xuất hiện cục thịt nổi và được gọi là nhục khế, đây là biểu tượng cho trí tuệ hoàn hảo.

Phật Thích Ca Mâu Ni là người khởi phát cho tấm lòng nhân từ, tâm hồn an yên, tĩnh lặng

Phật Thích Ca Mâu Ni là người khởi phát cho tấm lòng nhân từ, tâm hồn an yên, tĩnh lặng

3.2. Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là Phật Bà Quan Âm. Bồ Có nghĩa là Bồ Đề đã giác ngộ về nỗi khổ của chúng sinh. Tát có nghĩa là tình cảm nhân ái. Bồ Tát mang ý nghĩa là thể hiện tấm lòng từ bi, cao thượng song song cùng với trí tuệ.

Biểu tướng Phật Bà Quan Âm có gương mặt hiền hậu, từ tốn, nhìn vào có thể cảm nhận rõ ràng được nép đẹp an lành. Trên tay trái có cầm bình cam lô và tay phải cầm thêm bình dương liễu. Bình cam lô chứa nước từ bi, chỉ cần tưới ở đây là có tình thương ở đó, nó giúp làm mát và dịu đi đau khổ của chúng sanh, mang tới tâm hồn luôn thanh tịnh. Quán Thế Âm Bồ Tát biểu tượng cho điềm lành, tấm lòng từ bi và sự hướng thiện, giúp giải trừ tai ách, mang tới bình an cho chúng sanh.

Theo như kinh sách nhà Phật, Bồ Tát là một vị Phật có quyền lực cao thứ 2 chỉ sau Phật Tổ. Vì vậy khi gặp vận nạn, quỷ dữ, đao kiếm con người thường cầu xin thần lực và tấm lòng từ bi của Phật để giúp vượt qua gian nan. Đồng thời Quán Thế Âm Bồ Tát có tính nữ nên cũng được nhiều phụ nữ hiếm muộn con hay niệm tên Ngài để được ban phước lành và cứu vớt.

Quán Thế Âm Bồ Tát biểu tượng cho điềm lành, tấm lòng từ bi, hướng thiện

Quán Thế Âm Bồ Tát biểu tượng cho điềm lành, tấm lòng từ bi, hướng thiện

3.3. Phật A Di Đà

Phật A Di Đà còn được gọi là Vô Lượng Thọ mang ý nghĩa chỉ tuổi thọ và công đức của Ngài không gì có thể đo lường được. Ngài chính là hiện thân của cứu khổ, cứu nạn, luôn hướng tới chúng sinh, sẵn sàng đón đợi và cứu vớt chúng sinh thoát khỏi mọi muộn phiền, đau buồn. Từ đó thức tỉnh con người có thể nhận ra các chân lý sống tốt đẹp, thoát khỏi mọi bể ái và quay về với Đức Phật.

Phật A Di Đà là hiện thân của cứu khổ, cứu nạn, cứu vớt chúng sinh khỏi đau khổ, muộn phiền

Phật A Di Đà là hiện thân của cứu khổ, cứu nạn, cứu vớt chúng sinh khỏi đau khổ, muộn phiền

3.4. Phật Di Lặc

Biểu tướng của Phật Di Lặc là một vị hòa thượng mập mạp, có đầu trọng, miệng luôn cười rộng và mặc áo phanh ngực, đi đâu cũng mang theo một bao tải lớn. Ngài là biểu tượng cho tính hỷ xả.

Bất kể ai khi nhìn vào Ngài đều thấy một gương mặt hiền hậu, nụ cười tươi giúp mang tới sự an yên, niềm vui và hạnh phúc cho chúng sanh. Đây chính là những mong cầu lớn nhất của những người hiểu Phật Pháp khi mang ngài tới bên cạnh của mình.

Phật Di Lặc mang tới sự an yên, niềm vui và hạnh phúc cho chúng sinh

Phật Di Lặc mang tới sự an yên, niềm vui và hạnh phúc cho chúng sinh

4. Những điều tốt đẹp mà Đức Phật mang tới cho chúng sanh

Đức Phật đã mang tới cho chúng sanh nhiều điều tốt đẹp. Nếu suy ngẫm và làm theo lời Phật dạy bạn sẽ thấy tâm rất an lạc.

Tình yêu có thể hàn gắn được tất cả: Bởi theo Đức Phật, hận thù không thể làm chấm dứt được hận thù mà chỉ có tình yêu giữa con người với con người mới hóa giải được hận thù, đây là một quy luật bất biến.

Hãy sống cho hiện tại: Phật nói để có một cơ thể và trí óc khỏe mạnh thì không nên nghĩ về quá khứ và lo lắng về tương lai, hãy sống hết mình với những giây phút ở hiện tại.
Hiểu được người khác là khôn ngoan, hiểu được chính mình mới là thông tuệ.

Hiểu được người khác là khôn ngoan, hiểu được chính mình mới là thông tuệ.

Hãy cẩn thận với mỗi lời nói của mình: Bởi lời nói vừa có sức mạnh hủy diệt lại cũng có sức mạnh hàn gắn vết thương.

Trải nghiệm của bản thân là bộ lọc cuối cùng: Đức Phật dạy đừng tin ngay vào những gì mà người khác đã nói với mình. Dù cho đó có là người đức cao vọng trọng hay người mình yêu quý, tin tưởng nhất. Hãy quan sát, phân tích và tìm hiểu và tự đưa ra kết luận theo bản thân.

Sự thật rồi cuối cùng cũng sáng tỏ: Theo Đức Phật có 3 thứ không thể giấu giếm được lâu đó là mặt trời, mặt trăng và sự thật. Vì vậy khi bị người khác hiểu lầm thì đừng vội tức giận, đừng sốt ruột, sẽ có lúc sự thật tự xuất hiện và nó sẽ giải thích giúp bạn.

Đừng tức giận, hãy tha thứ cho người khác: Tha thứ cho người khác chính là cách tốt nhất để giải thoát cho bản thân tránh khỏi sự phiền muộn và gánh nặng.

Hãy chọn bạn mà chơi: Đức Phật khuyên con người nên đối xử hòa nhã với tất cả mọi người. Khi chọn bạn phải có sự chọn lựa khôn ngoan. Bởi với một người bạn xấu và thiếu sự chân thành thì nó còn đáng sợ hơn cả một loài ác thú.

Hãy biết ơn tất thảy mọi thứ trên đời: Với mỗi trải nghiệm của cuộc sống đều mang những tác động tích cực nhất định tới mỗi người, cho ta bài học quý giá hoặc vô giá. Vì vậy bạn hãy biết ơn, thay vì thất vọng, oán trách hay bực bội.

Sự bình yên tới từ bên trong đừng phí công đi tìm nó: Theo Đức Phật bình yên đến từ tâm trí mỗi người chứ không phải do ai mang đến.

Học theo lời Phật dạy để hưởng cuộc sống an yên và tốt đẹp nhất

Học theo lời Phật dạy để hưởng cuộc sống an yên và tốt đẹp nhất

Qua đây chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Phật là ai và biết được những lời Đức Phật dạy để thực hiện và có được cuộc sống tốt đẹp, an yên nhất. Ngày nay tượng Đức Phật đang được rất nhiều người lựa chọn để thờ trong gia đình.

Nếu bạn muốn mua tượng Phật đẹp, phù hợp với nhu cầu sử dụng hãy truy cập vào website loiphong.vn hoặc liên hệ cho hotline 096.393.7586 để được tư vấn chi tiết nhé.