Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Gỗ Sồi

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Gỗ Sồi là một trong những loại gỗ tự nhiên đang được ưa chuộng hiện nay bởi độ bền và tính thẩm mỹ rất cao. Vậy bạn đã tìm hiểu kỹ về đặc điểm và phân loại của gỗ này chưa? Nếu chưa hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu thông qua chia sẻ dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về đặc điểm của gỗ Sồi

Trong tiếng Anh gỗ sồi có tên là Oak, có nguồn gốc xuất xứ tới từ các nước của Châu Âu như Anh, Thuỵ Điển… Loại cây này khi trưởng thành thường có độ cao từ 24 - 30 mét, tán cây phát triển rộng rãi và đồ sộ. Các nhánh dưới mọc vươn ra xa phía bên ngoài và song song với mặt đất.

Cây gỗ Sồi có khả năng sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, kể cả ở những nơi lạnh giá nhất. Cây phát triển và sinh trưởng bình thường trong điều kiện khí hậu từ 7 - 21 độ C, tốt nhất ở 13 độ C.

Cây gỗ Sồi sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác nhau

Cây gỗ Sồi sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác nhau

2. Gỗ sồi thuộc nhóm mấy?

Trước khi muốn biết gỗ sồi thuộc nhóm mấy hãy cùng chúng tôi điểm qua về 8 nhóm cây gỗ ở Việt Nam dưới đây:

● Nhóm 1: Đây là nhóm của các loại gỗ quý với vân thớ rõ ràng, màu sắc bắt mắt, có hương thơm. Gỗ có độ bền và giá trị kinh tế cao.

● Nhóm 2: Là loại gỗ nặng, cứng, có khả năng chịu đựng cao và tỷ trọng lớn.

● Nhóm 3: Nhóm này sẽ gồm các loại gỗ có tỷ trọng nhẹ hơn ở nhóm 1 và nhóm 2 nhưng nó vẫn mang độ bền cao và có độ dẻo vượt trội.

● Nhóm 4: Đây là nhóm gỗ với các thớ mịn, đều nhau và dễ dàng trong việc gia công.

● Nhóm 5: Là nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình thường được ứng dụng phổ biến trong việc đóng đồ đạc và xây dựng.

● Nhóm 6: Là nhóm gỗ với tỷ trọng nhẹ, có sức chịu đựng không được cao, dễ bị mối, mọt ăn nhưng có ưu điểm dễ dàng gia công.

● Nhóm 7: Thuộc vào nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng không cao nhưng có khả năng chống mối mọt tốt.

● Nhóm 8: Là nhóm gỗ có tỷ trọng nhẹ và có sức chịu đựng kém nhất trong nhóm trên và dễ bị mối mọt ăn.

Gỗ sồi có đặc điểm là trọng lượng nhẹ, thớ gỗ mịn, đều, khả năng thi công vô cùng dễ dàng nên nó được xếp vào nhóm 4.

Gỗ Sồi thuộc vào nhóm 4 có trọng lượng nhẹ, vân mịn

Gỗ Sồi thuộc vào nhóm 4 có trọng lượng nhẹ, vân mịn

3. Gỗ Sồi gồm có những loại nào?

Để phân loại gỗ sồi người ta dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn một số cách phân loại chi tiết như sau:

3.1. Phân loại dựa theo khu vực trồng

Tuỳ thuộc vào từng khu vực trồng khác nhau, gỗ Sồi sẽ được chưa thành các loại với những đặc điểm đặc trưng đó là:

3.1.1. Gỗ Sồi Nga

Loại gỗ này được trồng chủ yếu tại Nga, khu vực Châu Âu và khi cây phát triển trên 80 năm sẽ được khai thác để lấy gỗ. Chất liệu gỗ này mang giá trị kinh tế cao bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

● Khả năng chịu được lực máy tương đối cao, độ bám dính vượt trội, giúp cho việc uốn, định hình theo nhu cầu được dễ dàng.

● Gỗ có khả năng chống lại tác động của yếu tố bên ngoài tốt, không bị sâu, mối mọt ăn mòn nhờ vào đặc tính được trồng ở khu vực thời tiết khắc nghiệt.

● Khối lượng của gỗ không quá cao, mang kết cấu bền vững tạo nên độ bền và độ chắc chắn cho các sản phẩm nội thất.

● Vẫn gỗ mịn, đều giúp cho việc lên độ bóng cho gỗ được dễ dàng.

● Tâm gỗ có chứa tinh dầu thơm tanin nhờ vậy những vật dụng được làm từ gỗ Sồi Nga thường mang mùi hương nhẹ nhàng.

● Khi gỗ càng có tuổi thọ cao thì chất lượng đường vân càng sắc nét, giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho các món đồ nội thất.

Gỗ Sồi Nga được trồng chủ yếu tại Nga sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Gỗ Sồi Nga được trồng chủ yếu tại Nga sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

3.1.2. Gỗ Sồi Mỹ

Gỗ Sồi Mỹ là loại gỗ được nhập khẩu tại Mỹ và loại cây này thường được trồng phổ biến tại rừng ở các bang miền Đông của nước Mỹ. Gỗ này mang những đặc điểm, ưu điểm nổi bật như:

● Gỗ có giá trị kinh tế cao và giá thành tương đối đắt nhưng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi đặc tính cực kỳ vượt trội. Vỏ của cây thường được sử dụng trong việc chế biến một vài loại chế phẩm y tế.

● Gỗ có độ cứng cao và khả năng chịu lực rất tốt.

● Thân gỗ chứa tinh dầu Tanin mang mùi thơm dễ chịu và có khả năng chống lại mối mọt, sâu đục thân.

● Gỗ có khối lượng nhẹ, quá trình thi công được dễ dàng, dễ bị uốn cong bởi hơi nước và dễ bắt vít nên thường được sử dụng trong việc thi công nội thất.

● Thớ gỗ mịn, đều, vân đẹp mắt giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cao.

● Màu sắc của gỗ sáng, trẻ trung và tạo nên được sự sang trọng cho không gian sử dụng.


3.2. Phân loại dựa vào màu sắc và đặc tính

Gỗ Sồi cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào màu sắc và đặc tính. Dưới đây là một số loại gỗ phổ biến trên thị trường như:

3.2.1. Gỗ Sồi đỏ

Có tên tiếng anh là Red Oak được trồng và phát triển rất tốt tại các khu vực Châu Âu và miền Đông của nước Mỹ. Đặc biệt nó có trữ lượng dồi dào ở Mỹ và mang giá trị kinh tế rất cao.

Khối lượng trung bình của Sồi đỏ là 705k/m3, độ cứng khoảng 5378N. Các dát gỗ có màu trắng cho tới màu nâu nhạt, phần tâm gỗ mang màu nâu đỏ hồng. Vân Sồi đỏ gần giống với vân Sồi trắng nhưng nó có các tia gỗ ngắn hơn. Một vài ưu điểm nổi bật của gỗ như:

● Vân gỗ đẹp mang màu sắc nhã nhặn phù hợp cho mọi không gian sử dụng.

● Độ cứng cao và nặng nên rất phù hợp cho việc thiết kế nội thất hay trang trí những vật nguyên khối.

● Gỗ có khả năng chịu được sự tác động của máy tốt, khả năng chịu lực nén cao, dễ bị uốn cong bởi hơi nước nên rất tiện lợi cho việc gia công và sản xuất.

● Khả năng bám đinh, vít và bám keo tốt nên khi thực hiện các mối nối sẽ bền chắc hơn.

● Mặc dù tâm Sồi đỏ có khả năng kháng sâu không tốt nhưng nó lại dễ dàng xử lý bằng các chất bảo quản nên bạn vẫn hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Gỗ Sồi đỏ có khả năng chịu được lực nén cao, dễ bị uốn cong bởi hơi nước

Gỗ Sồi đỏ có khả năng chịu được lực nén cao, dễ bị uốn cong bởi hơi nước

3.2.2. Gỗ Sồi trắng

Gỗ Sồi trắng có tên tiếng anh là White Oak là loại gỗ có khối lượng trung bình là 769 kg/m3 và có độ cứng là 6049N. Dát gỗ với gam màu nhạt, tâm gỗ có màu sắc từ nâu nhạt cho tới nâu sẫm. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của loại gỗ này như sau:

● Tâm của gỗ có chứa hàm lượng tanin cao mang tới mùi hương nhẹ nhàng, chống lại được sâu mọt rất tốt.

● Gỗ có cấu trúc dạng trai sẽ giúp cho các tế bào gỗ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau để hơi nước khó có thể thấm vào bên trong/

● Vân gỗ thẳng, dạng sọc và có tia dài hơn so với gỗ Sồi Đỏ với thớ gỗ khít, mịn giúp mang tới tính thẩm mỹ cao.

● Khả năng bám vít và chịu máy của gỗ tốt rất thuận tiện cho việc gia công.

Sồi Trắng có vân gỗ thẳng, dạng sọc và tia dài hơn

Sồi Trắng có vân gỗ thẳng, dạng sọc và tia dài hơn

4. Đánh giá ưu và nhược điểm chung của gỗ Sồi

Qua cách phân loại trên phần nào chúng ta cũng đã hiểu rõ hơn về các loại gỗ Sồi. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số ưu và nhược điểm chung như sau.

Các loại gỗ Sồi được đánh giá rất cao về chất lượng

Các loại gỗ Sồi được đánh giá rất cao về chất lượng

4.1. Ưu điểm của gỗ sồi      

Gỗ sồi mang những ưu điểm chung dưới đây:

● Gỗ sinh trưởng tốt ở điều kiện thời tiết lạnh giá quanh năm nên có khả năng chịu được sự khắc nghiệt của môi trường rất lớn và thích hợp đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.

● Kết cấu của gỗ khá bền vững nhưng trọng lượng nhẹ hơn so với nhiều loại gỗ khác giúp cho việc gia công và vận chuyển được dễ dàng hơn.

● Bề mặt của gỗ tương đối mịn, các đường vân đều, đẹp mắt, màu sắc sáng bóng hiện đại.

● Phần tâm gỗ có chứa loại tinh dầu Tanin là một trong những chất giúp chống mối mọt tấn công được tốt nhất.

● Đặc biệt với những cây gỗ Sồi với tuổi trưởng thành càng cao, trên 80 năm sẽ có hệ vân ấn tượng, độ cứng cực lớn. Nó có khả năng chống lại được các tác động lớn mà không hề gây ra hiện tượng cong vênh hoặc biến dạng.

● Quá trình gia công gỗ dễ dàng, bắt ốc vít khá tốt để giúp gia công được nhiều phong cách nội thất khác nhau.

Gỗ có kết cấu bền vững và trọng lượng nhẹ hơn so với nhiều loại khác

Gỗ có kết cấu bền vững và trọng lượng nhẹ hơn so với nhiều loại khác

4.2. Nhược điểm của gỗ Sồi

Bên cạnh những ưu điểm trên dòng gỗ này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định đó là:

● Đây là loại gỗ khô rất chậm, do đó nếu không tẩm sấy nghiêm ngặt thì nó sẽ gây ra hiện tượng bị gãy, cong vênh trong trường hợp sử dụng lâu ngày.

● Gỗ cũng dễ bị biến dạng khi khô vì độ co rút của nó lớn. Thế nên trong khi sấy bạn cần phải chú ý để không làm hư, biến dạng gỗ.

● Đây là loại gỗ dễ phản ứng với sắt nên trong quá trình gia công bạn nên sử dụng các loại đinh, ốc, vít đã được mạ kẽm hay mạ đồng nhằm giúp cho tuổi thọ của sản phẩm được tốt hơn.

Gỗ khô chậm nên nếu không được sấy tẩm cẩn thận dễ bị gãy, cong vênh

Gỗ khô chậm nên nếu không được sấy tẩm cẩn thận dễ bị gãy, cong vênh

5. Gỗ Sồi được dùng để làm gì?

Ngày nay gỗ Sồi được ứng dụng rất rộng rãi trong thiết kế nội thất. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được làm từ loại gỗ này như:

● Gỗ Sồi trắng thường được ứng dụng để làm nội thất cầu thang, cửa gỗ, cổng… bởi nó có cấu trúc dạng trái, tính liên kết của gỗ bền vững. Ngoài ra với đặc tính chống lại được sự oxy hoá và tính ăn mòn nên ngư dân cũng thường xuyên sử dụng trong việc đóng thuyền hay làm các loại thùng gỗ đựng hải sản.

● Gỗ Sồi được ứng dụng để làm ván lót sàn, tủ bếp, tủ quần áo… nhờ vào việc gia công dễ dàng.

● Gỗ Sồi đỏ có giá thành rẻ hơn nên thường được sử dụng để làm bàn ghế ăn, tủ rượu, tủ quần áo, kệ tivi, sofa…

Gỗ Sồi được ứng dụng nhiều trong việc thiết kế, thi công nội thất

Gỗ Sồi được ứng dụng nhiều trong việc thiết kế, thi công nội thất

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số thông tin có liên quan tới gỗ Sồi. Mong rằng qua chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất về loại gỗ này và biết cách phân biệt, không bị nhầm lẫn với các dòng gỗ khác trên thị trường. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những mẫu đồ nội thất được làm từ gỗ này hãy truy cập ngay vào website của Lôi Phong nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger