Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chú Đại Bi tiếng Việt 84 biến, Tiết lộ cách trì tụng đúng nhất

Thứ Tư, 01/11/2023
Trần Xuân Bách

Chú Đại Bi là một trong những bài chú kinh điển của Phật Giáo, được nhiều phật tử quan tâm và thực hành trì trí hàng ngày. Sự linh ứng của Chú Đại Bi giúp cứu khổ cứu nạn, con người sẽ không bị ma quỷ, kẻ ác hãm hại; bảo vệ con người trước những khó khăn.

1. Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm, có 84 câu, 815 chữ. Trong kinh Phật được chia làm 2 loại là phần hiển và phần mực tức là phần kinh và phần câu chú, cụ thể:

Phần hiển: Là bày ra các ý nghĩa, chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm hoặc nghiên cứu để áp dụng tu tập gọi là “tụng Kinh minh Phật chi lý” để hiểu được công năng của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển.

Phần mật: Là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm đà la ni” cho đến câu 84 “Ta ba ha”. Phần câu chú là phần ẩn nghĩa, chỉ phạn ngữ và chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu thì không thể hiểu hết được ý nghĩa, công năng và lợi ích để hành trì.

Chú Đại Bi còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni,...

Đối với Phật tử theo tư tưởng Phật giáo Đại Thừa chắc chắn bất kỳ ai cũng biết đến Chú Đại Bi và những lợi ích mà thần chú mang lại. Bởi vậy, các Phật tử niệm thần chú này rất nhiều, họ thường đi chùa lễ Phật, phóng sinh, ăn chay và làm từ thiện.  Thần chú thường được hát hoặc tụng bằng tiếng Phạn chứ không phải dịch tiếng Anh hay tiếng Việt. Những bản dịch đòi hỏi người dịch phải nghiên cứu sâu về “ý nghĩa từ”.

2. Nội dung của Chú Đại Bi tiếng Việt 84 biến

Nội dung và ý nghĩa của Chú Đại Bi

Nội dung và ý nghĩa của Chú Đại Bi

Chú Đại Bi gồm có 84 câu đã được phiên âm tiếng Việt:

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

2. Nam mô a rị da

3. Bà lô kiết đế thước bát ra da

4. Bồ Đề tát đỏa bà da

5. Ma ha tát đỏa bà da

6. Ma ha ca lô ni ca da

7. Án

8. Tát bàn ra phạt duệ

9. Số đát na đát toả

10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da

11. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

12. Nam mô na ra cẩn trì

13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

14. Tát bà a tha đậu du bằng

15. A thệ dựng

16. Tát bà tát đa

17. Na ma bà dà

18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

19. Án a bà lô hê

20. Lô ca đế

21. Ca ra đế

22. Di hê rị

23. Ma ha bồ đề tát đỏa

24. Tát bà tát bà

25. Ma ra ma ra

26. Ma hê ma hê rị đà dựng

27. Câu lô câu lô yết mông

28. Độ lô độ lô phạt xà da đế

29. Ma ha phạt xà da đế

30. Đà ra đà ra

31. Địa rị ni

32. Thất Phật ra da

33. Giá ra giá ra

34. Mạ mạ phạt ma ra

35. Mục đế lệ

36. Y hê di hê

37. Thất na thất na

38. A ra sâm Phật ra xá lợi

39. Phạt sa phạt sâm

40. Phật ra xá da

41. Hô lô hô lô ma ra

42. Hô lô hô lô hê rị

43. Ta ra ta ra

44. Tất rị tất rị

45. Tô rô tô rô

46. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

47. Bồ đà dạ bồ đà dạ

48. Di đế rị dạ

49. Na ra cẩn trì

50. Địa rị sắc ni na

51. Ba dạ ma na

52. Ta bà ha

53. Tất đà dạ

54. Ta bà ha

55. Ma ha tất đà dạ

56. Ta bà ha

57. Tất đà du nghệ

58. Thất bàn ra dạ

59. Ta bà ha

60. Na ra cẩn trì

61. Ta bà ha

62. Ma ra na ra

63. Ta bà ha

64. Tất ra tăng a mục khê da

65. Ta bà ha

66. Ta bà ma ha a tất đà dạ

67. Ta bà ha

68. Giả kiết ra a tất đà dạ

69. Ta bà ha

70. Ba đà ma yết tất đà dạ

71. Ta bà ha

72. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ

73. Ta bà ha

74. Ma bà rị thắng yết ra dạ

75. Ta bà ha

76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

77. Nam mô a rị da

78. Bà lô yết đế

79. Thước bàn ra dạ

80. Ta bà ha

81. Án Tất điện đô

82. Mạn đà ra

83. Bạt đà dạ

84. Ta bà ha

(Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng)

3. Nội dung của Chú Đại Bi sắp xếp để dễ trì tụng

Nội dung Chú Đại Bi tiếng Việt

Nội dung Chú Đại Bi tiếng Việt

Dưới đây là nội dung của Chú Đại Bi tiếng Việt được sắp xếp có thể dễ trì tụng hơn :

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha.

Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng).

>>> XEM NGAY: Bạch Y Thần Chú và những điều linh ứng mà bạn chưa biết

4. Bài trì tụng Chú Đại Bi hay và đúng nhất hiện nay

Bài tụng kinh Chú Đại Bi này là được thầy Thích Thoát Trí tụng được đánh giá là bài trì tụng hay và đúng nhất. Video này có cả chữ nên rất dễ nghe dễ hiểu và dễ để tụng theo nữa. Chúng ta hãy cùng nghe xem và cảm nhận những điều tinh túy trong đó nhé.


5. Có mấy loại Chú Đại Bi? Các phiên bản của Chú Đại Bi

Chú Đại Bi thường dùng là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát, chủ yếu do Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Các bản này được lưu truyền dưới 2 dạng là bản ngắn và bản dài

5.1. Bản dài (quảng dài)

Được ghi nhận qua các bài:

● Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni ( Bất Không Kim Cương dịch)

● Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni ( Kim Cương Trí dịch)

● Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (Chỉ Không dịch)

● Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú (Kim Cương Trí dịch)

5.2. Bản ngắn (lược bản)

Được ghi nhận qua các bài:

● Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni (Bất Không Kim Cương dịch)

● Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (Bất không dịch)

● Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni ( Già Phạm Đạt Ma dịch)

>>> CLICK NGAY: Những lợi ích khi trì tụng Chú Vãng Sanh

6. Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Thần chú Đại Bi được rút từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do Đức Phật Thích diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long,....tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka) - một hải đảo ở phía Nam Ấn Độ, nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích.

Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi với chúng sanh, muốn chúng sanh đạt được thành tựu tất cả các thiện căn, tiêu tan sự sợ hãi, sống lâu, giàu có. Và ngài cũng cho biết lý do ra đời của Chú Đại Bi.

Kinh điển thuật lại câu chuyện nguồn gốc Chú Đại Bi giữa Quán Thế Âm Bồ Tát và chư Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, có có chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, nay xin nói ra vì muốn cho chúng sanh được an vui, trừ được bệnh tật, sống lâu trăm tuổi, giàu có, diệt trừ tất cả nghiệp áp, được xa lìa chướng nạn, được thành tự tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa” và sau đó là đọc Chú Đại Bi

Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sau phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống, mười phương chư Phật đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng sinh đều được quả chứng.

Vui mừng trước đại thần chú, Ngài phát đại nguyện” “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”, lập tức Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành biểu tượng của Bồ Tát với sứ mệnh cứu khổ cứu nạn, ban vui cho chúng sanh.

Ngàn tay, ngàn mắt nói lên khả năng biến hóa tự tại, cái dụng biến vô biên của thần lực Từ bi và Trí tuệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt có thể soi chiếu vào tất cả cảnh giới đau khổ của nhân loại; ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ như Đức Phật giải thích với Ngài A Nam “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu chúng sanh”.

7. Nên nghe Chú Đại Bi khi nào? Có nên nghe Chú Đại Bi khi ngủ?

Phật tử nào khi tìm hiểu về Chú Đại Bi  đều lĩnh hội được một điều rằng để trì tụng Chú này thì phải đạt được sự linh ứng kỳ diệu nhưng trước hết phải giữ được tâm đại từ bi, vô niệm, không tạp loạn và biết cách trì tụng đúng pháp. Vậy, nên nghe Chú Đại Bi khi nào? Có nên nghe Chú Đại Bi khi ngủ?

Trong một lần giảng pháp với Phật tử thầy Thích Pháp Hòa đã từng giải thích “Tụng kinh, trì chú, niệm Phật là phương tiện để giữ tâm mình. Nên tùy theo tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh, bệnh duyên mà tùy nghi để hành trì. Điều quan trọng nhất tâm chúng ta không bất kính thì là thành tâm”. Theo đó, Phật tử hoàn toàn có thể nghe chú Đại Bi bất kỳ lúc nào kể cả khi ngủ miễn sao thực hành với một tấm lòng thành kính nhất.

8. Trì chú Đại Bi có tác dụng gì? Ý nghĩa của việc tụng niệm Chú Đại Bi

Ý nghĩa tụng niệm Chú Đại Bi

Ý nghĩa tụng niệm Chú Đại Bi

Chú Đại Bi khi được tụng niệm với tâm thành kính, sự tập trung thì sẽ mang tới nhiệt lợi lạc với chúng sanh. Tác dụng, ý nghĩa của việc tụng niệm Chú Đại Bi đó là:

● Nếu trong một ngày đêm tụng 5 biến Chú Đại Bi thì sẽ hóa giải được tội nặng trong trăm nghìn kiếp sinh tử.

● Tụng Chú Đại Bi sẽ giúp diệt trừ tội xâm phạm, tổn hại tài vật, thức ăn nước uống của thường trụ gây ra bởi nghiệp ác. Đây được coi là tội nặng nhất đến mức không thể sám hối. Nhưng khi trì tụng Chú Đại Bi thì đã có 10 phương đạo sư đến làm chứng, giúp cho tội lỗi được triệt tiêu.

● Nếu trì tụng Chú Đại bi với lòng tin tuyệt đối, sự thành kính thì có thể giúp chúng sanh hóa giải được tội thập ác ngũ nghịch, phá giới, phạm trai, phá người, báng pháp,... những tội được coi là nặng nhất.

●  Giúp cho muôn loài được hưởng phước.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc trì chú, tụng kinh hay niệm Phật cũng giống như thiền. Đó là việc chú tâm vào đối tượng mà không đưa ra chủ quan vào để lý giải hay phát xét. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người trì tụng Chú Đại Bi không nên tìm hiểu ý nghĩa. Nhưng khi nhập thế, khi mở mắt thì phải thông đạt mọi chuyện, đem sự thông đạt vào chuyện tu hành để hiểu được ý nghĩa, chia sẻ với người khác để họ hiểu.

9. Hướng dẫn các bước trì tụng Chú Đại Bi

Hướng dẫn trì Chú Đại Bi

Hướng dẫn trì Chú Đại Bi

9.1. Chuẩn bị tinh thần, tư tưởng trước khi trì tụng Chú Đại Bi

Trước khi trì tụng, niệm Chú Đại Bi bạn cần phải chuẩn bị tư tưởng thỏa mái, thanh tịnh. Hãy tắm gội sạch sẽ, thay trang phục nghiêm trang, không nên để người có mùi hôi.

9.2. Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

Phật tử nên có một phòng riêng, yên tĩnh thờ Bồ Tát ngàn mắt, ngàn tay. Nếu không có thì bạn có thể sử dụng bất cứ tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nào. Dù không bắt buộc nhưng trên bàn thờ nên có hoa tươi, trái cây, lư hương để cắm nhang và nước cúng. Hãy để đèn sáng mỗi khi hành lễ. Còn nếu trong nhà không có bàn thờ phật thì có thể trì tụng ở nơi yên tĩnh và trang nghiêm.

9.3. Cách thức ngồi, lạy khi tụng kinh Chú Đại Bi

Mỗi người nên có một tọa cụ hoặc đơn giản chỉ là một chiếc khăn bông sạch được xếp lại làm chỗ tọa thiền. Hành giả hãy ngồi theo các kiết già nhưng nếu khó quá thì ngồi theo hình thức bán già (ngồi xếp bằng, chân trái gác lên chân phải hoặc ngược lại). Lòng bàn tay để ngửa hướng lên trên, bàn tay mặt để lên bàn tay trái, hai đầu ngón cái đụng vào nhau. Mắt mở hé nếu nhắm thì dễ rơi vào trạng thái hôn trầm còn mở lớn thì khó định tâm.

Lạy là nghi thức biểu hiện sự cung kính, tôn trọng. Thế nhưng, lối lạy cũ theo cách thức của người Trung Hoa có rất nhiều điểm bất tiện, việc đứng lên, quỳ xuống có nhiều bất tiện khi cử động sẽ làm mất đi sự nghiêm trang. Khi tụng niệm Chú Đại Bi bạn có thể lạy theo một cách đơn giản là ngồi theo tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi, gập đầu về phía trước và giữ tư thế này trong một khoảng thời gian đủ để niệm “Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát” rồi ngồi thẳng dậy.

9.4. Cách trì tụng Chú Đại Bi

Cách trì tụng Chú Đại Bi

Cách trì tụng Chú Đại Bi

Có nhiều cách tụng Chú Đại Bi, mỗi người có thể lựa chọn cho mình cách niệm phù hợp nhất. Nếu mới bắt đầu tụng hoặc nơi có nhiều người cùng trì tụng thì hãy tụng thành tiếng rõ ràng. Âm thanh phát ra vừa đủ để nhắc bản thân cần phải chuyên tâm vào bài kinh, đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và mọi người xung quanh.

Với những ai quen trì niệm thì có thể niệm bằng ý nghĩ, dù không phát thành tiếng nhưng trong đầu nhất mức hướng tới bài chú. Cách niệm này không hề dễ nhất là đối với những người mới, chưa thuộc kinh. Chỉ những người tu tập lâu năm có quá trình dưỡng rèn thì mới có thể thực hiện tụng niệm Chú Đại Bi theo cách này.

Dù tụng niệm Chú Đại Bi theo cách nào thì điều quan trọng nhất đó là có tấm lòng hướng Phật, chăm chú vào từng câu để ngộ ra chân lý cuộc đời, ứng dụng vào cuộc sống và bản thân mình.

9.5. Lưu ý khi trì tụng Chú Đại Bi

Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Chú Đại Bi và phần quan trọng nhất đó là tâm Đại từ Bi. Do đó, mỗi lần trì tụng Chú Đại Bi hành giả hãy bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng, thương xót tất cả chúng sanh. Khi trì tụng, hành giả cần lưu ý những điều quan trọng sau:

● Giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là không sát, đạo, dâm, vọng

● Phải kiêng rượu thịt, các thứ như hành, hẹ, tỏi và đồ ăn hôi hám; tốt nhất là ăn chay

● Phải giữ gìn vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay trang phục sạch sẽ không nên để người có mùi hôi

● Trước khi trì chú phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ.

Với tâm thành, tâm chúng ta sẽ hòa nhập vào lời trì tụng, hòa nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Chú Đại Bi là một phần không thể thiếu của Phật tử giúp họ có cuộc đời bình an, mọi việc thuận lợi. Mong rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp ích bạn!

 

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger