Đền bà Chúa Kho
Đền bà Chúa Kho thu hút rất đông du khách tới thăm quan và dâng hương hàng năm đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán. Nơi đây còn là khu di tích lịch sử, điểm dừng chân của rất nhiều tín đồ Phật giáo. Để hiểu rõ hơn địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng này, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới đây của loiphong.vn
1. Tìm hiểu về đền bà Chúa Kho
1.1. Đền bà Chúa Kho ở đâu?
Đền bà Chúa Kho ở Bắc Ninh
Đền bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng của ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền thờ bà Chúa Kho là nơi tưởng niệm một người phụ nữ đất Việt có công sản xuất, tích trữ lương thực và trông coi kho tàng quốc gia trong suốt thời kỳ chiến thắng Như Nguyệt. Đền thờ bà Chúa Kho là địa điểm thu hút rất đông người dân đến bái lễ nhất là dịp đầu năm và cuối năm.
1.2. Hướng dẫn di chuyển đến đền thờ bà Chúa Kho
Đền bà Chúa Kho Bắc Ninh cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km nên việc di chuyển rất thuận tiện, bạn có thể đi xe bus hoặc phương tiện cá nhân.
Nếu đi xe bus tới đền bà Chúa Kho bạn chọn một trong 2 tuyến xe sau:
● Xe bus 10A: Bến xe Long Biên - Bến xe Từ Sơn và ngược lại
● Xe bus 54: Bến xe Long Biên - Bến xe TP Bắc Ninh và ngược lại
Còn nếu bạn lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân ô tô, xe máy thì lựa chọn một trong các cung đường sau:
● Lộ trình 1: Hà Nội - Cầu Đuống - Hà Huy Tập - Trần Phú - Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ - DT295B
● Lộ trình 2: Hà Nội - cầu Thanh Trì - Quốc lộ 1A ( Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang) - Nút giao quốc lộ 38 rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi - đến vòng xoay đồng hồ rẽ phải Lý Thái Tổ - Rẽ Trái vào đường Kinh Dương Vương - DT295B
1.3. Đi đền bà Chúa Kho cầu gì?
Đi đền bà Chúa Kho cầu gì?
Du khách thập phương đến đền bà Chúa Kho chủ yếu là cầu an, cầu lộc nhưng ít ai biết rằng nơi đây rất linh ứng với khấn cầu tiền tài, vốn liếng. Những người kinh doanh thường đến đây để “vay vốn” bà Chúa Kho vì họ tin rằng vốn kinh doanh vay từ bà Chúa Kho sẽ nhanh sinh lời, đem lại sự giàu có.
2. Sự tích về đền thờ bà Chúa Kho
Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, phương Bắc đã kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh lại có thêm nội ứng là tù trưởng Cao Bằng Lục Đình. Từ núi Nghĩa Lĩnh - gần ngã ba sông Việt Trì, nhà vua xuất quân đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát. Đây là địa điểm thuận lợi cho việc đánh giặc và phòng ngự.
Các Bản bộ đóng trại tại vùng này còn lưu tên địa điểm như Bộ Tre, Bộ Trạ, Bộ Ngạnh, Bộ Nứa, Bộ Trắng, Bộ Hồng,...Sáu bộ lúc ấy gọi là Lục bộ, mỗi bộ sẽ trông coi một việc. Nhà vua giao cho con gái Thanh Bình công việc thủ kho, trông giữ lương thực và binh sách tại Trại Cung. Công chúa Thanh Bình rất tháo vát, đáp ứng kịp thời cho Lục bộ, ba quân và cho Thạch tướng quân. Nhờ đó, quân giặc bị đánh bại đem lại hòa bình cho đất nước.
Sự tích về đền thờ bà Chúa Kho
Làm tròn trọng trách, Thạch tướng quân đã hóa trên núi Phượng Hoàng. Công chúa Thanh Bình được nhân dân ca tụng là người có đức tính giản dị, thật thà, công tâm. Khi công chúa hóa, nhà vua đã cho lập đền thờ để ghi nhớ công ơn, đền thờ đó có tên Bà Chúa Kho
Theo ghi chép từ các tài liệu cổ thì bà Chúa Kho là một người phụ nữ vừa có tài vừa có sắc. Bà là người có công lớn trong chiến thắng lịch sử trên sông Như Nguyệt năm 1076. Sau khi trở thành hoàng hậu, bà đã xin vua về việc chiểu dân lập ấp ở vùng Cổ Mễ giúp dân chúng khai khẩn đất nông nghiệp.
Nhà vua rất trọng dụng và coi bà là cách tay đắc lực trong việc quản lý đất nước. Năm 1077, bà Chúa Kho bị ám sát trong lúc phát lương cứu giúp dân làng. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước, thương dân bà được nhà vua phong là Phúc Thần. Người dân Cổ Mễ đã lập đền thờ trên mảnh đất của kho lương thực, lúc ấy đền có tên là “Chủ khố linh từ”.
3. Kiến trúc đền bà Chúa Kho
Đền bà Chúa Kho luôn tấp nập du khách tới dâng lễ
Đền bà Chúa Kho được xây dựng từ lâu, trải qua nhiều lần tôn tạo để có diện mạo như ngày nay. Dựa theo khảo sát hiện trạng di tích cho thấy, ngôi đền còn lưu lại các dấu ấn văn hóa của nhiều thời kỳ khác nhau. Xung quanh ngôi đền có các mảnh vỡ, đầu ngói mũi hài, gạch ngói cũ từ thời Lê (thế kỷ XVII -XVIII). Ông Nguyễn Thế Đoàn - người trông coi đền cho hay: “Vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp, đền bà Chúa Kho bị tàn phá nặng nề. Đến năm 1978 - 1980, nhân dân địa phương đã chung tay tu sửa để duy trì tục thờ bà Chúa Kho theo truyền thống địa phương”.
Kiến trúc đền bà Chúa Kho theo kiểu chữ Nhị
Đền thờ bà Chúa Kho được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm tòa Tiền tế 3 gian và Hậu cung 3 gian. Trên mái ngôi đền bạn sẽ thấy bức đại tự với dòng chữ Hán đắp nổi “Chúa Kho từ” có nghĩa là “đền bà Chúa Kho”. Hai trụ phía trước có câu đối viết bằng chữ Hán, ca ngợi công lao của công chúa Thanh Bình “Càn long tốn thủy lưu thắng cảnh/Liệt nữ cao sơn hiển linh từ” (có nghĩa: Phía Tây Bắc có mạch nguồn, phía Đông Nam có dòng nước chảy là nơi cảnh đẹp. Người nữ oanh liệt được tôn thờ ở ngôi đền linh thiêng trên đỉnh núi cao).
Nhiều họa tiết, tượng được điêu khắc tinh xảo
Một điều đặc biệt trong kiến trúc của đền bà Chúa Kho đó là các họa tiết trang trí được điêu khắc vô cùng mỉ mỉ, tinh xảo với nhiều hình thù khác nhau như cá chép hóa rồng, phượng vũ, hổ,...
Trong đền còn lưu giữ hai di tích kiến trúc cổ có từ thế kỷ 19 đó là tòa nhà hữu mạc và tả mạc. Hai công trình được xây dựng theo kiểu đầu hồi bít đốc nghĩa là phần mái được nâng đỡ bởi khối trụ vuông, xung quanh có các họa tiết trang trí như rồng, hoa lá, mây,...
Có lẽ, nét kiến trúc được khắc họa rõ nét nhất đó là chi tiết 2 con nghê quay đầu vào nhau đặt trên trụ đỉnh. Trong đền còn có rất nhiều dấu tích cổ như khu sọt cỏ, bãi ngựa. Tương truyền, đó là nơi bà Chúa Kho cho ngựa ăn.
4. Kinh nghiệm “vay vốn” ở đền bà Chúa Kho bạn cần biết
Chính hội của đền bà Chúa Kho Bắc Ninh là ngày 14 tháng Giêng hàng năm. Vào ngày này, nhân vân thập phương khắp nơi đổ về đây để cầu tài, cầu lộc và “vay vốn”. Nghi thức “vay vốn” là một phần không thể thiếu khi nhắc đến đền thờ bà Chúa Kho.
Kinh nghiệm “vay vốn” ở đền bà Chúa Kho bạn cần biết
Dù chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng muốn linh ứng thì cần phải thành tâm “vay vốn” và bà Chúa Kho luôn giữ đúng lời hứa. Việc “vay” bao nhiêu, bao giờ trả là tùy thuộc ở mỗi người. Nhưng có “vay” thì phải có trả dù năm đó bạn có làm ăn lời lãi hay thua lỗ thì khi đã hứa với bà Chúa Kho thì bạn phải thực hiện. Đó cũng chính là lý giải cho câu nói “đầu năm đi vay - cuối năm đi trả”.
4.1. Hướng dẫn sắm lễ khi đi đền bà Chúa Kho
Việc sắm lễ khi đi đền bà Chúa Kho là hoàn toàn tùy tâm miễn sao bạn thể hiện được lòng thành của mình thế nhưng cũng không nên quá sơ sài hay khoa trương. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn nên tham khảo:
● Lễ chay: Gồm có hương hoa, trà, quả, phẩm oản,...dâng lên ban Thánh Mẫu
● Lễ mặn: Nếu muốn dùng lễ mặn thì bạn có thể mua đồ chay có hình gà, lợn, chả,...hoặc dùng đồ mặn là thịt lợn, thịt gà,...
● Lễ đồ sống: Không dùng các đồ lễ sống gồm gạo, trứng, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
● Cô Sơn Trang: Gồm các đồ đặc sản chay Việt Nam, không dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh,...Nếu có gạo nếp nấu xôi chè thì sẽ thuộc vào lễ này.
● Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Gồm có oản, quả, hương hoa, lược,...
● Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Dùng đồ chay để tế lễ thì lời thỉnh cầu mới linh ứng.
4.2. Trình tự đặt lễ ở đền bà Chúa Kho
Trình tự đặt lễ ở đền bà Chúa Kho
Trình tự đặt lễ ở đền bà Chúa Kho như sau: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu). Đây là 4 ban chính bạn cần đặt lễ khi đến đền thờ ngày, sau đó mới đặt các ban khác như ban Cô, ban Cậu,...Lưu ý, trong các ban này chỉ có ban Tứ Phủ Công Đồng là có thể sử dụng đồ lễ mặn.
4.3. Cách hạ lễ khi đi đền thờ bà Chúa Kho
Khi kết thúc việc dâng lễ, khấn ở các ban thì hãy đợi hết một tuần nhang thì mới hạ lễ. Khi hết một tuần nhang, bạn có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Khi thắp nhang, vái 3 vái trước mỗi ban thờ sau đó hạ sớ vàng để hóa vàng. Hóa sớ ong thì mới hạ lễ, hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở ban thờ Cô, Cậu như gương, lược,...thì để nguyên chứ không được đem về.
4.4. Lưu ý khi đến đền bà Chúa Kho
Lưu ý khi đến đền bà Chúa Kho
Để chuyến dâng hương, thăm quan đền bà Chúa Kho trọn vẹn thì bạn nên lưu ý những điều quan trọng sau:
● Ăn mặc giản dị, lịch sự, kín đáo
● Nên chuẩn bị lễ vật để tránh tình trạng “chặt chém” khi mua lễ trước cổng đền
● Không gây ồn ào, mất trật tự; tự bảo quản vật dụng cá nhân để tránh mất cắp
● Giữ gìn vệ sinh chung, không được phép tự ý sờ, dụng làm hỏng các vật dụng trong đền
● Thực hiện theo đúng quy định của đền thờ bà Chúa Kho
● Hãy xin phép ban quản lý nếu muốn quay video
Với các thông tin trên đây về đền bà Chúa Kho, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Dù việc làm ăn, kinh doanh của bạn có thuận lợi hay không thì hãy nhớ đến đền bà Chúa Kho để “trả vốn” dịp cuối năm nhé!