Giác Ngộ là gì? 8 điều giác ngộ trong Phật Giáo
Giác ngộ là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt thường bắt gặp trong giáo lý của nhà Phật. Vậy giác ngộ là gì, dấu hiệu nào cho thấy con người đã giác ngộ thành công? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chính xác về thuật ngữ này nhé.
1. Khái niệm giác ngộ
Xét theo nghĩa Hán Việt, giác ngộ được hiểu theo nghĩa là thức tỉnh, là đã tìm ra được một chân lý tuyệt vời nào đó trong cuộc sống đời thường. Từ ngữ này chỉ sự hiểu biết bằng cả trí thức, lý luận lẫn cảm xúc sâu sắc và kinh nghiệm sống của con người. Với ý nghĩa đó, nhiều người còn gọi giác ngộ với cái tên khác là tuệ giác.
Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ giác ngộ thể hiện ý nghĩa tốt đẹp. Là khi con người quyết định từ bỏ những thói quen xấu, chọn cách sống an nhiên, theo điều hay lẽ phải trên đời.
Thuật ngữ giác ngộ thể hiện ý nghĩa tốt đẹp
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa của giác ngộ của đạo Phật. Theo lời Phật dạy, giác ngộ biểu hiện cho sự thấu hiểu sâu sắc, được lẽ thật nơi mà chúng ta sinh ra từ thuở ban sơ cho tới khi kết thúc cuộc đời. Đồng thời, nó còn thể hiện việc con người tìm được những điều thú vị mà từ xưa đến nay vẫn chưa từng biết đến.
Nếu con người phàm trần có thể đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ trong phật giáo sẽ có khả năng đắc đạo thành Phật. Đây chính là đỉnh cao của sự phát triển và tiềm năng ẩn sâu bên trong mỗi người. Đây cũng chính là những mục tiêu lớn nhất giúp cứu được chúng sinh mà Phật giáo luôn hướng tới.
Khái niệm giác ngộ
2. Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?
Đây là điều mà rất nhiều nhầm lẫn dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Nhiều người nghĩ rằng giác ngộ tương tự như giải thoát. Họ nghĩ rằng một khi đã giác ngộ thành công, con người tự nhiên sẽ được giải thoát khỏi những khó khăn, khổ đau.
Thực tế, trong Phật giáo đã có khái niệm giải thoát từ rất lâu. Khái niệm này rất phổ biến trong nền văn hóa Veda và Upanishad tại đất nước Ấn Độ. Theo quan niệm của đất nước này, giải thoát có nghĩa là thoát khỏi vòng tròn tái sinh luân hồi, con người sẽ có được cuộc sống thanh thản hơn. Còn đối với Phật giáo, giải thoát lại có ý nghĩa là giải thoát con người khỏi cuộc sống khổ đau, phiền não.
Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?
3. Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo
Theo lời dạy của Phật giáo, các Phật tử nếu muốn trở thành những người xuất gia khỏi kiếp làm người sẽ phải tu tâm tích đức để giác ngộ thành công. Giác ngộ gồm bốn giai đoạn, con người có thể giác ngộ từng phần cũng được.
Theo cách nói của những người bình thường, khi chúng ta đã nhận ra và hiểu được một phần nào đó trong giáo lý, có nghĩa là đã nắm được một phần hay còn gọi là giác ngộ. Tuy nhiên, giác ngộ từng phần ở đây phải là giác ngộ trọn vẹn. Tức là đã hiểu biết toàn bộ một chủ đề trong phần đó, không phải là sự hiểu biết sơ sài, qua loa.
Giác ngộ trọn vẹn có thể hiểu như một bể nước nóng, còn giác ngộ một phần giống như một cốc nước sôi, nó rất nhỏ bé so với bể nước sôi lớn kia. Tuy nhiên, dù nước trong bể hay trong ly thì đều cần phải đạt được độ sôi là 100 độ C mới được công nhận.
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo
Chỉ những người giác ngộ thực sự mới biết mình đã giác ngộ được những gì và bằng cách nào. Trong Phật giáo, có một điều cấm kỵ mà các một tu sĩ không được phép phạm phải đó là công bố mình chứng đắc giác ngộ trong khi chưa giác ngộ.
Niết bàn là một trong những trạng thái cảm xúc của người đã giác ngộ hoàn toàn. Đây là cảm xúc không thể tả khi họ đã giải thoát bản thân khỏi tất cả những điều khổ đau và không còn ràng buộc gì với thế giới này nữa. Sẽ chẳng ai có thể hiểu được cảm giác này ngoài những người niết bàn.
4. Tổng hợp 8 điều giác ngộ theo Phật giáo
Để trở thành một đạo tử của Phật giáo, chúng ta phải sống hết lòng, đọc tụng cả ngày và đêm và luôn quan niệm sâu sắc về những điều giác ngộ mà Phật đã dạy. Dưới đây là tổng hợp 8 điều này:
4.1 Giác ngộ vạn pháp chỉ là sự vô thường vô ngã
Con người cần giác ngộ phải hiểu rằng vạn pháp chỉ là sự vô thường vô ngã mà thôi. Nếu tìm hiểu kỹ và nắm rõ được quy luật vô thường và vô ngã của vạn pháp, chúng ta sẽ tránh được những điều khổ đau làm tổn thương đến bản thân. Đồng thời, cũng dần dần đạt được sự giải thoát và an lạc cho tâm hồn.
Giác ngộ vạn pháp chỉ là sự vô thường vô ngã
4.2 Có nhiều ham muốn sẽ gặp nhiều khổ đau, gian nan
Con người phải giác ngộ và hiểu được rằng nếu càng có nhiều ham muốn, cuộc sống sẽ gặp phải nhiều khổ đau, gian nan. Do đó, giảm bớt những ham muốn sẽ giúp cuộc đời của chúng ta bớt khổ, bớt đau, bớt muộn phiền.
Có nhiều ham muốn sẽ gặp nhiều khổ đau, gian nan
4.3 Con người cần giác ngộ được rằng an lạc
Con người cần giác ngộ được rằng an lạc chắc chắn sẽ được tạo ra từ tri túc. Hãy học cách sống đơn giản, bình dị và an yên thì mới có thể tập trung vào việc tu đạo để giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
4.4 Hãy giác ngộ để đi đến được quả vị
Hãy giác ngộ rằng để đi đến được quả vị của giác ngộ, chúng ta cần phải có sự tinh cần. Con người có thói quen lười biếng, chỉ biết sống theo cách hưởng thụ sẽ khiến bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng đọa lạc, bị vướng vào ma chướng và sự phiền não mà không thể nào thoát ra.
Hãy giác ngộ để đi đến được quả vị
4.5 Sống trong sự quên lãng và vô minh
Điều giác ngộ tiếp theo trong Phật giáo chính là sống trong sự quên lãng và vô minh sẽ khiến bản thân mình bị kìm hãm cuộc đời trong cõi sinh tử. Nếu muốn bản thân giác ngộ thành công và có khả năng giáo hóa, hãy sống theo chánh niệm và thức tỉnh dần dần.
4.6 Giác ngộ là biết bố thí
Bạn cần biết rằng sự bố thí chính là một trong những phương tiện rất quan trọng, có khả năng độ đời người. Chính vì sự nghèo khổ, đói kém khiến phần lớn con người bị vướng mắc trong sự căm thù và oán hận không đáng có. Từ đó có thể tạo thêm nghiệp xấu mà không hề nhận thấy.
Những người hành đạo bắt buộc phải học cách bố thí cho đời. Phải coi tất cả mọi người, kẻ ghét người thương đều như nhau. Không để tâm những điều ác mà người khác đã gây ra với mình. Không lấy tâm ghét bỏ người khác chỉ vì nghèo khó, đói ăn mà lỡ phạm phải điều xấu.
Giác ngộ là biết bố thí
4.7 Giác ngộ đi vào đời để hóa độ
Người hành đạo cũng cần giác ngộ về việc đi vào đời để hóa độ nhưng không để bản thân bị chìm đắm sâu trong cuộc đời của mình. Người muốn xuất gia để cứu độ chúng sinh chỉ nên sở hữu duy nhất y bát cho bản thân mình.
Luôn phải tuân theo nếp sống thanh tao, liên khiết để hành đạo. Đồng thời, phải luôn giữ phẩm chất trong sạch cho thanh cao, dùng lòng từ bi, vị tha của mình để đối nhân xử thế.
Giác ngộ đi vào đời để hóa độ
4.8 Không nên chỉ chăm chăm lo giải thoát cho bản thân
Điều giác ngộ cuối cùng trong Phật giáo chính là không nên chỉ chăm chăm lo giải thoát cho bản thân. Thay vào đó, hãy tích cực động viên người khác để tất cả mọi người đều cùng hướng về giác ngộ.
Không nên chỉ chăm chăm lo giải thoát cho bản thân
5. Dấu hiệu của giác ngộ là gì?
Nhiều người tuy chỉ mới hiểu biết được một chút đã luôn tự nhận mình là người tu hành uy tín và sở hữu rất nhiều trí tuệ trong cuộc sống. Sự ngộ nhận này thường gặp rất nhiều tại các hành giả hiện nay. Đây thực chất chỉ là sự tinh vi, mê muội quá độ mà thôi. Họ đang tự tay đóng cửa linh hồn của mình lại mà không hề hay biết hoặc cố tình không biết.
Sự thật là giác ngộ và sự thức tỉnh không nằm trong tầm hiểu biết con người. Xưa nay, nó vốn đã tồn tại song song với chúng ta mà ít ai có thể nhận ra. Khi chúng ta có thể giảm dần được những ham muốn trần tục trong cuộc sống cũng là lúc ta đã giác ngộ thành công. Từ đó, ta cũng hiểu được những ham muốn, vật chất này sẽ chỉ mang đến những khổ đau, buồn đã mà thôi.
Dấu hiệu của giác ngộ là gì?
Dấu hiệu của giác ngộ tiếp theo là con người dần chuyển sang xu hướng tìm kiếm con đường trở thành những người cao thượng, biết nhường nhịn, bao dung với người khác nhiều hơn. Trong cuộc sống từ xưa đến nay, những người yếu thế, thấp cổ bé họng luôn phải nhận phần thua thiệt nhiều hơn. Họ không có tiếng nói trong xã hội và cũng là nạn nhân của những quy tắc, mô hình vô lý.
Giác ngộ là khi chúng ta có tâm hồn thanh thản, không còn vướng mắc về chuyện tình duyên. Không còn thắc mắc tại sao nó lại đến và nó từ đâu xuất hiện… Đồng thời, chúng ta cũng hiểu rằng nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong tất cả chúng ta và ở mọi vật.
6. Một người giác ngộ là như thế nào?
Dù nam hay nữ thì đều có thể giác ngộ để hướng tới cuộc sống thanh bình hơn. Trên thực tế, không có quá nhiều người có thể giác ngộ thành công, thậm chí là ở những như chùa, thiền viện. Không phải do giác ngộ quá phức tạp mà là do chính chúng ta không quyết tâm kéo bản thân ra khỏi vũng lầy của sự đau khổ này.
Những người giác ngộ thường rất khó để nhận ra, nhất là trong đám đông. Bởi vì những người này thường có phong cách sống khá kín đáo và trầm lặng. Chỉ khi không khí trở nên sôi nổi hơn, họ mới thật sự tỏa sáng và nổi bật.
Trong khi người phàm trần bị cơn tức giận làm ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi thì những người giác ngộ lại chọn cho mình cách im lặng, dùng lòng vị tha, tình yêu thương để xoa dịu sự việc.
Trong khi mọi người đang vướng trong mới rối loạn, hỗn độn và cuộc khủng hoảng kéo dài do khó khăn chồng chất thì những người giác ngộ vẫn luôn sống một cuộc sống bình tĩnh như xưa nay.
Người giác ngộ thật thụ sẽ không bao giờ thể hiện hay đưa ra ra một ý kiến, quan điểm bảo vệ nào cả. Đó là lý do nhiều người đánh đồng người giác ngộ và người kém thông minh với nhau. Nét mặt của người giác ngộ luôn rạng rỡ, tươi tắn và bình yên. Vì họ không cần phải lo lắng về quá khứ hay tương lai. Dù thế nào thì họ vẫn sẽ sống với một cuộc sống bình dị, không sân si, không hằn thù.
Kết luận
Trên đây là bài viết giải đáp giác ngộ là gì và những điều giác ngộ theo lời Phật dạy. Nếu bạn cũng muốn có một cuộc sống bình yên như vậy, hãy tu tâm để trở thành người giác ngộ nhé.