Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

[GIẢI ĐÁP] Phật tử là ai? Làm sao để trở thành Phật tử?

Thứ Hai, 08/01/2024
Trần Xuân Bách

Có rất nhiều tự nhận mình là Phật tử mà không tìm hiểu về đạo Phật, giáo lý mà chỉ đến chùa vào ngày rằm mùng 1 cầu phúc, xin tài lộc, công danh,....Vậy, Phật tử là ai? Làm sao để trở thành Phật tử? Tất cả sẽ được loiphong.com giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Phật tử là ai?

Phật tử được hiểu là người theo đạo Phật, là những người đã trải qua lễ quy y Tam Bảo (quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng), nhận Tam Bảo là thầy.

Trong lễ quy y, các Phật tử sẽ thề nguyện “Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc sống. Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết. Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức”.

Phật tử là người con của Phật, quy y Tam Bảo

Phật tử là người con của Phật, quy y Tam Bảo

Sau lễ quy y, Phật tử sẽ được đặt một pháp danh - biểu tượng chính thức của Phật tử để thấy được sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo. Việc đặt pháp danh và được ai đó cao hứng “tặng” pháp danh mà không quy y Tam Bảo thì không đúng giới luật.

Khi trở thành Phật tử, trở thành người con của Đức Phật thì những lời dạy, giáo lý trong đạo Phật được coi là kim chỉ nam để họ sống và thực hành hàng ngày để bản thân mỗi ngày trở nên tích cực hơn, trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình; tâm tính thiện lành, không tham sân si, không sát sinh và làm nhiều việc tốt để giúp mình giúp người.

Phật tử chia thành Phật tử tại gia và Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn hay Ni Đoàn. Phật tử tại gia họ vẫn làm việc, kết hôn lập gia đình, đi qua cuộc đời những vui -buồn, đau khổ - hạnh phúc. Còn Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn, Ni đoàn sẽ gần như sẽ dành trọn cuộc đời cho việc tu tập để được giác ngộ, giải thoát.

So với Phật tử tại gia, tâm nguyện của Phật tử gia nhập vào Tăng đoàn, Ni đoàn cao hơn. Họ rời xa gia đình, người thân để đến với đạo Phật, dành tất cả thời gian, công sức để tu tập. Họ được xem là những bậc chân tu, là người rất đáng để chúng ta kính trọng. Nếu có cơ hội thì bạn hãy giúp đỡ, cúng dường để họ tập trung tu hành cũng như làm Phật sự.

Phật tử tại gia thường tu tập tại nhà

Phật tử tại gia thường tu tập tại nhà

Đối với Phật tử tại gia, họ vẫn luôn tồn tại song song đức tính tốt - xấu. Tuy nhiên, khi đã theo đạo Phật, được học giáo lý - những lời chỉ dạy của Đức Phật thì họ sẽ tu sửa để ngày càng hoàn thiện hơn; tính xấu sẽ biến mất và thay vào đó là những đức tính tốt để cuộc sống của họ an yên hơn.

Dù là Phật tử tu tại gia hay gia nhập vào các Tăng đoàn, Ni đoàn thì đều có một điểm chung đó là tu tập để bản thân tốt hơn, có tâm tính thiện lành, cư xử đúng mực với mọi người. Theo thời gian, sự nỗ lực, cố gắng học tập không ngừng và thực hành theo giới hạnh của Đức Phật sẽ giúp họ giảm bớt tính xấu, có được sự giác ngộ, giải thoát.

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, Phật tử tại gia có số lượng đông nhất còn Phật tử gia nhập vào Tăng đoàn, Ni đoàn còn khá ít vì quyết định buông bỏ trần tục, gia đình,...rất khó khăn. Do đó, chúng ta cần phải trân quý, tôn trọng những người chấp nhận bỏ lại mọi thứ để đến với con đường tu tập đạo Phật.

Tóm lại, Phật tử là những người chấp nhận sự hướng dẫn của chư Phật, của giáo pháp và chư tăng ni để đến với sự giác ngộ, giải thoát và thực hành theo sự hướng dẫn đó chứ không phải cứ đi chùa làm lễ thì được gọi là Phật tử.

2. Làm sao để trở thành Phật tử?

Để trở thành Phật tử bạn có thể chọn một trong hai cách đó là chính thức hoặc không chính thức. Cho dù lựa chọn cách nào thì bạn cũng cần phải có hành động cam kết sống, thực hành theo những điều Đức Phật khuyên dạy, chỉ bảo. Hành động này đó chính là quy y Tam Bảo, tin tưởng và nương tựa vào Đức Phật cùng giới Giáo pháp, Tăng đoàn tu sĩ.

Để trở thành Phật tử bạn cần quy y Tam Bảo

Để trở thành Phật tử bạn cần quy y Tam Bảo

Bạn sẽ bắt đầu từ ba hành động tự giác đó là lễ lạy Đức Phật, quy y Tam Bảo và sống theo 5 giới hạnh. Trong đạo Phật không quan trọng nghi lễ, tục lệ mà chủ yếu là việc thực hành giáo pháp nên để trở thành Phật tử chính thức cũng không nhất thiết phải có buổi lễ trang trọng. Thế nhưng, xuất phát từ mong muốn, hoan hỷ cho những người muốn trở thành Phật tử, lễ quy y Tam Bảo vẫn được các chùa, tu viện,...tổ chức.

Trong buổi lễ quy y Tam Bảo, sư thầy, sư cô sẽ giải tích cho Phật tử biết thêm về giới hạnh. Tiếp đó, bạn sẽ quỳ xuống trước Phật, bày tỏ sự kính trọng đồng thời nói những câu:

Con đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc A la hán, bậc Toàn Giác (3 lần)

Con xin nương tựa vào Phật. Con xin nương tựa vào Pháp. Con xin nương tựa vào Tăng

Lần thứ hai Con xin nương tựa vào Phật. Con xin nương tựa vào Pháp. Con xin nương tựa vào Tăng

Lần thứ ba Con xin nương tựa vào Phật. Con xin nương tựa vào Pháp. Con xin nương tựa vào Tăng

Tiếp đến, bạn chấp nhận 5 giới hạnh và xem đó là quy tắc sống và hàng ngày đều phải thực hành. Theo đó, bạn sẽ phải đọc các lời tâm nguyện dưới đây.

Đối với việc sát sinh, con nguyên theo giới hạnh và kiêng cử

Đối với việc trộm cắp, con nguyên theo giới hạnh và kiêng cử

Đối với việc tà dâm, con nguyện theo giới hạnh và kiêng cử

Đối với việc nói dối, con nguyện theo giới hạnh và kiêng cử

Đối với việc uống rượu bia và chất độc hại, con nguyện theo giới hạnh và kiêng cử

Vậy là bạn đã trở thành Phật tử, có thể tu tập tại nhà, nương tựa Tam Bảo.

Đó chính là cách trở thành Phật tử chính thức còn đối với cách không chính thức thì bạn có thể ở nhà hay đến chùa, tu viện đứng hoặc ngồi, quỳ trước hình hoặc tượng Phật, thành tâm đọc những câu ở trên giống như lời hứa của mình với Đức Phật. Sau đó, bạn cũng được coi là một Phật tử.

3. Phật tử cần làm gì khi tu tập theo đạo Phật

Quan niệm thực hành khi tu tập theo đạo Phật của Phật tử ở các xứ có sự khác nhau. Vào thời Đức Phật tại thế, Ngài đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tu thiền và tu tập 5 giới hạnh; hoạt động nổi bật nhất đó là giảng dạy về thiền cho Tăng đoàn cùng với mọi người ở khu phố chợ với kinh Tứ Niệm Xứ.

Ở các nước lựa chọn Phật giáo nguyên thủy sẽ được gắn với tu tiền và nếu là Phật tử tại gia chưa có cơ hội thực hành tu thiền thì sẽ thực hiện 5 giới hạnh, bao gồm bố thí và giữ giới. Đối với Phật giáo Đại thừa, nhánh phái Thiền Tông cũng chú trọng tới việc tu thiền còn nhánh phái Tây Tạng thì đề cao trì chú hay niệm châm ngôn. Còn với các nhánh khác như Tịnh Độ Tông thì sẽ là tụng kinh.

Khi quy y Tam Bảo Phật tử phải thực hành 5 giới hạnh, tụng kinh, giữ giới,...

Khi quy y Tam Bảo Phật tử phải thực hành 5 giới hạnh, tụng kinh, giữ giới,...

Tại Việt Nam, hầu hết các Phật tử tại gia hay Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn, Ni đoàn cũng sẽ tu tập theo Tịnh Độ Tông bao gồm việc thực hành tụng kinh, giữ giới. Lý giải cho điều này là do Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Đại thừa ở Trung Hoa cách đây khoảng 2000 năm. Bên cạnh đó, một số bộ phận nhỏ đã chọn Thiền Tông Trung Hoa, nhánh Thiền Tông Việt Nam hay còn gọi là Trúc Lâm, được sáng lập bởi vua Trần Nhân Tông, sau này đã được khôi phục và phát triển tốt ở thời điểm hiện tại nhờ Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Dù vậy, vẫn có Phật tử đi theo Phật giáo Nguyên thủy. Giống như nhiều Phật tử ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á họ cũng sẽ tu thiền và thực hành giữ 5 giới hạnh.

Phật tử dù chọn con đường tu tập nào thì cũng đều cần có cho mình một tâm niệm sống hiền từ, hòa bình, quan tâm tới hạnh phúc của bản thân, cộng đồng. Mặt khác, thường xuyên khích lệ cùng nhau cố gắng, nỗ lực thực hành các giáo lý của Đức Phật.

4. Có bắt buộc Phật tử ăn chay không?

Theo ghi chép trong kinh điển nguyên thủy, Đức Phật khi còn tại thế không cấm Phật tử ăn mặt. Còn theo truyền thống khất thực từ xưa, các Phật tử theo Tăng đoàn, Ni đoàn khi đi xin ăn nếu được người dân cho đồ chay hay đồ mặt thì cũng đều hoan hỷ nhận.

Bên cạnh đó, trong 5 giới hạnh có đề cập đến việc người theo đạo Phật không được sát sinh để tránh nghiệp ác, nuôi dưỡng lòng từ bi. Trong quá khứ cũng từng có tu sĩ ở Tăng đoàn đã thỉnh cầu Đức Phật đề ra giới luật ăn chay.

Để giữ giới nhiều Phật tử vẫn lựa chọn việc ăn chay

Để giữ giới nhiều Phật tử vẫn lựa chọn việc ăn chay

Có thể thấy rằng, ăn chay không phải là điều bắt buộc với Phật tử. Tuy nhiên, điều này có thể đúng hoặc sai ở một số quốc gia và trường phái Phật giáo ở hiện tại. Ví dụ, hiện nay những người chọn Phật giáo Đại thừa của Ấn Độ hay Nhật Bản, Trung Quốc gần như các Phật tử khi tham gia vào Tăng đoàn, Ni đoàn sẽ ăn chay 100%.

Đối với Phật tử tại gia họ bắt đầu có xu hướng giảm hoặc ngừng lựa chọn thịt cá làm thực phẩm trong bữa ăn dù không trực tiếp sát sinh. Một số Phật tử khác lại lựa chọn việc ăn chay suốt cuộc đời và cùng thực hiện điều đó với con cái, vợ/chồng, cha mẹ.

Mong rằng, những thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Phật tử. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website loiphong.vn

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger