Nguyễn Công Trứ là một “công trung thế quốc” một ông quan, tướng lĩnh “trung quân” với triều đình. Ông còn là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học nửa đầu thế kỷ 19
Nguyễn Công Chứ là một người “văn võ song toàn” không chỉ giỏi về quân sự mà còn nổi tiếng về kinh tế. Bên cạnh đó, ông còn là nhà thơ giữ vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam; thơ văn của ông mang sắc thái thời đại rõ rệt. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vị quan “ngông” dưới ba đời vua, quý bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây của loiphong.vn
1. Nguyễn Công Trứ là ai? Quê ở đâu?
Nguyễn Công Trứ là ai? Quê ở đâu?
Nguyễn Công Trứ hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, sinh ngày 1 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19/12/1778. Nguyễn Công Trứ quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho học, cha là Nguyễn Công Tuấn đậu cử nhân năm 24 tuổi, làm đến chức Tri Phủ còn mẹ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, người Sơn Nam.
Nguyễn Công Trứ là người ham học, thông minh, có chí nên lập được nhiều công lớn, giữ nhiều vị trí quan trọng trong triều đình. Dù ở vị trí nào, ở đâu thì Nguyễn Công Trứ vẫn luôn là một trung thần, là người dám nghĩ dám làm, dám sống, dám vượt lên “tầm mức và khuôn thước” của thời đại. Nhắc tới Nguyễn Công Trứ là người ta nghĩ ngay tới phong cách ngang tàng, tự do tự tại.
2. Tiểu sử và cuộc đời Nguyễn Công Trứ
Gia thế Nguyễn Công Trứ là một thi thư thế phiệt, khoa giáo danh giá, đầy đủ trung thần liệt nữ, đạo cương, sáng chói vùng đất Hồng Sơn Lam Thủy.
Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã sống trong cảnh nghèo khó nhưng luôn nuôi ý chí giúp đời, lập công danh, sự nghiệp. Năm 28 tuổi, khi vua ra Bắc làm lễ tấn phong, ông ra đã đón xa giá nhà vua để dâng “Thái Bình Thập Sách” nhằm hiến kế phò nước an dân.
Năm 1819, Nguyễn Công Trứ thi đỗ Giải Nguyên, làm quan dưới triều Nguyễn.
Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán (1820) sau đó ông giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ rồi Thị lang Bộ Hình (1826)
Đến năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng chức Dinh điền sứ. Năm 1832, ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm ông được chức làm Tham tri Bộ Binh giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An.
Năm 1836, sau khi dẹp loạn, ông được phong làm Binh Bộ Thượng thư, biểu “Lao năng khả tưởng”
Năm 1840, Nguyễn Công Trứ giữ chức Tả Đô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây.
Năm 1841, vua cử Tham tán Quân sự, trấn Tây Cao Miên
Năm 1842, Giáng chức Binh Bộ Lang trung và giữ chức Tuần vũ An Giang
Năm 1844, Khai phục Binh Bộ Tham tri
Năm 1845, sau một năm giáng chứng được cử làm Chủ sự Bộ Hình, Án sát Quảng Ngãi.
Năm 1847, vua phong Thừa Thiên Phủ doãn
Năm 1857, liên quân Pháp - Bồ nổ súng xâm lược, Nguyễn Công Trứ dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn xung phong ra trận, đánh đuổi quân xâm lược.
Tiểu sử về Nguyễn Công Trứ
Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn gặp không ít thăng trầm, có lúc làm tướng, làm tổng đốc Hải An nhưng cũng có lúc làm một anh lính ở biên cương. Trong 28 năm làm quan thì ông bị giáng chức và cách chức 5 lần.
Cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có 2 điểm đáng chú ý:
● Là người kiên quyết bảo vệ trật tự xã hội phong kiến nên ông có nhiều công trạng đối với nhà Nguyễn trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa (chủ yếu của nông dân) chống lại triều đình.
● Ngược lại, trong khoảng thời gian làm Dinh điền sứ ở Thái Bình và Ninh bình ông đã chiêu mộ nông dân lưu vong ở các nơi đến khai khẩn đất hoang ở hai tỉnh, lập nên hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình)
Hai việc này khi mới nhìn vào thì có vẻ trái ngược nhau nhưng trong nhận thức, thâm tâm thì Nguyễn Công Trứ nghĩ rằng việc làm của ông là trên vì vua, dưới vì dân.
Ngày 14/11 năm Mậu Ngọ, tức ngày 7/12/1858, Nguyễn Công Trứ mất, 81 tuổi. Triều đình đã tổ chức chịu tang với lời điếu của vua ban “Tả hữu nghi văn nghi võ/ Tử sinh danh tướng danh thần”.
3. Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của người say mê hoạt động. Với lý tưởng cao cả, ông để lại sự nghiệp lẫy lừng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
3.1. Về chính trị
Nguyễn Công Trứ hết lòng phụng sự triều đình
Trong 28 năm làm quan, giữ nhiều chức vụ khác nhau, với lý tưởng của một người quân tử Nho giáo, Nguyễn Công Trứ hết lòng phụng sự triều đình, luôn yêu thương nhân dân. Đối với thôn xã, ông đã đưa ra năm quy ước để hướng nhân dân vào trong khuôn khổ, mọi người tự có ý thức đối với mình trong làng xã; biết yêu thương và bảo vệ nhau.
Đồng thời,ông cũng đã đề nghị lên triều đình và vua Nguyễn rất nhiều vấn đề trong đó có năm bản điều trần với mục đích cải cách xã thôn để nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, tăng cường dân vệ.
3.2. Về quân sự
Nguyễn Công Trứ là một nhà quân sự tài ba, nhắc tới ông không thể không nhắc đến nghệ thuật thủ dụ nhân dân, giúp triều đình “an dân”. Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Nguyễn Công Trứ đã cầm quân, dẹp loạn các cuộc khởi nghĩa của nông dân tiêu biểu là khởi nghĩa của Phan Bá Vàng (1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833),...
Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858) khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, dù đã 80 tuổi nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn xin vua cho đi đánh giặc.
3.3. Về kinh tế
Sự nghiệp kinh tế của Nguyễn Công Trứ như một kỳ tích, thu về được nhiều thắng lợi. Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh nên 2 huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven biển tỉnh Quảng Yên, Hải Dương.
Vào những năm cuối thập niên 1820, ông đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn để nâng cao trình độ dân trí và lưu thông hàng hóa. Những thắng lợi trong lĩnh vực kinh tế của Nguyễn Công Trứ giúp cho nhân dân có đời sống ấm lo.
3.4. Về văn chương
Nguyễn Công Trứ sáng tác hàng trăm bài thơ khác nhau, hiện còn lưu giữ 150 tác phẩm
Nguyễn Công Trứ là người có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều nhưng hiện nay chỉ còn lưu giữ khoảng 150 tác phẩm. Sự nghiệp văn chương, thơ phú của ông vô cùng độc đáo. Thơ của ông mộc mạc, chân thành, phóng túng, không theo bất kỳ một khuôn mẫu có sẵn nào. Đó là nơi ký thác tâm hồn, gửi gắm “chí nam nhi, nợ tang bồng”.
Thơ ca của ông tập trung chủ yếu vào các chủ đề như chí nam nhi, cảnh nghèo và thái nhân tình hay triết lý hưởng lạc. Có những câu thơ chỉ nhắc tới thôi là người ta cũng nghĩ ngay tới ông:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
hay
“Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”
Nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đó là bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” - tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. Bài thơ thể hiện rõ cuộc đời làm quan tâm trầm của ông; mặt khác còn cho thấy sự ngất ngưởng, cái “ngông” của bậc dũng tướng.
Nguyễn Công Trứ có nhiều đóng góp cho thể hát nói
Ông cũng là người có nhiều đóng góp mới mẻ cho văn học với thể hát nói. Từ những bài hát ả đào, Nguyễn Công Trứ đã mở rộng và nâng lên thành thể thơ trào phúng và được ví là người mở màn cho thể hát nói.
4. Nơi thờ Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ được triều đình phong tước hiệu là Uy viễn tướng công, được đánh giá là con người kinh bang tế thế, văn võ song toàn, từ đánh giặc, khai hoang lập ấp cho tới chánh chủ khảo trường thi, hội chủ hát ả đào,...việc gì ông cũng trọn vẹn với một tư thế ung dung. Vậy nên, có người kính phục và gọi ông là “Hoàng Độc Thi Nhân” (Đào Tấn) hay như lời nói của giáo sư Lê Thước “Nước ta có một bậc vĩ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có được một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm, nên tượng đồng bia đá hay sao”?
Nơi thờ Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ
Quần thể khu di tích Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ được chia làm hai phần gồm khu mộ và nhà thờ lưu niệm. Khu mộ của ông đặt tại thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang được người dân Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) cùng con cháu dòng họ xây dựng năm 1868. Cách phần mộ khoảng 400m là khuôn viên nhà thờ, rộng khoảng 2.000m2, nằm bên tỉnh lộ 22, thuộc thôn Lam Thủy xã Xuân Giang. Nơi đây được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia năm 1991.
Bên phải là nhà thờ là nhà bia, nền làm bằng đá, xung quanh dựng 4 cột gỗ. Bốn mặt bia ghi tiểu sử, công trạng của Nguyễn Công Trứ bằng tiếng Việt - Anh - Pháp - Hoa. Nơi đây, chính quyền địa phương thường tổ chức nhiều buổi biểu diễn ca trù, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Hàng năm, khu di tích đón hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thắp hương, thăm quan,...
Nơi đây thu hút rất đông khách tham quan
Nguyễn Công Trứ là một nhân vật kiệt xuất, nhà chính trị giỏi, nhà quân sự thao lược, nhà kinh tế tài năng, bậc vĩ nhân kinh bang, tế thế,...Người ta thường gọi ông là một nhà nho, nhà thơ tài tử, vị quan thanh liêm, chính trực nhưng đúng hơn phải gọi ông là một nhà tư tưởng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Hàng năm cứ đến ngày 14/11 - 16/11 âm lịch, người dân Kim Sơn tỉnh Ninh Bình lại tổ chức lễ hội đền Nguyễn Công Trứ để ghi nhớ công ơn của ông.