Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng mà còn có cảnh quan thiên nhiên hữu tình, được rất nhiều du khách lựa chọn là điểm đến dịp đầu năm để cầu may mắn, bình an cho gia đình. Kiến trúc chùa Yên Tử Quảng Ninh cũng vô cùng độc đáo với cổng tam quan hai tầng tám mái, mái chùa được lợp từ những tấm ngói vảy uốn cong,...Hãy cùng loiphong.vn tìm hiểu các thông tin chi tiết có trong nội dung dưới đây.
1. Giới thiệu về chùa Yên Tử
1.1. Chùa Yên Tử nằm ở đâu?
Chùa Yên Tử nằm ở đâu?
Chùa Yên Tử là ngôi chùa nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Chùa Yên tử nằm ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được Phật hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn làm nơi tu hành sau khi truyền ngôi, thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Chùa Yên Tử còn có tên gọi khác là Yên Tử Sơn, Bạch Vân Sơn. Ngọn núi cao 1068 mét so với mực nước biển, quanh năm bao phủ bởi làn mây trắng tạo nên khung cảnh huyền bí, cuốn hút. Quãng đường từ chân núi lên đỉnh núi dài khoảng 6000 mét. Bao quanh là các cảnh đẹp kỳ vĩ như thác Vàng, thác Ngự Dội,....xen kẽ với thiên nhiên là các ngôi chùa, am, tháp cổ,....nên thu hút rất đông du khách tới thăm quan, hành hương.
Đường đi tới chùa Yên Tử không hề khó, bạn có thể lựa chọn xe máy, xe ô tô hay xe khách. Du khách tới Yên Tử thường di chuyển theo 2 hướng sau:
● Theo hướng từ Hải Phòng, Nam Định hoặc Thái Bình: Bạn chỉ cần di chuyển tới địa phận Uông Bí, ngã ba QL10 và QL18 thì rẽ trái đến đền Trình rồi đi thêm khoảng 10 km là tới.
● Theo hướng Hà Nội: Di chuyển theo hướng về Bắc Ninh, đến QL18 thì rẽ tới đền Trình và đi khoảng 10 km nữa thì tới chân của chùa Yên Tử,
1.2. Chùa Yên Tử thờ ai?
Chùa Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau, nhưng mỗi năm đến đây du khách lại một lần tưởng nhớ tới vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem tới phước lành cho dân chúng. Khi tới lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm tới Đức Phật Thích ca mâu ni của Việt Nam.
Chùa Yên Tử thờ ai?
Chùa Yên Tử không phải một chùa mà là một hệ thống các chùa, am, tháp,....khác nhau. Các địa điểm thăm quan của danh thắng Yên Tử đó là:
● Đền Trình (chùa Bí Thượng): Là nơi du khách hành hương trước khi lên khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
● Chùa Suối Tắm: Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Trần Nhân Tông đã dừng chân, nghỉ ngơi. Suối tại chùa có tên là Suối Tắm.
● Chùa Cầm Thực: Được xây dựng vào thời Trần, bị phá hủy trong chiến tranh và đã được sửa chữa lại.
● Chùa Giải Oan: Khi vua Trần Thái Tông bỏ ngôi đi tu, các cung tần mỹ nữ của ngài đều mong muốn nhà vua quay lại triều đình. Nhà vua tỏ rõ quyết định ở lại Yên Tử, khuyên họ trở về làm lại cuộc đời. Để tỏ lòng thành, một số người đã đắm mình xuống suối tự vẫn. Thương tiếc, nhà vua đã lập đàn để cúng giải oan, nơi dựng đàn tràng về sau được gọi là chùa Giải Oan. Chùa Giải Oan nằm ngay bên dòng suối Giải Oan.
● Chùa Hoa Yên: Là chùa lớn nhất Yên Tử, nơi Phật Hoàng và các vị sư Trúc Lâm Yên Tử giảng đạo.
● Cụm Tháp Hòn Ngọc: Là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối thời Lê cho đến đầu thời Nguyễn gồm có 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn, một ngọn tháp gạch. Bên cạnh đó còn có 5 ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử.
● Khu Tháp Tổ: Là nơi cất giữ một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng với xá lị của các vị tu hành khác ở trên núi Yên Tử.
● Chùa Một Mái: Là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông đọc sách, soạn kinh. Chùa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Phật tổ và thờ Mẫu.
● Am Ngự Dương, Am Thung: Là nơi Phật Hoàng điều chế thuốc, không chỉ chữa bệnh cho các nhà sư trên núi Yên Tử mà còn phân phát thuốc cho người dân lúc bị bệnh.
● Chùa Bảo Sai: Được đặt theo tên của đệ tử thân tín Phật Hoàng. Là nơi tu hành của đệ tử này và cũng là nơi được ngài giao cho việc biên tập và ấn tống tất cả kinh văn của Trúc Lâm Yên Tử (việc quan trọng thời xưa)
● Chùa Vân Tiêu: Là nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.
● Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Tượng mới được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15 mét, nặng 138 tấn.
● Tượng An Kì Sinh: Theo truyền thuyết thì đây là tượng của một vị tu sĩ hóa đá.
● Chùa Đồng: Là điểm cao nhất ở chùa Yên Tử. Khi Phật Hoàng còn tại thế thường tới đây ngồi tọa thiền với một bên là vách đá dựng đứng. Về sau, chùa được vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, chùa được tạc bằng đồng. Đến năm 2007 được trùng tu. Chùa Đồng hiện nay thờ Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam tổ Trúc Lâm.
2. Lịch sử chùa Yên Tử
Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo Việt Nam kể từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây tu hành vào năm 1299, lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà.
Trên núi Yên Tử, trúc là loài cây phổ biến; một biểu tượng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp tao nhã, thanh bạch. Đây cũng chính là một trong những lý do mà vua Trần Nhân Tông lựa chọn Yên Tử làm nơi tu hành, lấy tên “rừng trúc” - Trúc Lâm để đặt tên cho dòng Thiền mới của mình.
Lịch sử về chùa Yên Tử
Trong 19 năm tu hành, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ để giảng kinh, truyền đạo. Trong đó có một số ngôi chùa nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm,....lưu truyền cho đời sau nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thạch Thất Mỵ Ngữ, Tăng Già Toái Sự, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục,...
Sau khi Phật Hoàng viên tịch, sư Pháp Loa và sư Huyền Quang đã kế tục sự nghiệp, phát triển thiền phái Trúc Lâm. Và Yên Tử trở thành “kinh đô” tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển của triết học và tư tưởng của Việt Nam trong thế kỷ XIII và XIV.
3. 8 Địa điểm nên đến khi tới chùa Yên Tử
3.1. Đền Trình/chùa Trình Yên Tử
Đền Trình/chùa Trình Yên Tử
Hành trình tham quan Yên Tử sẽ bắt đầu từ chùa Trình. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê trên nền kiến trúc hình chữ Nhất. Kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc” mái lợp ngói mũi hài, vì và kèo nóc kiểu giá chiêng chồng rường con nhị. Theo lễ nghi “đi trình về”, chùa Trình là điểm xuất phát cũng là điểm kết thúc của du khách sau chuyến tham quan chùa Yên Tử.
3.2. Chùa Suối Tắm và chùa Cẩm Thực
Từ chùa Trình, bạn đi đến thăm quan chùa Suối Tắm tọa lạc ở trên thế đất tự đầu rùa. Ngôi chùa xây trên mặt bằng hình chữ Đinh, kiến trúc ba gian hai chái bái đường (Tả Vu, Hữu Vu) và một gian hậu cung. Sử dụng ngói mũi hài, đầu đao bốn góc mái hình mây cuộn, hình tượng rồng được chạm trổ tỉ mỉ, chi tiết.
Chùa Cẩm Thực
Cách chùa Suối Tắm khoảng 1km là chùa Cẩm Thực. Ngôi chùa được đặt tên để tưởng nhớ công ơn và tấm lòng từ bi của vua Trần vào hơn 700 năm trước.
3.3. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Lân)
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Lân)
Đi tiếp khoảng 4km sẽ tới chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử). Xưa kia, chùa Lân là một ngôi chùa lớn, có rất nhiều công trình đồ sộ đã bị hủy hoại theo thời gian. Đến năm 2002, chùa đã được xây dựng lại dựa trên dấu tích cũ. Chùa Lân là một trong những ngôi chùa quan trọng của trường phái Trúc Lâm. Đây là nơi đầu tiên mà vua Trần Nhân Tông tu hành khi tới Yên Tử.
3.4. Chùa Giải Oan Yên Tử
Chùa Giải Oan Yên Tử
Chùa Giải Oan lưng tựa núi, phía trước là dòng suối chảy róc tác. Từ chân chùa có thể nhìn thấy mây trắng ôm lấy đỉnh núi Yên Tử. Trong sử sách ghi lại, chùa có địa thế đẹp, thế đất phong thủy nên rất linh thiêng.
3.5. Chùa Hoa Yên Yên Tử
Chùa Hoa Yên Yên Tử
Từ chùa Giải Oan đi theo con đường có hai hàng tùng cổ có từ 700 năm trước, qua 136 bậc đá để đến với chùa Hoa Yên. Chùa Hoa Yên còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Vân Yên. Đây là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất và là chùa chính của núi Yên Tử. Chùa Hoa Yên tọa lạc ở lưng chừng núi, cao 516 mét, ẩn hiện ở trong lớp mây trắng bồng bềnh.
3.6. Chùa Một Mái Yên Tử
Chùa Một Mái Yên Tử
Chùa Một Mái là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, một nửa ẩn sâu trong hang núi, một nửa nhô ra bên ngoài nên ngôi chùa chỉ lợp một mái. Nép mình ở bên sườn núi cao, xung quanh là cây cối, mây trời nên không gian vô cùng yên tĩnh.
3.7. Chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu
Chùa Bảo Sái mộc mạc, đơn sơ và là nơi thờ cúng thiền sư Bảo Sái - đệ tử thân tín của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ông được nhà vua giao nhiệm vụ ghi lại tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng cho đệ tử trên cả nước.
Men theo sườn núi khoảng 200 mét, bạn sẽ đến chùa Vân Tiêu lúc ẩn lúc hiện trong các tầng mây. Xưa kia, chùa chỉ là một am nhỏ nơi vua tu hành tên gọi là Am Tử Tiêu
3.8. Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử
Điểm cuối trong hành trình du lịch Yên Tử đó chính là chùa Đồng. Chùa Đồng nằm ở vị trí cao nhất của núi Yên Tử. Ngôi chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng, nặng khoảng 60 tấn. Chùa quay hướng Tây Nam, dáng tựa như một bông hoa sen nở ngự trên sập đồng. Đến chùa Đồng bạn sẽ có cảm giác như chạm được vào mây, cõi lòng thanh thản với đất trời, phật pháp.
4. Kinh nghiệm du lịch và lễ chùa Yên Tử Quảng Ninh
4.1. Du lịch và lễ chùa Yên Tử nên đi vào thời điểm nào?
Du lịch Yên Tử nên đi vào thời điểm nào?
Theo kinh nghiệm du lịch của loiphong.vn, thời gian lý tưởng nhất trong năm để đến Yên Tử là mùa xuân. Đầu xuân năm mới bạn vừa có thể tới chùa Yên Tử khấn Phật cầu mong một năm mới an khang, bình an và chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng đâm chồi nảy lộc, vãn cảnh chùa trong tiết trời mát mẻ, dễ chịu. Đặc biệt, đây cũng là khoảng thời gian tổ chức rất nhiều lễ hội, hãy đến với Yên Tử để cảm nhận được không khí vui tươi, náo nhiệt.
Còn nếu bạn muốn đi vãn cảnh chùa, hành hương lễ phật trong không khí yên tĩnh thì có thể đi vào các dịp khác trong năm. Chùa Yên Tử mở cửa từ 6 giờ đến 20 giờ, không thu vé vào cửa.
4.2. Đi chùa Yên Tử cầu gì?
Khi đi lễ chùa, mọi người thường cầu tài, cầu lộc, cầu bình an,....Đi chùa Yên Tử thì mọi người thường cầu tài cầu lộc. Nằm trên đỉnh Yên Tử, chùa Đồng là ngôi chùa thiêng nhất của trung tâm phật giáo Yên Tử. Tương truyền, khi leo lên tới đỉnh chùa Đồng nếu xát tiền vào cột, chuông hay các khánh ở đây thì người sát sẽ gặp nhiều may mắn. Tiền dùng để chà xát đem về mang lên trên bàn thờ thì tài lộc và may mắn sẽ theo cả năm.
4.3. Đường lên chùa Yên Tử
Quãng đường di chuyển từ bãi đỗ xe tới đỉnh chùa Đồng khoảng 6km, bạn có thể lựa chọn đi cáp treo hoặc đi bộ.
● Đi bộ: Sẽ mất khoảng 6-8 tiếng tùy theo sức khỏe của bản thân. Quãng đường di chuyển tới đỉnh chùa Đồng có rất nhiều đoạn dốc, khó đi. Do đó đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tốt thì mới có thể đi hết đoạn đường đến với chùa Đồng. Khi leo bộ bạn nên lựa chọn trang phục thỏa mái, mang giày thể thao và chuẩn bị một ít nước uống, đồ ăn nhẹ.
● Cáp treo: Cáp treo là sự lựa chọn tốt nhất cho những bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức. Khi đi cáp treo, bạn nên đi mua trọn cả 2 tuyến, cáp treo chỉ đưa bạn đến tượng An Kỳ Sinh. Để đến chùa Đồng thì bạn phải đi thêm 200 mét nữa. Cáp treo Yên Tử có 2 tuyến là tuyến Giải Oan - Yên Hoa và tuyến Một Mái - An Kỳ Sinh. Mỗi tuyến đều có giá 150.000 VNĐ cho một chiều và 250.000 VNĐ cho khứ hồi. Khi mua cả 2 tuyến thì một chiều là 250.000 VNĐ, khứ hồi là 300.000 VNĐ.
Cáp treo chùa Yên Tử
4.3. Lưu ý khi đi chùa Yên Tử
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến chùa Yên Tử thì đừng bỏ qua các lưu ý sau đây:
● Chuẩn bị một ít tiền mặt để chi tiêu, không nên mang quá nhiều để tránh trường hợp bị lấy cắp chốn đông người.
● Vào hè hãy mang theo áo khoác mỏng vì càng lên cao, nhiệt độ càng thấp. Nếu không có áo khoác thì bạn sẽ bị lạnh còn vào mùa đông thì bạn phải mặc đủ ấm nhé.
● Trước khi đi hãy theo dõi thời tiết để tránh những ngày mưa, đường trơn trượt.
● Hãy hỏi giá trước khi mua bất kỳ thứ gì trong hành trình tham quan chùa Yên Tử.
● Mang thêm nước, đồ ăn nhẹ
● Nếu đi bằng xe máy thì bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo có một chiếc xe máy tốt để tránh trường hợp hỏng hóc khi di chuyển.
● ….
Trên đây là các thông tin về chùa Yên Tử, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Hãy chuẩn bị thật tốt để có một chuyến du lịch thăm quan về miền đất tổ của Phật giáo Việt Nam ý nghĩa và an toàn.