Đền cô Bơ
Cô Bơ là một trong những Thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh Cô. Cô được người dân yêu mến, kính trọng nên đã lập đền thờ để thờ cúng. Nếu bạn đang có ý định đi đền thờ cô Bơ nhưng không biết đi sắm lễ như thế nào, văn khấn ra sao thì hãy theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của loiphong.vn
1. Cô Bơ là ai? Sự tích cô Bơ Bông
Cô Bơ còn có nhiều tên gọi khác như cô Bơ Bông, cô Ba Thoải cung, cô Bơ Hàn Sơn,...Cô Bơ Bông rất nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Có rất nhiều thần tích xoay quanh thân thế và cuộc đời của cô Bơ nhưng được mọi người biết đến nhiều nhất đó là sự tích sau đây:
Tương truyền, cô Bơ Bông là con gái của vua Thủy Tề dưới Thủy Cung. Được lệnh vua cha giáng trần vào thời Lê Trung Hưng để giúp vua cứu nước. Khi mãn hạn thì có xe loan đến rước về Thủy Cung
Đức Thái Bà nằm mơ thấy một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, tự xưng là Thủy Cung Thiên Nữ, tới dâng cho bà một viên ngọc quý giá. Ít lâu sau, Đức Thái Bà thụ thai và sinh ra một người con gái nhan sắc hơn người. Cô Bơ càng lớn càng xinh đẹp, giỏi giang, biết cả “cầm kỳ thi họa”.
Cô Bơ (ở giữa) là người xinh đẹp, tài giỏi
Khi giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu tạm lánh ở xứ Hà Trung, Thanh Hóa gần ngã ba sông Thác Hàn. Cô Bơ đã có công giúp vua Lê Lợi đánh giặc Minh trong những ngày đầu khởi nghĩa. Sau này, còn giúp vua trong cuộc “Phù Lê dẹp Mạc”
Có một điển tích xưa viết rằng, trong một lần bị địch truy đuổi ở ngã ba sông Thác Bờ, vua Lê đã gặp được cô Bơ và cô đã giúp vua đóng giả thành anh trai mình. Sau đó, cô còn tận tâm tận lực giúp nhà Lê bằng cách chở quân sĩ, lương thực qua sống tiếp tế cho kháng chiến. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình, vua Lê vô cùng cảm kích và hẹn sau khi đại thắng sẽ rước cô về cung.
Thế nhưng, khi đại thắng, nhà vua cho quân rước cô Bơ về thì cô đã thác tự từ bao giờ. Có người nói rằng, sau khi giúp vua, cô Bơ đã quay trở về Thủy Cung. Sau này, cô vẫn hiển linh ở ngã ba sông giúp đỡ người dân, độ cho thuyền bè qua lại thuận lợi.
Hình ảnh cô Bơ Bông
Theo một hiền tích khác, vào những năm đầu đại Hồng Đức triều dưới thời vua Lê Thánh Tông, có Sùng Quốc Công - Lê Thọ Vực trong một trận giao tranh ác liệt bất phân thắng bại. Chính đêm hôm đó, ông đã mơ thấy một cô gái mặc xiêm y trắng trên trời giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng nói với ông rằng “Xin hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải rất ứng linh”. Theo lời Cô, ông đã dặn binh lính chuẩn bị và làm theo. Cuối cùng, ông và nghĩa quân đã giành chiến thắng lừng lẫy, oanh liệt. Để ghi nhớ công ơn, ông đã tâu đức vua, vua Lê đã lập đền thờ để đáp lại ân đức đó.
2. Đền cô Bơ ở đâu? Hướng dẫn di chuyển đến đền cô Bơ
2.1. Đền thờ cô Bơ ở đâu?
Đền cô Bơ chính hiện nay nằm ở xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; gần ngã ba bến Đò Lèn. Khoảng năm 1939 - 1940, đền cô Bơ bị quân Nhật phá đổ. Khi đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh - chủ nhang của đền lúc bấy giờ đã bí mật cứu gỡ một số bài vị tại đền cô Bơ và pho tượng mang đi giấu.
Đền thờ cô Bơ Bông ở Thanh Hóa
Sau đó, cụ xin quân Nhật cho lập đền Trần Hưng Đạo ở khu bãi bồi, cách đền cũ khoảng 200m. Dù xin lập đền thờ Trần Hưng Đạo nhưng thực chất lại lập đền cô Bơ. Lúc đầu, ngôi đền chỉ toàn lau lác nhưng nhờ sự cố gắng của cụ cùng với dân làng, ngôi đền đã được lập bằng tre nứa. Năm 1996, đền cô Bơ được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2.2. Hướng dẫn di chuyển đến đền cô Bơ Thanh Hóa
Để đến đền thờ cô Bơ bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, xe khách, tàu hỏa. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo chỉ dẫn sau đây của loiphong.vn
● Đi bằng xe khách: Bắt xe khách đi Hà Trung ở bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát. Đến Hà Trung bạn đi xe taxi hoặc xe ôm đến đền cô Bơ, khoảng 5km.
● Đi bằng tàu hỏa: Từ ga Hà Nội bạn đi tới ga Đò Lèn rồi bắt xe đến đền cô Bông, cách đó khoảng 10km.
● Đi ô tô cá nhân: Từ đường Nguyễn Trãi/QL6 bạn nhập vào đường ĐCT20 sau đó ĐCT Hà Nội - Ninh Bình/ĐCT01 đến cao tốc Ninh Bình - Hà nội thì rẽ vào QL1A rồi di chuyển đến QL217 đến đền tả sông Lèn rồi đến đền cô Bơ.
● Đi bằng xe máy: Từ đường Nguyễn Trãi/ QL6 đi tới đường Ngọc Hồi QL1A, sau đó tới ĐT 491 rồi đến QL12B/ QL1A tới QL217 rồi tới Đền tả sông Lèn và tới đền cô Bơ
Bạn có thể đến đền cô Bơ bằng xe máy
2.3. Đền thờ cô Bơ ở các tỉnh thành khác
Ngoài Thanh Hóa, thì còn có các di tích đền cô Bơ khác như:
Đền cô Bơ - Tuyên Quang: Tọa lạc sát bờ sông Lô, nhìn sang bên kia là núi được bao phủ bởi mây, bốn bể đều là thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây là địa điểm lý tưởng để rời xa sự xô bồ của đô thị, vừa lễ Cô vừa thăm quan, tận hưởng không khí trong lành, thanh tịnh.
Đền cô Bơ - Hà Nam: Có địa chỉ ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên.
3. Đi đền cô Bơ cầu gì?
Dân gian truyền rằng, đền cô Bơ rất linh thiêng, nếu ai gặp khổ nạn chỉ cần nhất tâm khấn vái, cầu xin thì sẽ được cô phù hộ độ trì, cứu giúp. Chính vì thế mà du khách thập phương đều tìm về cửa cô dâng lễ, dâng hương mong cầu cô ban cho sức khỏe, mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Bên cạnh đó, khi cô Bơ Bông về ngự đồng thường làm phép ban thuốc chữa bệnh cho dân lành nên mỗi khi cô an tọa mọi người thường đến xin cô thuốc chữa bệnh.
Đi đền cô Bơ cầu gì?
4. Kinh nghiệm đi đền cô Bơ
4.1. Đi đền cô Bơ ngày nào?
Đền cô Bơ mở cửa tất cả các ngày nên bạn có thể đến bất kỳ lúc nào. Tương truyền, ngày mất của cô Bơ là ngày 8/2 âm lịch nên có rất đông du khách thập phương đến đền trong ngày ngày. Tuy nhiên, ngày 16/2 âm lịch ngày rước Cô lên đền Mẫu nên ngày 16/2 được coi là ngày hội chính của đền cô Bơ Bông.
4.2. Sắm lễ đi đền cô Bơ
Việc sắm lễ sẽ tùy thuộc vào tâm và điều kiện của bạn, lễ to lễ nhỏ không quan trọng mà quan trọng nhất là ở cái tâm, tấm lòng thành kính. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sắm lễ dưới đây:
● 1 bộ quần áo màu trắng có đầy đủ trang sức, 1 cây vàng trắng, 90 lễ tiền vàng
● Quả nón đôi hài, thuyền rồng, hoa quả, lễ mặn,...
Sắm lễ đi đền cô Bơ
4.3. Trình tự dâng lễ đền cô Bơ
Trước khi bước vào bên trong đền bạn hãy vái lạy trước bàn thờ ở phía bên ngoài để xin phép các quan cai quản cho phép bạn bước vào đền. Sau đó, dâng lễ ở một trong các cung của đền và đọc bài văn khấn, đợi hết một tuần hương thì hạ lễ. Sau khi hạ lễ, bạn hãy hóa sớ ở khu vực quy định của đền - nằm ở phía bên phải đền.
4.4. Văn khấn đền cô Bơ Bông
Thành tâm cầu khấn thì mọi thứ đều linh ứng
Con Nam Mô A Di Đà Phật – 3 lần
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
A Di Đà Phật – Con lạy Cô bé bản đền Cô Bơ linh từ
Ngày hôm, hương tử con… ngụ tại… nhất tâm tưởng, vạn tâm thành về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang (lễ mọn lòng thành) dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô. Con xin Thánh Cô Bơ anh linh hiển hiện ngự về bản cảnh đây chắp lễ, chắp bái, chắp kêu, chấp cầu cho hương tử con nơi cõi thế được thỏa lòng ước mong
Là để xin Thánh Cô……………………………………………………..
A Di Đà Phật – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu…
Con lạy Năm dinh quan lớn, Mười dinh các quan…
Con lạy Thanh Xà Đại Tướng – Bạch Xà Đại Quan…
Con lạy Chư vị Chúa cai bản đền, Quan cai bản điện…
Con lạy Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ ngự tại dải đất này…
Hương tử con nhất tâm 1 lòng, tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực cung thỉnh kính mời chư vị tiên thánh giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Đệ tử con mang miệng về tâu, mang đầu về bái, để cúi xin……………
Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy. Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám…
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật.
5. Căn cô Bơ là gì? Khi nào hết căn cô Bơ?
Theo văn hóa tâm linh, con người sinh ra trên đời đều có căn số hay còn gọi là số phận. Người Việt luôn quan niệm, mọi vật trên thế gian đều không tự nhiên diễn ra mà nó tuân theo số mệnh, luật nhân quả. Người được cô Bơ chọn được xem là người có nhân duyên với cô Bơ, ở kiếp này người được chọn sẽ quay về với mục đích hầu cận Cô để trả ơn những gì cô đã giúp họ ở kiếp trước.
Lộc căn cô Bơ không phải ai cũng có
Người có căn cô Bơ bất kể là nam và nữ đều có tính cách, ngoại hình khá giống như cô Bơ Bông, đó là:
● Ngoại hình nhẹ nhàng thanh thoát, môi đỏ, má hồng, da mặt trắng bóng căng mịn.
● Giàu lòng trắc ẩn, thương người, nhiều cảm xúc, ánh mắt nhìn xa xăm, đượm buồn, hay hờn tủi nhưng sắc thái lại luôn vui tươi.
● Thường xuyên diện trang phục trắng
● Đường tình duyên lận đận, trắc trở
● Khi tới dự lễ Thánh cô thì mắt bắt đầu rưng rưng, sau đó khóc tùm lum. Khi ngủ thường chiêm mộng về lễ đền cô Bơ hoặc có tiên nữ áo trắng báo mộng.
Khi nào hết căn cô Bơ là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Không có một thời gian cụ thể nào có thể trả lời được câu hỏi này, chỉ biết rằng người có căn cao số nặng, căn cô Bơ không phải là điều không tốt. Nếu người có căn cô Bơ Bông nếu suy nghĩ tốt, biết nắm bắt, theo đường chính đạo thì sẽ có cuộc sống an nhàn.
Người có căn cô Bơ sẽ có cuộc sống an nhàn nếu suy nghĩ tốt, biết nắm bắt
Người có căn cô Bơ cũng không nên trách duyên phận bởi bất kỳ điều gì xảy ra cũng có lý do của nó, phận khổ hay không có thể là do nghiệp, do phúc phận, do tâm tư chưa đủ lành,...Do đó, không nên đổ lỗi, oán trách do căn số mà hãy chăm chỉ tu tập, tích nhân tích đức.
Với các thông tin có trong bài viết trên đây về đền cô Bơ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.