Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Gỗ Thông

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Gỗ Thông là một trong những loại nguyên liệu rất quen thuộc đối với cuộc sống của con người. Đặc biệt nó được ứng dụng rộng rãi trong việc thiết kế và sản xuất các đồ nội thất, đồ dùng dân dụng. Vậy loại gỗ này thuộc vào nhóm mấy và có tốt hay không? Để có câu trả lời chi tiết và rõ ràng nhất Lôi Phong sẽ chia sẻ tới bạn thông qua bài viết sau đây.

1. Đặc điểm nổi bật của gỗ Thông

Gỗ Thông là loại gỗ được lấy từ cây thông với tên tiếng anh đó là Pinaceae. Nguồn gốc của cây Thông bắt đầu từ Bắc bán cầu, sau đó đã được nhân giống và trồng nhiều tại các vùng ôn đới và cận nhiệt ở nhiều nước trên thế giới, sau đó có Việt Nam.

Tại nước ta loài cây này phân bố rộng rãi ở các tỉnh Bắc Bộ và khu vực Tây Nguyên. Cây thân gỗ to lớn, mọc thẳng đứng, to và tròn nên giúp cho việc cắt xẻ được dễ dàng hơn. Đồng thời tốc độ tăng trưởng của cây thông này rất nhanh chóng nên nó được xem như một trong những nguồn nguyên liệu được cung cấp thường xuyên và có tính ổn định về nguồn cung cấp cao hơn so với nhiều dòng gỗ tự nhiên khác.

Cây thông khi sinh trưởng và phát triển tốt sẽ cho kích thước của phần thân đạt chiều cao trung bình tầm 30 - 35m. Thân gỗ tròn, thẳng và có chứa nhiều nhựa. Đồng thời lớp vỏ ở bên ngoài còn mang màu đỏ nhạt và dễ tạo nên những vết nứt xuất hiện theo dọc thân cây.

Theo thống kê đã được ghi chép lại, tuổi thọ của cây gỗ Thông rất cao lên tới 100 đến 1000 năm nếu chúng được sinh trưởng và phát triển ở điều kiện tốt và không bị khai thác. Thế nhưng thực tế hiện nay gỗ Thông đang được khai thác rất nhiều, vì vậy tuổi thọ ước tính của nó sẽ khoảng 30 năm.

Cây gỗ Thông với thân thẳng tắp, to tròn và sinh trưởng nhanh

Cây gỗ Thông với thân thẳng tắp, to tròn và sinh trưởng nhanh

2. Gỗ Thông thuộc vào nhóm mấy?

Dựa vào bảng phân loại về các loại gỗ hiện nay tại Việt Nam thì gỗ Thông được xếp và nhóm IV. Đây là nhóm chỉ gỗ mềm, dễ dàng thi công, có khả năng bám keo và bám đinh tốt. Chính nhờ vào tính ứng dụng này gỗ Thông ngày càng được lựa chọn nhiều hơn so với các dòng gỗ nhập khẩu khác.

Dòng gỗ này thuộc vào nhóm IV dựa trên bảng phân loại gỗ tự nhiên của Việt Nam

Dòng gỗ này thuộc vào nhóm IV dựa trên bảng phân loại gỗ tự nhiên của Việt Nam

3. Gỗ Thông có những ưu và nhược điểm gì?

Gỗ Thông đang rất được ưa chuộng trên thị trường gỗ tự nhiên hiện nay. Vì thế để hiểu rõ nhất về dòng gỗ này bạn cần nắm được những ưu và nhược điểm sau đây.

3.1. Ưu điểm

Gỗ Thông mang tới nhiều ưu điểm vượt trội có thể điểm qua đó là:

● Đây là dòng gỗ có nhiều nhựa nên sau khi khai thác nhựa vẫn được giữ trong thân lâu. Điều này sẽ giúp cho các tấm gỗ hạn chế được tình trạng côn trùng hay mối mọt ăn mòn.

● Vân gỗ thưa, không nhiều nhưng rất rõ nét giúp tạo nên vẻ đẹp bắt mắt và tăng thêm tính thẩm mỹ cho thành phẩm.

● Màu sắc của gỗ trung tính không quá đậm và không quá nhạt. Nhờ đó nó sẽ giúp toát lên được tính hiện đại và sang trọng nhất.

● Trọng lượng của gỗ nhẹ, thân gỗ tương đối mềm giúp cho quá trình thi công được dễ dàng hơn.

● Khả năng bám dính của gỗ cũng rất cao nên khả năng bắt đinh ốc hay bắt vít của gỗ Thông cũng rất tốt.

● Đây là dòng gỗ thân thiện và an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.

● Giá thành của sản phẩm phải chăng, không quá đắt đỏ như nhiều loại gỗ quý khác. Có nhiều loại gỗ Thông còn có mức giá rẻ mà ai cũng có thể sở hữu được.

Trọng lượng của gỗ nhẹ, thân gỗ mềm giúp việc thi công được dễ dàng

Trọng lượng của gỗ nhẹ, thân gỗ mềm giúp việc thi công được dễ dàng

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên bạn cũng nên nắm được các nhược điểm nhất định đó là:

● Thân gỗ mềm nên rất dễ xảy ra tình trạng bị trầy xước và dễ hình thành các vết lõm bởi cốt gỗ tương đối mềm.

● Khả năng chịu lực của gỗ không cao, không chịu được sự tác động của các yếu tố ngoại lực tốt như gỗ sồi, gỗ Hương, gỗ Trắc, gỗ Sưa…

● Bề mặt của gỗ cũng thường xuyên xuất hiện các mắt đen khiến cho tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng nhiều.

Thân gỗ mềm nên dễ gây ra tình trạng bị trầy xước

Thân gỗ mềm nên dễ gây ra tình trạng bị trầy xước

4. Phân loại gỗ Thông chi tiết nhất hiện nay

Gỗ Thông được chia thành mấy loại chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng gỗ khác nhau. Dưới đây là một số loại gỗ Thông phổ biến nhất mà bạn nên biết.

4.1. Gỗ Thông trắng

Dòng gỗ Thông này ngày nay được ứng dụng rất nhiều trong việc thi công đồ nội thất bởi vân gỗ màu trắng độc đáo và đẹp mắt giúp bạn dễ dàng thiết kế và gia công được nhiều món đồ hơn. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt gỗ Thông trắng với các loại gỗ khác là chúng có nhiều mắt, đối với từng mắt sẽ mang tới một vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt.

Loại gỗ này có dát gỗ mang màu trắng nhạt và phần tâm lại mang màu đỏ. Những đường vân gỗ hiện rõ nét và không có nhiều. Đặc biệt đây là dòng gỗ mang tính kháng khuẩn trong tự nhiên rất tốt và có giá thành phải chăng nên được nhiều người quan tâm tới.

Gỗ Thông trắng với màu trắng nhạt và phần tâm có màu đỏ

Gỗ Thông trắng với màu trắng nhạt và phần tâm có màu đỏ

4.2. Gỗ Thông vàng

Gỗ Thông vàng có những dát gỗ mang màu vàng óng, đường vân đều và bắt mắt. Khả năng chịu nhiệt của gỗ rất lớn nên khi sử dụng trong thiết kế gia công nội thất sẽ có độ bền cao và toát lên được vẻ đẹp hiện đại, tinh tế.

Điểm đặc trưng của dòng gỗ này nằm ở mùi hương riêng biệt, gỗ toả hương thơm nhẹ nhàng nhất là vào ban đêm. Khi sử dụng các sản phẩm được làm từ gỗ này sẽ có cảm giác gần gũi và ấm áp nhất. Tuy nhiên gỗ Thông Vàng lại có nhược điểm là tính chống sâu mọt không cao. Chính vì thế gỗ thường được sơn PU trước khi tạo thành thành phẩm.

Gỗ Thông vàng với các dát gỗ màu vàng óng, đường vân đề đặn và bắt mắt

Gỗ Thông vàng với các dát gỗ màu vàng óng, đường vân đề đặn và bắt mắt

4.3. Gỗ Thông đỏ

Gỗ Thông đỏ có trọng lượng nặng hơn so với dòng gỗ vàng và gỗ trắng nên chất gỗ của nó sẽ được đánh giá cao hơn. Gỗ có màu sắc đỏ đặc trưng không chỉ giúp nổi bật cho không gian sử dụng mà còn có ý nghĩa phong thuỷ, giúp mang tới may mắn và tài lộc cho người sở hữu.

Khả năng chống sâu mọt và cong vênh của dòng gỗ này rất tốt bởi lớp nhựa ở bên trong nhiều và dày. Đồng thời gỗ còn có khả năng chống ẩm cao nên những sản phẩm được làm từ gỗ này sẽ có độ bền rất cao theo thời gian.

Mặc dù các thớ gỗ Thông đỏ không chứa nhiều tinh dầu giống với các dòng gỗ quý khác nhưng nhựa Thông cũng mang mùi thơm đặc trưng và dễ chịu. Với mùi hương này sẽ giúp tạo nên sự thoải mái và thư giãn nhất cho người dùng.

Gỗ Thông đỏ mang màu sắc đỏ đặc trưng và có khả năng chống mối mọt tốt

Gỗ Thông đỏ mang màu sắc đỏ đặc trưng và có khả năng chống mối mọt tốt

4.4. Gỗ Thông ghép

Gỗ Thông ghép chính là loại gỗ thông tự nhiên và được ghép lại từ nhiều loại khác nhau đã thông qua quá trình chống ẩm mốc và mối mọt. Sản phẩm này được tạo ra bởi gỗ nguyên khối và có độ bền khá cao nên ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong việc thiết kế và thi công đồ nội, ngoại thất. So với các loại gỗ tự nhiên thì gỗ Thông ghép sẽ có giá thành rẻ hơn phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng.

Gỗ cây Thông ghép là loại gỗ được ghép từ nhiều dòng gỗ Thông tự nhiên

Gỗ cây Thông ghép là loại gỗ được ghép từ nhiều dòng gỗ Thông tự nhiên

4.4. Gỗ Thông Pallet

Gỗ Thông Pallet ý chỉ những tấm gỗ thẳng tắp, dài và mỏng dẹt. Những tấm gỗ này sẽ được liên kết lại với nhau thông qua nhiều hình thức khác nhau như chằng dây, gắn keo hay đóng đinh. Khi đó nó sẽ tạo ra một mặt phẳng thường được sử dụng trong di chuyển và vận chuyển các mặt hàng, loại hàng khác nhau. Hiện nay loại gỗ này được ứng dụng phổ biến của các kho hàng, các đơn vị vận chuyển hay kho đóng hàng với khối lượng lớn và vận chuyển hàng hoá đi xa.

Dòng gỗ này có ưu điểm đó là dễ dàng gia công và chế tác dựa theo ý muốn, sở thích của từng người. Thông thường các kích thước gỗ Thông Pallet thường gặp tại Việt Nam đó là 1000x1200x1200mm. Bạn dễ dàng tái sử dụng hay chuyển đổi về mục đích sử dụng của loại gỗ này theo nhu cầu một cách dễ dàng. Đồng thời đây là chất liệu thân thiện với môi trường, kể cả khi mang đi đốt nó cũng không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Gỗ Thông Pallet với các tấm gỗ thẳng tắp, dài và mỏng

Gỗ Thông Pallet với các tấm gỗ thẳng tắp, dài và mỏng

5. Cách bảo quản gỗ Thông tốt nhất mà bạn nên biết

Khi nắm được cách bảo quản gỗ Thông sẽ giúp cho kéo dài tuổi thọ của gỗ hay những món đồ nội thất được làm từ gỗ. Không phải ai cũng biết cách bảo quản sao cho đúng nhất. Vì thế nộ dụng dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có được những giải pháp tốt nhất để cho gỗ Thông luôn duy trì về độ bền, tính thẩm mỹ trong thời gian dài sử dụng.

5.1. Cách bảo quản gỗ Thông để duy trì được độ bền và chất lượng của gỗ

Nếu bạn muốn kéo dài tuổi thọ gỗ và luôn duy trì được chất lượng tốt nhất thì đừng bỏ qua cách bảo quản dưới đây.

● Sử dụng các loại dầu như dầu hạt lanh hay dầu Tùng nhằm tạo ra một lớp nền bền, chắc để bảo vệ tốt nhất cho bề mặt của gỗ.

● Bịt kín gỗ bởi sơn mài, vecni hay sử dụng lớp phủ Polyurethane để gỗ không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.

● Sau khi gỗ được cắt xẻ bạn cần hoàn thiện và chống thấm cho gỗ, cùng với đó là kết hợp thêm chất trám vết ố để giữ được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ Thông.

Sử dụng dầu hạt lanh quét lên bề mặt của gỗ để tạo một lớp nền bền, chắc chắn

Sử dụng dầu hạt lanh quét lên bề mặt của gỗ để tạo một lớp nền bền, chắc chắn

5.2. Cách để gỗ Thông không bị thấm nước

Gỗ Thông là một dòng gỗ rất dễ bị thấm nước. Do đó để chống thấm nước cho gỗ bạn hãy thực hiện theo các cách sau:

● Nên sơn thêm một vài lớp keo nước lên phía trên mỗi miếng gỗ.

● Đánh lớp sơn lót vết bẩn hay gốc dầu vào từng phần của gỗ Thông để đảm bảo rằng bề mặt của gỗ sẽ được bao phù hoàn toàn.

● Nên ráp những mảnh gỗ Thông lại với nhau trong trường hợp cần thiết để gỗ không bị ngấm nước.

Qua chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã nắm được rõ hơn về gỗ Thông. Có thể thấy dòng gỗ này rất tốt giúp bạn tạo ra nhiều sản phẩm nội thất chất lượng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin của gỗ tự nhiên hãy truy cập ngay vào website Lôi Phong nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger