Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu ? Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ, lưu giữ bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc Lâm. Đây cũng là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Và được UNESCO trao Bằng công nhận 3000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới.
1. Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là “chốn tổ” của Phật giáo Việt Nam, thu hút rất đông du khách tới hành hương hàng năm. Khi tìm kiếm từ khóa “chùa Vĩnh Nghiêm” trên Google sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau, một là chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang và một là chùa Vĩnh Nghiêm ở TP Hồ Chí Minh. Ngôi chùa mang tên Vĩnh Nghiêm ở Hồ Chí Minh được tạo nên từ nguyên mẫu từ chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang. Do đó tất cả các thông tin trong bài viết này, loiphong.vn chỉ đề cập tới chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm có nhiều tên gọi khác nhau như chùa La, chùa Ông La, chùa Đức La; thuộc địa phận của xã Trí Yên, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
Chùa La tọa lạc trên một gò đồi thấp, nơi có vị trí cảnh quan đẹp, lưng tựa vào núi Cô Tiên; trước mặt là ngã ba - nơi giao hòa của 2 con sông: sông Thương và sông Lục Nam tại ngã ba Phượng Nhãn. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.
Chùa Vĩnh Nghiêm đặt đúng thế đất phong thủy của người xưa “đầu gối sơn, chân đạp thủy”. Xung quanh chùa là những thôn làng bình yên, cánh đồng xanh tốt, cây đa, bến nước,...
Với người dân xứ Bắc xưa, đây là nơi linh thiêng nhất trong vùng “thứ nhất chùa La, thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
2. Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang xây dựng khi nào?
Theo ghi chép lưu lại trên văn bia nhà Trần thì chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng bởi Đức Tổ Điều Ngự Pháp Loa. Các đời vua cùng quan lại và người dân thập phương đến hành hương hàng năm rất đông. Chùa Vĩnh Nghiêm cùng với chùa Sùng Nghiêm, và 72 chốn tùng lâm khác đã được ghi danh trên bia đá đặt ở chùa Hoa Nghiêm trên núi Yên Tử.
Tương truyền kể lại, chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự. Theo đó, chùa được xây dựng vào đầu triều đại nhà Lý, là một trong 8 ngôi chùa do vua Lý Thái Tổ ban lệnh xây dựng và đặt tên là chùa Chúc Thánh (Chúc Thánh thiền tự).
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang xây dựng khi nào?
Chùa Vĩnh Nghiêm hoàn thành vào năm 1016, Thiền sư Vạn Hạnh là vị trụ trì đầu tiên. Sau này, khi vua Trần Thái Tông quy ẩn, trở thành người tu hành thì đã tới chùa Vĩnh Nghiêm ngộ đạo. Đến thế kỷ XIII, chùa La trở thành nơi các vị cao tăng thường hay tụ tập nên Phật hoàng Trần Thái Tông đã cho sang sửa, tôn tạo. Đồng thời cũng đổi tên thành Vĩnh Nghiêm tự với mong muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn.
Sau này, khi Trần Thái Tông cùng hai đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang chính thức khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thì chùa Vĩnh Nghiêm là nơi thuyết giảng kinh pháp của Trúc Lâm Tam Tổ cũng như đào tạo, định chức danh các tăng sĩ bấy giờ. Từ đó trở đi, chùa là một trong những Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; là nơi tổ chức và thành lập mô hình Phật giáo Nhất tông trên cơ sở hợp nhất các thiền phái trước đó.
3. Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm
Với vai trò là “chốn tổ” của Thiền phái, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống. Chùa Đức La là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt mà không một ngôi chùa nào có được, xứng đáng là “đại danh lam cổ tự”.
Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng trên diện tích 10.000m2. Sau nhiều lần sửa chữa, trùng tu thì các hạng mục kiến trúc chính của chùa được sắp xếp theo trật tự từ hướng Nam đến hướng Bắc gồm: Tam quan, Tam Bảo, Nhà Tổ đệ nhất, Nhà Tổ đệ nhị. Bên cạnh đó, còn có các hạng mục khác như Nhà trai, Gác chuông, hành lang,....
Khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang được chia làm 4 phần:
3.1. Khu vực đầu tiên
Khu vực này bao gồm Bái đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện
Bái đường: Đi qua cổng Tam Quan khoảng 100m là bạn sẽ thấy Bái Đường hay còn gọi là chùa Hộ. Sân trước Bái Đường có trồng 2 hàng thông cổ thụ có từ khi chùa mới xây dựng. Ngoài sân có đặt một tấm bia đá 6 mặt, được dựng vào năm Hoằng Định thứ 7 (1606) ghi chép trong quá trình xây dựng.
Ở một góc sân là vườn tháp mộ - nơi yên nghỉ của 5 vị sư đã từng tu hành ở Phù Lãng Trung pháp, Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh.
Thiên Hương và Thượng điện: Được xây dựng theo lối kiến trúc tàu bảy, đao lá, mái lớp theo kiểu con chồng. Bên trong gian trang trí những bức chạm khắc tỉ mỉ, lộng lẫy hình hoa lá, chim muông và được sơn son thiếp vàng.
Không gian thờ tự được trang trí bởi hoành phi câu đối, hoa lá,....chạm khắc tỉ mỉ
3.2. Khu vực thứ hai
Cùng lối sắp đặt theo kiểu chữ Công giống như khu vực thứ nhất nhưng khu vực này có diện tích nhỏ hơn các gian được xây thấp hơn. Nơi đây có nhà Tổ đệ nhất, nơi đặt bàn thờ vua Trần Nhân Tông. Tượng vua Trần Nhân Tông đặt ở gian nhà ngoài và ba tổ Trúc Lâm được đặt ở trong hậu cung; phía trên có đặt tấm hoành phi “Trúc Lâm hội Thượng”.
3.3. Khu vực thứ ba
Khu vực này gồm 1 gác chuông cao 2 tầng, lợp 8 mái. Gác chuông sử dụng loại vật liệu được kết hợp từ gỗ và gạch nung. Trung tâm gác có treo một quả chuông lớn còn bốn đầu bảy thì được treo thêm những chiếc chuông gió.
Gác chuông ở chùa Vĩnh Nghiêm
3.4. Khu vực thứ tư
Khu vực cuối cùng của chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang được xây theo kiểu chữ Đinh. Là khu vực nhà Tổ đệ nhị, là nơi thờ Tổ Pháp Loa. Trước đây còn có hai dãy nhà Tả vu và Hữu vụ rộng khoảng 18 gian phục vụ cho sinh hoạt, đời sống của các nhà sư khi tới đây tu hành.
Khu vực phục vụ cho sinh hoạt, đời sống của các nhà sư khi tới đây tu hành
Đến nay, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn lưu giữ được những bức tượng của các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ, Hộ Pháp, La Hán,....Tất cả đều có giá trị lịch sử lâu đời
Trong chùa La còn có một chiếc mõ khổng lồ dài gần nửa mét được sơn đen bóng có đề hai dòng chữ Phạn. Bên cạnh đó, nơi đây cũng sở hữu 10 gian nhà lưu trữ hàng nghìn bộ kin có tuổi đời lên tới 700 năm.
Bản khắc chữ Nôm và chữ Hán
Những bản khắc in bằng chữ Nôm và chữ Hán mang giá trị nghiên cứu lịch sử cao nên được UNESCO công nhận là Di sản ký ứng Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.
4. Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Hằng năm, cứ vào ngày 14/2 Âm lịch, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang được tổ chức tại chùa với tên gọi là lễ hội La. Lịch sử lễ hội La theo sự tích địa phương kể rằng: khi vua Trần Anh Tông nhường ngôi cho con là Trần Minh Tông thì hay đến chùa Vĩnh Nghiêm tham thiền học đạo. Nhà vua và quan quân đối xử rất tốt với người dân Đức La nên khi vua Trần Anh Tông mất, nhân dân đã lập an thờ ở bến đò Lá - nơi khi xưa vua Trần Minh Tông thường dừng lại để vào chùa thăm cha, có tên gọi là đền Tiên La.
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang mở cửa từ 7h sáng đến 18h từ thứ 2 đến chủ nhật. Vào ngày mùng 1, ngày Rằm, ngày lễ đạo Phật, chùa sẽ có thời gian đóng mở cửa khác nhau. Du khách tới chùa Vĩnh Nghiêm nên ăn mặc lịch sự, thành tâm cầu khấn, nên sắm lễ chay không mua lễ mặn.