Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Đường Huyền Trang và hành trình thỉnh Kinh ghi dấu trong lịch sử

Thứ Tư, 07/08/2024
Trần Xuân Bách

Đường Huyền Trang là một cao tăng Trung Quốc, người đã có hành trình thỉnh Kinh ghi dấu trong lịch sử. Tất cả những trải nghiệm, gian nan của ông chính thể hiện cho sự kiên trì và mang ý nghĩa phi thường. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngài cũng như nắm bắt các câu chuyện thần kỳ, bí hiểm Loiphong.com.vn sẽ mang tới bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu thân thế của Đường Huyền Trang

Đường Huyền Trang được biết đến với tên thật là Trần Huy, một số tài liệu ghi là Trần Vĩ. Pháp sư sinh vào khoảng năm 603 ở một gia đình gia giáo thuộc Lạc Dương, phía Bắc, ngày nay thuộc vào tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Cha của ngài cũng từng làm quan ở trong triều đình, tuy nhiên vì bất mãn nên đã xin cáo lão và về quê tĩnh già từ rất sớm.

Đường Huyền Trang sinh ra vào một gia đình gia giáo ở Lạc Dương

Đường Huyền Trang sinh ra vào một gia đình gia giáo ở Lạc Dương

Khi Đường Huyền Trang được 5 tuổi thì mẹ qua đời. Sau đó 5 năm cha của ngài cũng đã đổ bệnh và mất đi. Kể từ đó Huyền Trang phải đối mặt với những ngày tháng vô cùng cực khổ, tủi nhục, long đong vất vả. Ngài phải chật vật với cuộc sống mưu sinh và thường bị xã hội khinh thường. Tuy nhiên nhờ vào cố gắng, nỗ lực, cuối cùng ông cũng đã tìm thấy chân lý sống cho bản thân là tìm tới cửa Phật.

Những năm đầu của thập niên 10, thế kỷ VII, xã hội Trung Quốc xảy ra nhiều biến cố lớn như thời thế loạn lạc, chiến tranh liên tục, dân chúng nghèo khổ, làm than. Lúc này Huyền Trang cũng chỉ biết tiếp tục sống nhờ cửa Phật và nghiên cứu Phật Pháp.

Ngài là một người thông minh, sáng lạn, am hiểu rất nhiều văn chương nên chỉ một thời gian ngắn đã am hiểu được triết lý của Phật Giáo. Vị sư trẻ cũng đã đi đến nhiều nơi ở Trung Quốc để chiêm bái thuyết giáo và phổ độ chúng sanh. Kể từ đây tên tuổi của ngài ngày càng được lưu danh, nhiều người biết tới và tôn trọng.

Huyền Trang thông minh, sáng lạn và rất am hiểu văn chương

Huyền Trang thông minh, sáng lạn và rất am hiểu văn chương

Năm 618, nhà Đường được thành lập, khi đó Huyền Trang đã rời Lạc Dương để tìm tới kinh Đô Trường An. Mục đích của chuyến đi là gặp gỡ, tiếp xúc và thỉnh giáo với nhiều bậc thánh tăng. Trong những cuộc gặp gỡ này đã giúp cho ngài nhận ra bản thân còn rất nhiều thiếu sót và mang lòng hoài nghi về mọi điều.

Để có thể làm sáng tỏ những điều trên ngài đã đưa ra quyết định vô cùng táo bạo đó là thực hiện cuộc hành trình Tây Du sang Ấn Độ. Mục đích để có thể chiêm bái Phật và nghiên cứu giáo lý.

Chặng đường từ Trường An, Trung Quốc sang Tây Trúc của Ấn Độ để thỉnh chân kinh rất gian nan và nghi hiểm. Tuy nhiên nhờ vào nghị lực, sự quyết tâm và hoài bão cuối cùng ngài cũng đã đạt được thành quả mà người đời phải ngưỡng mộ.

2. Tính cách nổi bật của Đường Huyền Trang

Mặc dù lúc bấy giờ Đường Huyền Trang chỉ là một nhà sư trẻ nhưng ông đã có tấm lòng nhiệt huyết chuyen tu đạo đức và một lòng hướng về Phật. Ngài được đánh giá rất cao về cả tâm hồn lẫn nhân cách sống.

Cả cuộc đời của ngài sinh ra là để cống hiến cho đời, mang tới sự bình an, hạnh phúc cho chúng sanh. Ngài không chỉ được biết tới với diện mạo, dáng vẻ trẻ mà còn có tâm hồn và nhân cách vô cùng cao đẹp của vị Phật sống.

Từ khi mới sinh ra ngài đã sở hữu một diện mạo rất tuấn tú, khôi ngô cùng với dáng vẻ uy nghi khác người. Nhiều tài liệu đã ghi chép lại rằng vị pháp sư này cao hơn bảy thước xưa, da dẻ hồng hào cùng với đó là cặp lông mày rộng, mắt sáng ngời. Ngài đi đứng với dáng vẻ khoan thai, ung dung và luôn hướng về phía trước. Mọi cử chỉ được ví giống như dòng sông lớn chảy và sáng như đoá hoa sen nở ở trên mặt nước.

Đường Huyền Trang sinh ra đã sở hữu diện mạo khôi ngô, tuấn tú

Đường Huyền Trang sinh ra đã sở hữu diện mạo khôi ngô, tuấn tú

Ngài sống rất hoài bão, có lý tưởng rõ ràng và luôn tìm tòi, khám phá về sự đời. Nhờ vào đức tính kiên nhẫn, quyết tâm nên Huyền Trang luôn vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. Từ nhỏ ngài cũng đã có tình tình cao thượng, sẵn sàng mở rộng lòng mình, học hỏi các bậc hiền nhân và chán ghét sự cám dỗ, bất công đời thường.

Bên cạnh đó tấm lòng từ bi, bao dung độ lượng của vị Phật sống cũng thường trực ở trong người Đường Huyền Trang. Ngài đồng cảm, độ lượng với tất cả mọi người, kể cả giàu sang hay nghèo khó, quyền quý hay hạ liệt. Tình cảm của ngài được xem là tình yêu cho chúng sanh.

Ngài có tấm lòng từ bi, bao dung độ lượng như vị Phật Sống

Ngài có tấm lòng từ bi, bao dung độ lượng như vị Phật Sống

3. Bối cảnh lịch sử trước khi Đường Huyền Trang thỉnh kinh

Vào năm 618, Trung Quốc đã xảy ra rất nhiều biến động lớn, đặc biệt nhất là sự tiêu vong nhà Tuỳ và phát triển của nhà Đường. Khi nhà Đường lên ngôi Phật Giáo đã dần dần thay thế cho Nho Giáo. Điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp cho ngài có thể thực hiện được hành trình tìm tới chánh Pháp.

Ông đã đi tới rất nhiều ở ở đất nước Trung Hoa và chọn dừng chân tại kinh đô văn hiến Trường An. Tại đây ngài đã được gặp và tiếp xúc với nhiều bậc cao tăng và nhanh chóng ghi điểm, chiếm được cảm tình của người dân Trường An.

Lúc bấy giờ ở Trung Quốc cũng đã xuất hiện rất nhiều tông phái. Điều này khiến cho người tu đạo khó xác định được nền tảng chính thức. Đường Huyền Trang là người tài cao, đức trọng nên sự không rõ ràng khiến ngài khó chấp nhận được. Lúc này ngài có những nghi ngờ về nhiều điều nên đã có suy nghĩ là tìm ra nguồn gốc của nó để xác định chân lý đúng đắn.

Nhờ vào những điều trên đã khiến cho Đường Huyền Trang có quyết định vô cùng liều lĩnh là sang đất Phật để hiện thực hóa về ý định của bản thân. Năm 627 ngài đã gửi thư lên vua Thế Dân để được thỉnh cầu sang Ấn Độ lấy kinh.

Nhận được thư của Huyền Trang nhà vua cảm thấy vô cùng vui mừng bởi có những bậc cao tăng một lòng thành kính với Phật. Chính vì vậy vua Thế Dân đã ngay lập tức đồng ý. Trước khi khởi hành, Đường Thái Tông cũng đã đích thân viết văn diệp lấy kinh, đóng dấu bảo ấn thông hành. Ý chỉ của thông quan văn điệp đó chính là Đường Huyền Trang là do nà vua phái đi và các nước để cho ngài đi qua.

Bên cạnh đó Đường Thái Tông cũng đã bỏ vào chén rượu chay một dúm đất và không quên dặn dò Huyền Trang. Điều này có ý nghĩa rằng mong ngài luôn nhớ nguyện ước thuở đầu, đừng vì xứ người giàu có và xa hoa mà quên đi những lời nguyện ước đầu tiên.

4. Hành trình thỉnh kinh đầy ấn tượng của bậc thánh tăng

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại đã có nhiều bậc cao tăng hành hương sang Ấn Độ để thỉnh kinh. Thế nhưng chỉ chuyến đi của Đường Huyền Trang mới để lại nhiều dấu ấn đặc biệt và ghi vào sử sách.

Hành trình thỉnh kinh của ngài đã kéo dài lên tới 17 năm và trải qua biết bao nhiêu thử thách, chông gai. Trong suốt thời gian này Huyền Trang đã phải đối diện với rất nhiều nỗi nhọc nhằn, gian truân và nguy hiểm. Đồng thời ngài cũng đã nếm trải những cay đắng trong cuộc đời con người, từ sự ganh ghét, đố kỵ, tới lòng tham lam, dục vọng…

Đường Huyền Trang có chuyến đi thỉnh kinh ở Ấn Độ với nhiều dấu ấn đặc biệt

Đường Huyền Trang có chuyến đi thỉnh kinh ở Ấn Độ với nhiều dấu ấn đặc biệt

Để đến được Ấn Độ thỉnh kinh Đường Huyền Trang đã đi qua rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau và tiếp xúc với nhiều tộc người. Qua đó cũng giúp ngài học hỏi được vô vàn điều bổ ích. Đặc biệt được tận mắt chứng kiến hiện thực cuộc sống xung quanh và tự bản thân đối diện được với cám dỗ, đôi lúc tưởng chừng là gục ngã và không thể tiếp tục.

Nhờ vào sự quyết tâm, cố gắng và nỗ lực nên Đường Huyền Trang vẫn tiếp tục chinh phục lý tưởng sống mà mình đặt ra. Ông đi băng qua nhiều cánh rừng âm u, các sa mạc nóng bức, vùng đất hoang vu và cuối cùng cũng đã đặt chân tới đất Phật. Tại đây Huyền Trang đã được chiêm mộ về giáo lý chính thống của Phật Giáo, gặp các vị Thánh Tăng và thỏa nguyện mong ước từ bấy lâu nay.

Ngài lên đường thỉnh kinh từ năm 25 tuổi đang rất khôi ngô tuấn tú tới khi trở về thì tuổi đã xế chiều. Thế nhưng Đường Huyền Trang không có bất kỳ lời than vãn hoặc trách phận nào mà lại lấy cuộc hành trình này làm hạnh phúc bởi đã thực hiện được những ước mơ ấp ủ bấy lâu. Ngài mang triết lý đạo Phật có được từ Ấn Độ và ngày đêm nghiên cứu dịch thuật, sau đó nhanh chóng trở thành một trong các nhà văn hoá thông thái của Trung Quốc.

5. Thành tựu Đường Huyền Trang đạt được

Danh tiếng Đường Huyền Trang đã nhanh chóng lan rộng muôn nơi. Theo nhiều tài liệu đã lan truyền rằng Ngài tới tận Ấn Độ để có thể học từ gốc tới ngọn của Phật Giáo. Ngài cũng trở thành người duy nhất đã được vua nước đường đỡ đầu cũng như là người dịch bản thảo Phật Giáo chính gốc mà ít người biết tới.

Học Viên của Huyền Trang phủ rộng ở khắp Trung Quốc, thậm chí còn lan sang cả nước ngoài như Nhật Bản, Triều Tiên, các quốc gia Trung Á. Ngoài ra cũng có rất nhiều tăng sĩ tới từ Ấn Ddooj hâm mộ và thành kính ngài.

Không chỉ truyền bá về kinh sách và các tư tưởng Phật Giáo mới mẻ Đường Huyền Trang còn góp phần vào việc thay đổi nền nghệ thuật, kiến trúc của Trung Quốc. Ngài đã mang về rất nhiều vật dụng cùng với thiết kế độc đáo trong quá trình thỉnh kinh của mình.

Đại sư cũng đã thiết kế một nơi để đựng kinh sách đặt tại Trường An, Trung Quốc. Cho tới bây giờ nơi ấy vẫn còn tồn tại và trở thành một trong những dấu ấn đặc biệt của vùng đất.

Đường Huyền Trang được đánh giá là một trong những nhà dịch giả vĩ đại với rất nhiều tác phẩm kinh điển mang giá trị cao đối với nền Phật Giáo. Ông đã để lại nhiều tác phẩm như Thí Dụ Kinh, Tâm Kinh, Đại Thừa Kinh, Đà La Ni hay những bộ luận về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Dược Sư…

Ngoài ra Huyền Trang cũng đã dịch rất nhiều bộ kinh có liên quan tới Trung Quán Tông, Duy Thức Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông… Công trình dịch thuật này rất lớn với 74 bộ kinh trong vòng 19 năm. Trong đó phải kể tới quyển kinh dài như Ma Ha Bát Nhã La Mật Đa với hàng nghìn trang khác nhau.

Đường Huyền Trang là một dịch giả vĩ đại với nhiều tác phẩm kinh đỉnh mang giá trị cao của nền Phật Giáo

Đường Huyền Trang là một dịch giả vĩ đại với nhiều tác phẩm kinh đỉnh mang giá trị cao của nền Phật Giáo

6. Kết luận

Những thông tin về Đường Huyền Trang được chúng tôi tổng hợp chi tiết ngay tại bài viết trên. Có thể thấy ngài là con người suốt cả một đời phụng sự với Phật Pháp, không nghĩ cho riêng mình dù chỉ một lần. Ngài sẽ mãi là một trong những bông sen đời đời ngát hương và được người đời kính trọng.

 

Danh mục
Chat messenger