Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến câu nói “Luật nhân quả không chừa một ai” hay “Đời có vay có trả” xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống. Nhiều người thường hay than thở cuộc sống của họ tại sao mãi không khá lên được, chỉ toàn là buồn phiền, bất công và khó khăn. Phải chăng đây là những điều mà họ phải nhận được do trong quá khứ tạo quá nhiều nghiệp? Nghiệp từ luật nhân quả mà ra, vậy nhân quả là gì? Cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé.
1. Giải đáp luật nhân quả là gì?
Theo nghĩa Hán Việt, nhân quả được ví như những hạt giống mới nảy mầm và quả được tạo ra sau quá trình phát triển. Cũng như trong cuộc sống của chúng ta, nhân biểu hiện cho hành động, quả thể hiện kết quả của quá trình thực hiện hành động đó.
Nếu ta gieo nhân tốt đẹp ở hiện tại, chắc chắn trong tương lai ta sẽ gặt hái được những quả ngon ngọt. Ngược lại, nếu ta gieo nhân xấu trong hiện tại, quả hái được trong tương lai chắc chắn sẽ là quả xấu quả thối. Người ta còn gọi đó là nghiệp phải trả cho hành động sai trái trong quá khứ.
Luật nhân quả xảy ra theo một vòng tròn nhất định. Con người cứ tạo ra nhân rồi lại gặt hái quả mà chẳng bao giờ ngừng lại được. Đã bao giờ bạn thắc mắc là tại sao đều là con người với nhau nhưng trong cuộc sống lại có người được sống trong giàu sang, hạnh phúc.
Còn có những kẻ lại phải sống một cuộc đời đau khổ, nghèo nàn chưa? Vì sao có người vừa sinh ra đã lành lặn, đẹp đẽ, còn có người sinh ra lại xấu số khuyết tật, nhan sắc xấu tệ? Nguyên nhân chính của những thắc mắc này đều xuất phát từ luật nhân quả.
Hãy nhớ rằng một khi đã gieo nghiệp thì dù có trải qua trăm năm hay ngàn kiếp sau vẫn không thoát khỏi được. Bạn làm điều xấu sẽ phải chịu nghiệp suốt đời, đến khi không trả nổi sẽ để lại đời con cháu của bạn.
Giải đáp luật nhân quả là gì?
2. Tìm hiểu nguồn gốc của luật nhân quả trong Phật giáo
Theo Phật giáo, luật nhân quả chính là phép tắc. Nó được quy định bởi những hoạt động tự nhiên. Nhờ đó có thể quân bình và giữ được an toàn trật tự của tất cả các hành tinh trong vũ trụ. Nếu không có sự quản lý của luật nhân quả này, các hành tinh sẽ trở nên bị đảo lộn, mất trật tự. Con người và muôn vật sống trong các hành tinh này sớm muộn cũng sẽ bị tiêu diệt hết.
Bạn đừng nhầm lẫn luật nhân quả là do con người hay đáng tạo hóa tạo ra và quy chế. Nguồn gốc của nhân quả chính là do các hoạt động được tổ chức theo quy luật vận hành tự nhiên của vạn vật.
Sự xuất hiện của hành vận chuyển này đã tạo thành rất nhiều duyên mới. Qua thời gian, những duyên mới này lại tiếp tục kết hợp với nhau để tạo ra duyên khác. Cứ như thế sanh ra nhiều duyên mới mà không bao giờ dừng lại.
Nguồn gốc sinh ra vạn vật chúng là sự tiếp tục vận hành này sanh duyên này chứ không phải đấng tạo hóa nào như nhiều người vẫn nhầm lẫn. Một số nơi còn giải thích sự vận hành chính là sự sinh diệt tự nhiên của vạn vật. Những vật mới xuất hiện trong vũ trụ lại tiếp tục vận hành để tạo ra những môi trường sống mới phù hợp với chúng.
Tìm hiểu nguồn gốc của luật nhân quả trong Phật giáo.
3. Mối quan hệ giữa nhân và quả là gì?
Bạn có thắc mắc tại sao lại gọi là luật nhân quả không? Thật ra, nhân và quả có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với nhau. Bởi trong nhân có chứa quả và trong quả cũng có chứa nhân. Theo lẽ thường, nhân như thế nào sẽ sinh ra quả như thế đó.
Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn. Bạn chỉ cần nhìn qua hạt cam là có thể biết được sau này khi lớn lên, nó sẽ mọc thành cây cam và cho ra những quả cam ngon ngọt, mọng nước. Đồng thời, khi ta nhìn hoặc thưởng thức những quả cam này, bạn cũng sẽ biết được nó được tạo ra từ hạt giống cam.
Cũng giống như con người, khi bạn nhìn thấy một người có nhân tốt như siêng năng, chăm chỉ, tốt bụng, cần cù, bạn sẽ đoán được quả mà họ nhận được chắc chắn là cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Ngược lại, nếu nhìn vào cuộc sống của một người thấy nghèo khó, đau khổ, bệnh tật, bạn sẽ biết được nhân của họ trước đây chỉ toàn làm những việc xấu xa, gây ra nhiều tội lỗi với nhiều người.
Mối quan hệ giữa nhân và quả là gì?
4. Tìm hiểu quá trình hình thành từ nhân đến quả
Theo luật nhân quả mà Phật giáo đã dạy, thời gian nhân hình thành quả không giới hạn. Có thể chậm và cũng có thể nhanh tùy theo tính chất của sự việc và nhân duyên của mỗi người. Tuy nhiên, luật nhân quả luôn diễn ra theo một quy luật chung. Nhờ có các yếu tố phụ tác động vào quá trình này mà có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thành quả.
Ví dụ để một cây cam ra quả, thường tốn mất khoảng 3 năm. Tuy nhiên, người trồng là một người lười biếng, không dành thời gian chăm sóc, bón phân, dọn cỏ thường xuyên nên tới bốn năm sau cam mới kết quả.
Yếu tố phụ tác động ở đây chính là quá trình chăm sóc, bón phân cho cây, hay còn gọi là góp duyên vào nhân. Những yếu tố này khi tác động vào câu đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của câu.
Còn đối với con người, nếu một người chuyên làm chuyện xấu xa, ác động và họ chưa kịp nhận quả thì được người thâm khuyên nhủ hoàn lương. Đây là yếu tố tác động vào thời gian nhận quả. Do đó, quả báo và nghiệp tạm thời chưa đến và có thể kiếp sau họ mới nhận. Nếu cải thiện tốt, có thể quả báo sẽ được tiêu biến.
Tìm hiểu quá trình hình thành từ nhân đến quả.
5. Tổng hợp bốn luật nhân quả trong năng đoạn kim cương
Có thể chúng ta đã từng nghe đến luật nhân quả nhưng hầu hết mọi người chỉ dừng lại ở mức độ biết chứ chưa hiểu hết về nó. Thực tế, không phải ai cũng hiểu và biết cách áp dụng hiệu quả nhân quả vào cuộc sống của mình. Vì đây không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo bốn luật nhân quả trong năng đoạn kim cương dưới đây:
● Quy luật quả táo đến từ những hạt táo: Tức là khi bạn mong muốn đạt được điều gì, hãy gieo chính xác điều đó. Ví dụ, nếu bạn muốn được nhiều người yêu quý, giúp đỡ, bạn hãy làm y như vậy với những người khác.
● Quy luật hạt nhỏ lớn thành cây to: Trong thực tế, những điều mà bạn nhận được sẽ luôn lớn hơn những gì mà bạn gieo nhân.
● Quy luật đã gieo chắc chắn sẽ phải gặt: Một khi đã gieo nhân dù tốt hay xấu, chắc chắn trong tương lai bạn sẽ nhận được quả tương ứng với nó.
● Quy luật không gieo ắt sẽ không gặt: Rõ ràng rồi, nếu chỉ cầu mong mà không gieo hạt giống, không nuôi trồng thì làm gì có quả để cho bạn gặt.
Tổng hợp bốn luật nhân quả trong năng đoạn kim cương.
6. Top 4 cách áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống để thành công
Sau khi đã hiểu nhân quả là gì rồi, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào cuộc sống để tìm kiếm những điều tốt đẹp đến với mình, tránh xa những điều không tốt.
Top 4 cách áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống để thành công.
6.1 Người sẵn sàng cho đi sẽ nhận được nhiều phúc đức
Phật đã dạy ta rằng, một khi đã quyết định cho đi, đừng bao giờ để suy nghĩ thiệt hơn chi phốt cái tân. Hãy nhớ rằng cho đi sẽ được nhận lại, thậm chí còn nhận được nhiều hơn. Bởi ở đời có quy luật nhân quả, ông trời sẽ luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Nếu hôm nay, bạn san sẻ yêu thương cho người khác, ngày mai khi bạn khó khăn, hoạn nạn, chắc chắn bạn sẽ nhận yêu thương, giúp đỡ từ họ. Cuộc sống luôn là vậy, nếu dùng cái tâm để hành động, bạn sẽ thấy cuộc đời luôn tươi đẹp và lạc quan.
Người sẵn sàng cho đi sẽ nhận được nhiều phúc đức.
6.2 Giúp đỡ người khác có ngày gặp được quý nhân
Giúp đỡ người khác chính là đang giúp đỡ chính bản thân. Khi bạn sẵn sàng cho đi, sẽ có lúc được đền đáp xứng đáng. Giúp đỡ là hành động luôn được hoan nghênh và khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người gặp phải khó khăn khi đi đưa ra quyết định giúp đỡ.
Có người còn phải tính toán xem sẽ được gì khi giúp đỡ người khác. Những người này dù có giúp đỡ cũng sẽ không gặp được quý nhân bởi họ không dùng cái tâm để hành động. Trong cuộc sống, không phải ta đang sống một mình mà là sống chung với rất nhiều người. Vậy nên, hà cớ gì bạn phải tự thân vượt qua tất cả?
Khi nhiều người góp sức lại, sức mạnh này sẽ rất khó để bẻ gãy. Vì vậy, đừng quay lưng khi người khác cần giúp đỡ. Chúng ta ai cũng có lúc gặp khó khăn, thử thách nên đừng bỏ mặc họ trong những lúc hoạn nạn nên đừng bỏ mặc họ. Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Biết đâu bạn cũng sẽ gặp phải hoàn cảnh tương tự vậy?
Giúp đỡ người khác có ngày gặp được quý nhân.
6.3 Người biết đủ và thỏa mãn với cuộc sống đang có sẽ nhận được nhiều niềm vui
Biết phấn đấu, tham vọng là tốt nhưng không nên quá tham lam. Bạn không nên cố gắng giành giật những thứ vốn không phải của bạn. Hãy đặt ra cho mình một giới hạn cụ thể để tránh phạm những sai lầm phải trả giá đắt trong tương lai. Danh lợi, vật chất luôn có sức hấp dẫn lớn nhưng nó không thể tồn tại mãi cùng bạn được.
Nếu bạn cứ mãi chạy theo nhưng danh lợi này, sớm muộn gì cũng bị rơi vào vòng tròn luẩn quẩn, mãi không thể thoát ra được. Kết quả mà bạn nhận được là đánh mất niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Hãy ghi nhớ luật nhân quả và sống sao cho đúng với lương tâm của mình nhé.
Người biết đủ và thỏa mãn với cuộc sống đang có sẽ nhận được nhiều niềm vui.
6.4 Sống trên đời phải biết nói hai từ cảm ơn và xin lỗi
Cảm ơn và xin lỗi chính là cách ứng xử văn hóa cơ bản mà ai cũng cần biết. Khi có ai đó giúp đỡ bạn hoặc chỉ là có ý định giúp, hãy vui vẻ nói lời cảm ơn với họ. Hoặc khi gây lỗi với người khác, đừng ngần ngại mà nói lời xin lỗi chân thành với họ. Sẽ chẳng mất gì nhưng bạn đang tạo duyên tác động vào nhân để quả bớt xấu hơn đấy.
Sống trên đời phải biết nói hai từ cảm ơn và xin lỗi.
Trong luật nhân quả, nhân một khi đã được tạo ra mãi mãi không thể thay đổi được. Thứ duy nhất có thể thay đổi được chính là duyên. Nếu lỡ làm việc xấu trong quá khứ, hãy tích cực làm điều thiện, điều tốt để giảm nghiệp. Còn nếu bạn vẫn đang gieo nhân tốt, hãy cứ tiếp tục như vậy để nhận được những quả ngọt trong tương lai nhé.