Chú Lăng Nghiêm được mệnh danh là “Vương miện của Đức Phật” nên được rất nhiều người lựa chọn để trì tụng hàng ngày. Khi trì tụng thần chú này thường xuyên sẽ tiêu trừ nghiệp chướng, giúp tâm an lạc, loại bỏ năng lượng tiêu cực.
Chú Lăng Nghiêm là thần chú uy lực nhất trong Phật giáo, chỉ cần tụng niệm một câu, một chữ, một hội hoặc một bài cũng khiến cho trời đất rung chuyển, quỷ thần than khóc. Vậy, Chú Lăng Nghiêm là gì mà uy lực đến thế? Tất cả sẽ được loiphong.vn giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin dưới đây.
1. Chú Lăng Nghiêm là gì?
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn được dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau
Chú Lăng Nghiêm là thần chú dài nhất và lâu đời nhất của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong một số sách Phật có viết rằng, Chú Lăng Nghiêm chưa được biết đến ở Tây Tạng nhưng một vài ghi chép khác lại chỉ ra loại Chú này có trong kinh điển Phật giáo Kim Cương Thừa, có liên quan tới trường phái Tangmi và Shingon.
Chú Lăng Nghiêm không những dài mà còn rất khó, đây là thần chú mà tất cả các tăng ni đều phải học thuộc. Dù dài và khó nhưng khi thành tâm tụng niệm thì sẽ thấy rất nhiều lợi ích. Đa số các chùa hiện nay đều tụng Chú Lăng Nghiêm vào khóa lễ sáng.
Chú Lăng Nghiêm gồm có 5 bộ, mỗi bộ một phương. Nếu hiểu được ý nghĩa, uy lực của Chú Lăng Nghiêm thì chắc chắn bạn là người có nhân duyên rất lớn, vạn kiếp mới có thể gặp.
Thần chú này được coi như “cốt tủy của nhà Phật”, nhờ có ánh sáng của Chú Lăng Nghiêm thì chánh pháp mới có thể tồn tại. Do đó, thần chú Lăng Nghiêm giữ vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người. Tụng niệm mỗi ngày sẽ tích được nhiều công đức, gia tăng trí tuệ, bảo vệ được chánh pháp trụ thế và vượt qua mọi thử thách.
2. Nội dung của Chú Lăng Nghiêm tiếng Việt
Nam mô Lăng Nghiêm Hội thượng Phật Bồ tát (đọc 3 lần)
Diệu trạm tổng trì bất động tôn, Thủ lăng nghiêm vương thế hy hữu, Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng, Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân, Nguyện kim đắc quả thành Bảo Vương, Hòan độ như thị hằng sa chúng, Tương thử thâm tâm phụng trần sát, Thị tắc danh vi báo Phật ân, Phục thỉnh thế tôn vị chứng minh,
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, Như nhất chúng sinh vị thành Phật, Chung bất ư thử thủ nê hoàn, Đại hùng đại lực đại từ bi, Hi cánh thẩm trừ vi tế hoặc, Linh ngã tảo đăng vô thượng giác, Ư thập phương giới tọa đạo tràng, Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong,
Thước ca ra tâm vô động chuyển. Nam mô thường trú thập phương Phật, Nam mô thường trú thập phương Pháp, Nam mô thường trú thập phương Tăng, Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, Nam mô Quan Thế Âm bồ tát, Nam mô Kim Cang Tạng bồ tát.
Nhĩ thời thế tôn, tùng nhục kế trung, dõng bá bảo quang, quang trung dõng xuất, thiên diệp bảo liên, hữu hoá Như Lai, tọa bảo hoa trung, đảnh phóng thập đạo, bá bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện, thập hằng hà sa, kim cang mật tích, kình sơn trì sử, biến hư không giới, đại chúng ngưỡng quan, úy ái kim bảo, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật, vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như-Lai.
2.1. Đệ nhất
Nam mô tát đa tha, tô già đa da a ra ha đế, tam-miệu tam bồ-đà-tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam. Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ. Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà, cu tri nẩm. Ta xá ra bà, ca tăng già nẩm.
Nam mô Lô kê A-la-hán đa nẩm. Nam mô tô lô đa ba na nẩm. Nam mô ta yết rị đà già di nẩm. Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm. Tam miệu già bà ra để ba đa na nẩm. Nam mô đề bà ly sắc nỏa. Nam mô tát đà da tỳ địa da đà ra ly sắc nỏa.
Xá ba noa yết ra ha, ta ha ta ra ma tha nẩm. Nam mô bạt ra ha ma ni. Nam mô nhơn đà ra da. Nam mô bà già bà đế Lô đà ra da. Ô ma bát đế, Ta hê dạ da. Nam mô bà già bà đế. Na ra dả noa da. Bàn giá ma-ha tam mộ đà ra. Nam mô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế, Ma ha ca ra da. Địa rị bác lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na, nê bà tất nê. Ma đát rị già noa. Nam mô tất yết rị đa da. Nam mô bà già bà đế. Đa tha già đa câu ra da. Nam mô bát đầu ma câu ra da.
Nam mô bạc xà ra câu ra da. Nam mô ma ni câu ra da. Nam mô già xà câu ra gia, Nam mô bà già bà đế, Đế rị trà du ra tây na, Ba ra ha ra noa ra xà da, Đa tha già đa da. Nam mô bà già bà đế. Nam mô A di đa bà da, Đa tha dà đa da, A ra ha đế, Tam miệu tam-bồ-đà da.
Nam mô bà già bà đế, A sô bệ da, Đa tha già đa da, A ra ha đế, Tam-miệu tam-bồ-đà da. Nam mô bà già bà đế, Bệ xa xà da, câu lô phệ trụ rị da, Bát ra bà ra xà da, Đa tha già đa da. Nam mô bà già bà đế, Tam bổ sư bí đa, Tát lân nại ra lặc xà da, Đa tha già đa da, A ra ha đế, Tam-miệu tam-bồ-đa da.
Nam mô bà già bà đế, Xá kê dã mẫu na duệ, Đa tha già đa da, A ra ha đế, Tam-miệu tam-bồ-đa da. Nam mô bà già bà đế, Lặc đát na kê đô ra xà da, Đa tha già đa da, A ra ha đế, Tam-miệu tam-bồ-đà da, Đế biều, nam mô tát yết rị đa, Ế đàm bà giá bà đa, Tát đác tha già đô sắc ni sam, Tát đác đa bát đác lam.
Nam mô a bà ra thị đam, Bác ra đế dương kỳ ra, Tát ra bà bộ đa yết ra ha, Ni yết ra ha yết ca ra ha ni, Bạt ra bí địa da sất đà nể, A ca ra mật rị trụ, Bát rị đát ra da nảnh yết rị, Tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, Tát ra bà đột sắc tra.
Đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, Giả đô ra thất đế nẫm, Yết ra ha ta ha tát ra nhã xà, Tỳ đa băng ta na yết rị, A sắc tra băng xá đế nẩm, Na xoa sát đác ra nhã xà, Ba ra tát đà na yết rị, A sắc tra nẩm, Ma ha yết ra ha nhã xà, Tỳ đa băng tát na yết rị, Tát bà xá đô lô nể bà ra nhã xà.
Hô lam đột tất phạp, nan giá na xá ni, Bí sa xá tất đác ra, A kiết ni ô đà ca ra nhã xà, A bát ra thị đa câu ra Ma ha bác ra chiến trì, Ma ha điệp đa, Ma ha đế xà, Ma ha thuế đa xà bà ra, Ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể,A rị da đa ra, Tỳ rị câu tri, Thệ bà tỳ xà da, Bạt xà ra ma lễ để, Tỳ xá lô đa.
Bột đằng dõng ca, Bạt xà ra chế hắc na a giá, Ma ra chế bà bát ra chất đa, Bạt xà ra thiện trì, Tỳ xá ra giá, Phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, Tô ma lô ba, Ma ha thuế đa, A rị da đa ra, Ma ha bà ra a bác ra, Bạt xà ra thương yết ra chế bà, Bạt xà ra câu ma rị, Câu lam đà rị.
Bạt xà ra hắt tát đa giá Tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, Khuất tô mẫu bà yết ra đá na, Bệ lô giá na câu rị da, Dạ ra thố sắc ni sam, Tỳ chiếc lam bà ma ni giá, Bạt xà ra ca na ca ba ra bà, Lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, Thuế đa giá ca ma ra Sát xa thi ba ra bà, Ế đế di đế, Mẫu đà ra yết noa, Ta bệ ra sám, Quật phạm đô, Ấn thố na mạ mạ tỏa.
2.2. Đệ nhị
Ô hồng, Rị sắc yết noa, Bác lặc xá tất đa, Tát đác tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng, Đô lô ung Chiêm bà na. Hổ hồng, Đô lô ung Tất đam bà na. Hổ hồng, Đô lô ung Ba ra sắc địa da tam bác xoa noa yết ra.
Hổ hồng, Đô lô ung, Tát bà dược xoa hắt ra sát ta, Yết ra ha nhã xà, Tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng, Đô lô ung, Giả đô ra thi đế nẫm, Yết ra ha ta ha tát ra nẩm, Tỳ đằng băng tát na ra.
Hổ hồng, Đô lô ung, Ra xoa, Bà già phạm Tát đác tha già đô sắc ni sam, Ba ra điểm xà kiết rị, Ma ha ta ha tát ra, Bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, Câu tri ta ha tát nê đế lệ, A tệ đề thị bà rị đa, Tra tra anh ca Ma ha bạt xà lô đà ra, Đế rị bồ bà na, Man trà ra, Ô hồng, Ta tất đế bạt bà đô, Mạ mạ Ấn thố na mạ mạ tỏa.
2.3. Đệ tam
Ra xà bà dạ, Chủ ra bạt dạ, A kỳ ni bà dạ, Ô đà ca bà dạ, Tỳ xa bà dạ, Xá tát đa ra bà dạ, Bà ra chước yết ra bà dạ, Đột sắc xoa bà dạ, A xá nể bà dạ, A ca ra mật rị trụ bà dạ, Đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, Ô ra ca bà đa bà dạ, Lặc xà đàn trà bà dạ, Na già bà dạ, Tỳ điều đát bà dạ, Tô ba ra noa bà dạ.
Dược xoa yết ra ha, Ra xoa tư yết ra ha, Tất rị đa yết ra ha, Tỳ xá giá yết ra ha, Bộ đa yết ra ha, Cưu bàn trà yết ra ha, Bổ đơn na yết ra ha, Ca tra bổ đơn na yết ra ha, Tất kiền độ yết ra ha, A bá tất ma ra yết ra ha, Ô đàn ma đà yết ra ha, Xa dạ yết ra ha, Hê rị bà đế yết ra ha.
Xả đa ha rị nẩm, Yết bà ha rị nẩm, Lô địa ra ha rị nẩm, Mang ta ha rị nẩm, Mê đà ha rị nẩm, Ma xà ha rị nẩm, Xà đa ha rị nữ, Thị tỷ đa ha rị nẩm, Tỳ đa ha rị nẩm, Bà đa ha rị nẩm, A du dá ha rị nữ, Chất đa ha rị nữ, Đế sam tát bệ sam, Tát bà yết ra ha nẩm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di.
Ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Trà diễn ni hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Ma ha bát du bát đác dạ, Lô đà ra hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Na ra dạ noa hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di.
Đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Ma ha ca ra ma đác rị già noa hất ri đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Ca ba rị ca hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Xà dạ yết ra, ma độ yết ra Tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm.
Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Giả đốt ra bà kỳ nể hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Tỳ rị dương hất rị tri, Nan đà kê sa ra dà noa bác đế, Sách hê dạ hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Na yết na xá ra ba noa hất rị đởm.
Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, A-la-hán hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Tỳ đa ra già hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, Kê ra dạ di, Bạt xà ra ba nể, Câu hê dạ, câu hê dạ Ca địa bát đế hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di Kê ra dạ di, Ra xoa võng, Bà dà phạm, Ấn thố na mạ mạ tỏa.
2.4. Đệ tứ
Bà dà phạm, Tát đác đa bát đác ra, Nam-mô tý đô đế, A tất đa na ra lặc ca, Ba ra bà tất phổ tra, Tỳ ca tát đát đa bát đế rị, Thập Phật ra thập Phật ra, Đà ra đà ra, Tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng.
Hổ hồng, Phấn tra, Phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, Ta ha, Hê hê phấn, A mâu ca da phấn, A ba ra đề ha da phấn, Ba ra bà ra đà phấn, A tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, Tát bà đề bệ tệ phấn, Tát bà na già tệ phấn, Tát bà dược xoa tệ phấn, Tát bà kiền thát bà tệ phấn, Tát bà bổ đơn na tệ phấn.
Ca tra bổ đơn na tệ phấn, Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, Tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn, Tát bà thập bà lê tệ phấn, Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, Tát bà xá ra bà noa tệ phấn, Tát bà địa đế kê tệ phấn, Tát bà đát ma đà kê tệ phấn, Tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn, Xà dạ yết ra ma độ yết ra, Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn.
Tỳ địa dạ giá lê tệ phấn, Giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, Bạt xà ra câu ma rị, Tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, Ma ha ba ra đinh dương xoa tỳ rị tệ phấn, Bạt xà ra thương yết ra dạ, Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, Ma ha ca ra dạ, Ma ha mạt đát rị ca noa.
Nam mô ta yết rị đa dạ phấn, Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, Bột ra ha mâu ni duệ phấn, A kỳ ni duệ phấn, Ma ha yết rị duệ phấn, Yết ra đàn trì duệ phấn, Miệc đát rị duệ phấn, Lao đát rị duệ phấn, Giá văn trà duệ phấn, Yết la ra đát rị duệ phấn, Ca bát rị duệ phấn, A địa mục chất đa ca thi ma xá na, Bà tư nể duệ phấn, Diễn kiết chất, Tát đỏa bà tỏa, Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.
2.5. Đệ ngũ
Đột sắc tra chất đa, A mạt đát rị chất đa, Ô xà ha ra, Dà ba ha ra, Lô địa ra ha ra, Ta bà ha ra, Ma xà ha ra, Xà đa ha ra, Thị tỷ đa ha ra, Bạt lược dạ ha ra, Kiền đà ha ra, Bố sử ba ha ra, Phả ra ha ra, Bà tỏa ha ra, Bác ba chất đa, Đột sắc tra chất đa.
Lao đà ra chất đa, Dược xoa yết ra ha, Ra sát ta yết ra ha, Bế lệ đa yết ra ha, Tỳ xá giá yết ra ha, Bộ đa yết ra ha, Cưu bàn trà yết ra ha, Tất kiền đà yết ra ha, Ô đát ma đà yết ra ha, Xa dạ yết ra ha, A bá tất ma ra yết ra ha, Trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha, Rị Phật đế yết ra ha, Xà di ca yết ra ha, Xá câu ni yết ra ha, Lao đà ra nan địa ca yết ra ha, A lam bà yết ra ha, Kiền độ ba ni yết ra ha.
Thập Phật ra yên ca hê ca, Trị đế dược ca, Đát lệ đế dược ca, Giả đột thác ca, Ni đề thập phạt ra, tỷ sam ma thập phạt ra, Bạt để ca, Tỷ để ca, Thất lệ sắc mật ca, Ta nể bát để ca, Tát bà thập phạt ra, Thất lô kiết đế, Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, A ỷ lô kiềm, Mục khê lô kiềm.
Yết rị đột lô kiềm, Yết ra ha yết lam, Yết noa du lam, Đản đa du lam, Hất rị dạ du lam, Mạt mạ du lam, Bạt rị thất bà du lam, Tỷ lật sắc tra du lam, Ô đà ra du lam, Yết tri du lam, Bạt tất đế du lam, Ô lô du lam, Thường già du lam, Hắc tất đa du lam, Bạt đà du lam, Ta phòng án già bát ra trượng già du lam.
Bộ đa tỷ đa trà, Trà kỳ ni thập bà ra, Đà đột lô ca kiến đốt lô kiết tri, bà lộ đa tỳ, Tát bát lô ha lăng già, Du sa đát ra, ta na yết ra, Tỳ sa dụ ca, A kỳ ni ô đà ca, Mạt ra bệ ra kiến đa ra, A ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, Địa lật lặc tra, Tỷ rị sắc chất ca, Tát bà na câu ra, Tứ dẫn già tệ, yết ra rị dược xoa đác ra sô.
Mạt ra thị, phệ đế sam ta bệ sam, Tất đát đa bát đát ra, Ma ha bạt xà lô sắc ni sam, Ma ha bác lặc trượng kỳ lam, Dạ ba đột đà xá dụ xà na, Biện đát lệ noa, Tỳ đà da bàn đàm ca lô di, Đế thù bàn đàm ca lô di, Bát ra tỳ đà bàn đàm ca lô di, Đát điệc tha.
Án, A na lệ, Tỳ xá đề, Bệ ra bạt xà ra đà rị, Bàn đà bàn đà nể, Bạt xà ra bán ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, Ta bà ha. (đoạn này đọc tụng 3 lần).
Cùng nghe trì niệm Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn
3. Nguồn gốc của thần Chú Lăng Nghiêm
Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn là Shurangama Mantra. Trong chương đầu tiên của Kinh Lăng Nghiêm có giải thích về nguồn gốc của thần Chú Lăng Nghiêm. Theo đó, Chú Lăng Nghiêm có từ khi Đại Phật Thích Ca Mâu Ni cứu Tôn Giả A Nan (Ananda). Trong Nhục Kế trên đỉnh đầu phóng ra luồng ánh sáng vô cùng quý báu, trong ánh sáng phun ra hoa sen ngàn cánh, có vị Như Lai nguồn trên sen đó. Vị Hóa Phật ấy cũng là Đế Thù Lai Thi, là hiện hằng hà sa số vị Nội Mật Bồ Tát với Kim Cương thần tràn đầy hư không.
Nguồn gốc của Chú Lăng Nghiêm
Chú Lăng Nghiêm đồng nghĩa với các thực hành của Bồ Tát Quan Thế Âm. Trong Chú Lăng Nghiêm nhắc tới các vị Phật giáo như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ, chư Phật Dyani và Phật Dược Sư Lưu Ly. Chú Lăng Nghiêm được sử dụng để bảo vệ hoặc thanh lọc chop thiền sư, được coi là một phần quan trọng của Phật giáo Shingon ở Nhật Bản.
Một ý kiến khác lại cho rằng, Chú Lăng Nghiêm được phổ biến đầu tiên tại Trung Quốc vào khoảng năm 179 - 168 TCN. Ngày nay, chúng ta đang sử dụng bản dịch Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn sang tiếng Trung (thời nhà Đường). Sau đó, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, trong đó có tiếng Việt.
Như đã thông tin ở trên, Chú Lăng Nghiêm rất dài và khó nhưng khi tụng được thì lại rất hay. Thần Chú Lăng Nghiêm chia làm 5 bộ gồm Kim Cang bộ, Bảo Sinh Bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. 5 bộ kinh này thuộc về 5 phương, đó là:
● Kim Cang bộ : Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.
● Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.
● Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
● Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.
● Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ
Thần chú Lăng Nghiêm là nhân duyên lớn nhất của người con Phật xuất gia cũng như tại gia. Hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên không thể nghĩ bàn, là trăm năm vạn kiếp mới được gặp. Việc trì tụng Chú Lăng Nghiêm sẽ giúp bạn hiểu được nghĩa lý sâu xa về nhân duyên.
Chú Lăng Nghiêm được nhận xét là “cốt tủy của Phật giáo”, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu như vậy. Vương miện của Đức Phật mạnh tới mức không có chỗ nào cho trong không gian hoặc toàn bộ Phật giới mà không bị ngập bởi ánh sáng tốt đẹp của thần chú.
Hòa thượng Tuyên Hóa từng khai thi về Chú Lăng Nghiêm nói, người tụng trì chú này nên cung kính chư thiên, các vị thần. Không những thiện thần cần phải cung kính mà ác thần cũng nên cung kính. Nên thu thúc những tạp khí cóng cao ngã mạn của mình.
Chú Lăng Nghiêm là linh văn, mỗi câu đều có hiệu lực. Chú Lăng Nghiêm gồm Ngũ Phương Phật, đại diện 4 hướng và Trung tâm. Đông phương do Akshobhya chủ trì và giảng dạy. Tây Phương do Đức Phật A Di Đà, Phương Bắc do Thành Tựu Phật. Nam Phương do Bảo Sanh Phật . Và Trung Tâm do Thích Ca Mâu Ni cùng các chư Phật.
Ngũ Phương Phật canh chừng ngũ ấm ma đang tồn tại thế giới này và có trong chính mỗi người. Chư Phật chia 5 hướng để có thể trấn an, hạn chế sự càn quấy của ma quỷ. Do đó, uy lực của Chú Lăng Nghiêm là giúp con người chống lại sức mạnh của ma quỷ. Ngũ Phương Phật giúp cho thần chú Lăng Nghiêm trở thành thần chú uy lực nhất.
Nếu chỉ dựa vào thần Chú Lăng Nghiêm nhưng trong lòng bạn vẫn còn oán hận, ganh ghét, thù hận thì không có một thần chú nào có hiệu quả. Muốn trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì ta cần định tâm trước.
Con đường tu tập có rất nhiều thử thách, nếu không nhờ sợ gia tru của chư Phật Bồ Tát, hộ pháp thiện thần thì khó có thể thành tựu đạo nghiệp. Vậy nên, Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương không thể thiếu của người tu tập.
Thần chú Lăng Nghiêm giữ vai trò quan trọng trong Phật giáo, được đưa vào thời khóa công phu khuya và trì tụng mỗi ngày. Chú Lăng Nghiêm được tin tưởng rằng có công năng và diệu dụng không thể bàn cãi, giúp tiêu trừ ma chướng để an trụ đại định, phá tan si ám để thành tựu trí tuệ, công đức.
Uy lực và lợi ích khi trì tụng Chú Lăng Nghiêm
Lợi ích mà Chú Lăng Nghiêm mang lại thì không thể bàn cãi. Từ đầu đến cuối, mỗi câu đều là pháp môn tâm địa của chư Phật; mỗi câu sẽ có một công dụng riêng; mỗi chữ sẽ có mỗi điểm thâm áo vi diệu, tất cả đều có thần lực và không thể bàn cãi. Chỉ cần tụng niệm một câu, một chữ, một hội hay toàn bài trì chú cũng khiến cho trời đất rung chuyển, quỷ thần khóc lóc, yêu ma lánh xa, ly mị độn hình. Ánh hào quang trên đảnh nhục kế của Đức Phật biểu thị cho thần lực của chú Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm có khả năng phá trừ tất cả màn đêm tăm tối, khiến cho hành giả thành tựu tất cả công đức lành
Với những ai thường xuyên tụng Chú Lăng Nghiêm, độc dược vào miệng sẽ không còn là độc dược. Thay vào đó, thứ thuốc này sẽ biến thành cam lô. Không chỉ vậy, người tụng niệm Chú Lăng Nghiêm còn được tái sinh vào cõi tốt đẹp, ngăn không để họ đi vào cõi xấu. Khi chưa tụng đủ công đức, tụng niệm thần chú Lăng Nghiêm sẽ được chư Phật mười phương gia hộ công đức lành.
Khi không giữ tâm an định thì không thể sinh ra định lực. Thế nhưng khi tụng Chú Lăng Nghiêm bằng cả cái tâm cùng với việc trì tụng bằng miệng thì Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương sẽ hộ trì cho chúng ta phát sinh định lực, loại bỏ những thứ xấu khiến tâm không yên. Chư Phật mười phương sẽ hỗ trợ cho chúng ta khai mở trí huệ, thấy rõ mọi việc trong 84.000 hằng hà sa số.
Mong rằng, các nội dung thông tin chi tiết trên đây về Chú Lăng Nghiêm sẽ giúp ích với bạn. Truy cập website loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!