Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Đền cô Chín

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Đền cô Chín là một trong những ngôi đền thờ phụng “Tứ Phủ Thánh cô” nổi tiếng linh thiêng tại xứ Thanh. Chính vì sự linh thiêng nên nơi đây thu hút rất đông du khách tới dâng hương, cúng bái để cầu mong sự bình an, may mắn. Tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.vn để hiểu rõ hơn về ngôi đền linh thiêng này nhé!

1. Đền cô Chín ở đâu? Đến đền cô Chín như thế nào?

Đền cô Chín côn được biết đến với tên gọi là đền cô Chín Giếng Thanh Hóa. Đây là một trong những di tích lịch sử quốc gia tại Thanh Hóa, thu hút rất đông du khách. Tên gọi đền cô Chín bắt nguồn từ chín miệng giếng thiêng quanh năm đủ nước không bao giờ cạn.

Đền Chín Giếng ở Thanh Hóa

Đền Chín Giếng ở Thanh Hóa

Đền cô Chín Thanh Hóa cô địa chỉ trên đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi đền nằm ngay đầu địa phận tỉnh Thanh Hóa, gần các tuyến đường giao thông chính nên việc đi lại rất thuận tiện.

Để đến đền cô Chín bạn cô thể di chuyển bằng xe máy, xe ô tô. Cụ thể

Đối với ô tô: Từ Hà Nội bạn di chuyển theo hướng cao tốc Hà Nội - Ninh Bình rồi đi theo quốc lộ 1A. Khi tới thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) thì bạn sẽ đến được thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa.

Đối với xe máy: Di chuyển bằng xe máy đến đền cô Chín cũng rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi theo đường Giải Phóng ra hướng QL1 cũ. Tiếp đó, đi qua địa phận tỉnh Hà Nam, Ninh Bình là đến Thanh Hóa.

2. Sự tích về đền cô Chín

Đền cô Chín là nơi thờ tự Cửu Thiên Huyền Nữ - người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Truyền thuyết về cô Chín Giếng được truyền miệng trong dân gian, lưu truyền cho đến tận ngày nay và được coi là một nét đẹp văn hóa, sinh hoạt của người dân Việt.

Cô Chín là ai? Sự tích về đền Chín Giếng

Cô Chín là ai? Sự tích về đền Chín Giếng

Truyền thuyết kể rằng, trong một cuộc giao tranh giữa công chúa Liễu Hạnh và Tiền Quân Thánh, công chúa Liễu Hạnh gặp nạn và phải biến thành côn rồng nương nhờ nơi ở của Cửu Thiên Huyền Nữ. Đây là dấu mốc đánh dấu sự xuất hiện của 9 chiếc giếng thiêng trong đền hiện nay.

công chúa Cửu Thiên Huyền Nữ đã ban phép thần giúp Liễu Hạnh thoát khỏi vòng vây hiểm ác của Tiền Quân Thánh. Liễu Hạnh và Cửu Thiên Huyền Nữ đã kết tình tỷ muội và ngôi đền được lập ra để ghi nhớ công ơn công chúa.

3. Không gian văn hóa tâm linh đền cô Chín Thanh Hóa

Đền cô Chín Giếng được xây dựng cùng thời với đền Sòng Sơn vào thời Cảnh Hưng, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Đến năm 1939, đền được tu sửa và đến năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2004, được trùng tu và tôn tạo.

Cung thờ cô Chín

Cung thờ cô Chín

Đền cô Chín không quá lớn, trước mặt đền là 4 cây cột đá lớn, tựa như cổng Tam quan mở rộng cánh đón du khách tới thăm quan. Bước qua khoảng vài chục bậc thang du khách sẽ tới chính điện. Không gian chính điện có tấm biển với dòng chữ “Cung thờ cô Chín”, được bày trí tượng thờ, hoa thơm, hương để du khách thành tâm dâng hương cầu may.

Khu vực được nhiều người ghé thăm khi đến đền cô Chín

Khu vực được nhiều người ghé thăm khi đến đền cô Chín

Đền cô Chín ở Thanh Hóa có thiết kế cổ kính, mái ngói đỏ cam cùng những hoa văn, họa tiết rồng phượng đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh dân tộc. Khi đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ bởi ngôi đền được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông nghĩa là lưng tựa vào núi, trước mặt là dòng suối Sòng chảy qua. Bên cạnh đó, cảnh quan chín miệng giếng kỳ bí tạo nên khung cảnh đầu mê hoặc, mang đậm giá trị tâm linh văn hóa.

4. Kinh nghiệm thăm quan đền cô Chín

4.1. Nên đến đền cô Chín Giếng vào thời gian nào?

Hàng năm, có rất nhiều du khách thập phương tới đền cô Chín Giếng để dâng hương, thăm quan. Có 2 khoảng thời gian lý tưởng mà bạn nên ghé đền cô Chín đó là:

● Ngày 26/2 âm lịch: Lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội.

● Ngày 9/9 âm lịch: Là lễ hội chính của đền cô Chín, thu hút rất đông mọi người tham gia.

Hai khoảng thời gian này du khách tới đền cô Chín rất đông nên bạn có thể sắp xếp, ghé thăm đền cô Chín vào bất kỳ một khoảng thời gian nào. Ngoài việc dâng hương tại đền thì bạn còn được thăm quan dòng suối tương truyền là “chín miệng giếng thiêng hạ giới”.

4.2. Đền cô Chín Thanh Hóa cầu gì?

Đền cô Chín Thanh Hóa cầu gì?

Đền cô Chín Thanh Hóa cầu gì?

Đền thờ cô Chín ở Thanh Hóa nổi tiếng linh thiêng, cô Chín không chỉ là vị tiên có nhiều phép mà còn là người có tấm lòng bao dung, vị tha, giúp đỡ dân lành. Vậy nên, khi đến đây bạn có thể cầu nguyện sức khỏe, bình an cho gia đình, công việc.

4.3. Sắm lễ đi đền thờ cô Chín

Lễ vật dâng lên đền cô Chín hay bất kỳ thần linh nào trong tín hướng thì đều cần phải xuất phát từ cái tâm, từ lòng thành của người dâng lễ. Lễ vật không cần quá khoa trương nhưng cũng không được quá sơ sài vẫn nên có đủ những lễ vật cơ bản để thể hiện sự tôn kính của mình danh cho cô Chín.

Sắm lễ đi đền thờ cô Chín

Sắm lễ đi đền thờ cô Chín

Mâm lễ chuẩn bị để dâng lên đền cô Chín thường sẽ có thẻ hương, hoa quả, tập tiền vàng mã. Nếu có thời gian, bạn hãy chuẩn bị thêm bánh kẹo hoặc đồ lễ chay để dâng lên cô Chín. Lưu ý cho bạn là không nên lựa chọn những loại trái cây có chùm như nho, vải, nhãn,...

Khi tới cửa đền, hãy dâng hương và thành tâm khấn vái cô Chín cho gia đình, con cái có nhiều sức khỏe, sự nghiệp thăng tiếng, mọi điều thuận lợi. Chỉ cần bạn thành tâm dâng lễ, chắc chắn cô Chín sẽ che chở cho gia đình bạn.

4.4. Lưu ý khi đi lễ tại đền cô Chín

Lưu ý khi đi lễ ở đền cô Chín Thanh Hóa

Lưu ý khi đi lễ ở đền cô Chín Thanh Hóa

● Khi dâng lễ, du khách nên bắt đầu khấn trước ở bàn thờ đá. Đây được coi là hình thức xin phép các vị cai quản tại ngôi đền, cho phép bạn được vào dâng hương lên đền cô Chín. Khi đã khấn vái xong, du khách dâng lễ vào trong điện thờ và đọc văn khấn cầu may. Nên đợi hết một tuần hương rồi mới hạ lễ.

● Nếu đến mà chưa kịp chuẩn bị đồ lễ thì bạn có thể tham khảo ở các gian hàng đối diện. Tại đây, họ không chỉ bán lễ mà còn viết sớ cho bạn.

● Lựa chọn trang phục phù hợp, kín đáo; cử chỉ nhẹ nhàng không cười nói quá lớn hay nô đùa chốn tâm linh.

● Tuân thủ theo các quy định của đền, giữ gìn vệ sinh chung.

● Nếu bạn quay video thì hãy xin phép ban quản lý.

5. Lễ hội đền thờ cô Chín Thanh Hóa

Như thông tin ở trên, đền cô Chín Thanh Hóa hàng năm sẽ có hai ngày lễ lớn, thu hút rất đông du khách tới thăm quan và dâng hương cầu may. Đó là:

5.1. Lễ rước kiệu đền Sòng Sơn qua đền cô Chín

Lễ rước kiệu đền Sòng Sơn qua đền cô Chín

Lễ rước kiệu đền Sòng Sơn qua đền cô Chín

Đền Sòng Sơn là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, tọa lạc ở địa phận xã Bỉm Sơn. Cứ đến ngày 26/2 âm lịch hàng năm, người dân tại xã Bỉm Sơn lại cùng nhau tổ chức Lễ dâng hương Thánh mẫu Liễu Hạnh để tưởng nhớ công ơn và cầu mong bình an, sức khỏe.

Tương truyền, do Cửu Thiên Công Chúa đã có công giúp Thánh mẫu Liễu Hạnh trong trận chiến với Tiền Thanh Quân. Vì thế, cứ mỗi dịp Lễ dâng hương Thánh mẫu Liễu Hạnh, người dân địa phương lại tổ chức lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn đến đền cô Chín. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn ghi nhớ công ơn giúp đỡ cũng như thể hiện hình ảnh chị tới thăm em bởi Thánh mẫu và công chúa đã kết nghĩa tình chị em.

5.2. Chính hội đền cô Chín

Ngày 9/9 âm lịch hàng năm được chọn là ngày diễn ra Chính hội đền cô Chín. Nhân dân địa phương và du khách khắp nơi đổ về dâng hương bái lễ cô Chín cầu mong sức khỏe, tiền tài, bình an cho bản thân và gia đình.

Trước khi vào lễ cô Chín, du khách nên chuẩn bị một mâm lễ đầy đủ. Mâm lễ không cần phải quá khoa trương mà quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng, từ cái tâm hướng thiên của mỗi người.

6. Một số đền thờ cô Chín khác

Ngoài đền thờ cô Chín ở Thanh Hóa còn có nhiều đền thờ cô Chín khác như:

Đền thờ cô Chín ở Hà Nội: Được biết đến nhiều với tên gọi là đền Sòng Sơn Vọng Từ, tọa lạc ở số 35 đường Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa. Đây là nơi thờ vọng của cô Chín Sòng Sơn vì đền thờ chính ở Sòng Sơn Thanh Hóa nên đền ở Hà Nội có tên chữ là “Sòng Sơn vọng từ”.

Đền thờ cô Chín ở Hà Nội

Đền thờ cô Chín ở Hà Nội

Đền thờ cô Chín Thượng - Bắc Giang: Đền thờ cô Chín Thượng nằm gần đền chúa Nguyệt Hồ (khoảng 4km) ở huyện Yên Thế. Ngôi đền được đặt trên đỉnh một ngọn núi cao, không gian kiến trúc đẹp và linh thiêng

Đền thờ cô Chín Suối Rồng - Hải Phòng: Vì đền cô Chín nằm cạnh suối Rồng nên nơi đây được gọi là đền cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi là đền cô Chín Suối, đền cô Chín Rồng.

Đền cô Chín Tây Thiên: Nằm trong quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền cô Chín Tây Thiên có kiến trúc đẹp.

Đền cô Chín Tây Thiên

Đền cô Chín Tây Thiên

Đền cô Chín Đồng Mỏ - Lạng Sơn: Ngôi đền nằm trên lưng chừng ngọn núi. Có 2 cách để đến đền cô Chín Đồng Mỏ đó là đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ và đi xuống từ đền Chầu Mười Đồng Mỏ.

Đền cô Chín là địa điểm chiêm bái linh thiêng và là địa điểm mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến hành trình khám phá, thăm quan Thanh Hóa. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger