Chùa Bái Đính - Ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Là ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn 1000 năm, chùa Bái Đính đã tồn tại song song với các triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý. Không chỉ là chốn linh thiêng, nơi đây còn gây ấn tượng với tất cả mọi người bởi kiến trúc hoành tráng, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Vì thế, đây chính là điểm đến không thể thiếu khi bạn đặt chân ghé thăm Ninh Bình.
1. Giới thiệu về chùa Bái Đính - Ninh Bình
1.1. Chùa Bái Đính nằm ở đâu? Chùa Bái Đính rộng bao nhiêu?
Chùa Bái Đính nằm ở đâu? Chùa Bái Đính rộng bao nhiêu?
Chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư 5 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Chùa Bái Đính Tràng An có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ và 80 ha khu chùa Bái Đính. Nơi đây vinh dự đón hàng vạn Phật tử về hành hương hàng năm.
1.2. Lịch sử chùa Bái Đính Tràng An
Chùa Bái Đính đã tồn tại hơn 1000 năm, gắn liền với ba triệu đại phong kiến của nước ta bao gồm nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Chùa được xây dựng từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Đến năm 2003, chùa Bái Đính được trùng tu và mở rộng thành quần thể chùa Bái Đính. Năm 2008, hoàn thành giai đoạn 1. Đến năm 2015 các hạng mục chính của chùa được hoàn thành.
Chùa Bái Đính - Ninh Bình gắn liền với những giai thoại và các tích xưa cũ về Thiền sư Nguyễn Minh Không. Ông là vị cao tăng đặt nền móng cho Phật giáo đồng thời cũng là người xây dựng tượng Phật, khai mở miền đất Phật tại nơi đây. Tương truyền rằng, vào thời Lý, Đức Thánh Nguyễn Minh Không đến núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua. Ông nhận ra đây là vùng đất tiên cảnh, có thế núi hướng phía Tây như chầu về đất Phật và nơi đây có vô vàn cây thuốc quý nên ông đã quyết định dừng chân và xây chùa ở đây.
Lịch sử chùa Bái Đính Tràng An
Chùa Bái Đính có 2 khu là khu chùa cũ và khu chùa mới. Chùa Bái Đính cổ nằm phía trên đỉnh của núi, để lên thăm Bái Đính cổ du khách phải bước trên 300 bậc đá, lên hết dốc tới ngã ba là đền thờ Thánh Nguyễn, bên phải là hang sáng thờ Phật, bên trái là động tối thờ Mẫu. Khu chùa Bái Đính mới có diện tích 80 ha, nằm ở phía bên kia núi so với khu chùa cổ. Đây là công trình lớn với nhiều hạng mục như Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Thế Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng đồ sộ được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, chùa Bái Đính vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa lịch sử dân tộc. Các triều đại kinh đô Hoa Lư luôn coi trọng Phật giáo lúc bấy giờ nên Ninh Bình có rất nhiều ngôi chùa được xây dựng và nổi bật là chùa Bái Đính. Đây còn là nơi được vua Đinh Tiên Hoàng chọn để lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho nhân dân trước khi dẹp loạn 12 sứ quân. Chùa Bái Đính được UNESCO công nhận năm nào? Chùa Bái Đính được UNESCO công nhận Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014.
1.3. Ý nghĩa của tên gọi chùa Bái Đính
Theo quan niệm xưa, Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái trời đất, Tiên Phật. Trong khi đó, Đính có nghĩa là đỉnh, là nơi cao nhất. Vì thế, tên gọi chùa Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật ngự ở trên cao. Bên cạnh đó, tên gọi của chùa còn có ý nghĩa là hướng về núi Đính - ngọn núi gắn liền với những sự kiện oai hùng của dân tộc thời trì trước. Dẫu thời gian có qua đi, dẫu vùng đất này đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nước nhà nhưng chùa Bái Đính Vẫn đứng vững mặc cho sương gió bụi trần.
2. Kiến trúc độc nhất vô nhị của chùa Bái Đính Tràng An
Kiến trúc độc nhất vô nhị của chùa Bái Đính Tràng An
Chùa Bái Đính Tràng An được xây dựng theo lối kiến trúc nổi bật hình khối lớn hoành tráng mang đậm dấu ấn Việt Nam. Vật liệu được sử dụng chủ yếu trong xây dựng chùa là đá xanh Ninh Vân - Ninh Bình, gỗ Tứ Thiết, ngói men Bát Tràng,....Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính đó chính là ở mái vòm, mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, các chi tiết trang trí mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Bậc thềm trang trí rồng đá kiểu dáng nhà Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc.
Một trong những thiết kế khác của chùa Bái Đính đó là được xây dựng theo kết cấu nội công ngoại quốc, tức là hình chữ nhật bao quanh bốn phía. Khi đứng ở cổng Tam Quan nhìn lên bạn sẽ thấy tất cả các công trình đều nối tiếp nhau, cao hơn nhau và đỉnh điểm đó chính là điện Tam Thế. Điện Tam Thế chính là điểm nhấn vừa là điểm kết của một quần thể kiến trúc có trật tự sắp xếp, có cao, có thấp.
Xung quanh hành lang, tượng La Hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa. Trong chùa còn có các khu vườn nhỏ trồng cây xanh, loại cây được trồng nhiều nhất là cây bồ đề được chiết từ ngôi chùa ở Ấn Độ. Không gian chùa Bái Đính vô cùng thạnh tinh, là nơi lý tưởng cho các chư tôn tăng ni phật tử tới chiêm bái và tu tập.
3. Những “kỷ lục” chùa Bái Đính đang nắm giữ
● Chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Có tên gọi là Đại Hồng chung, được đúc hoàn toàn từ đồng đỏ tại Nam Định, nặng 36 tấn, cao 5.5 mét, đường kính 3.7 đặt trong tháp chuông. Trên thân có rất nhiều hoa văn, họa tiết mô phỏng từ chuông cổ, rõ nhất là những chữ Hán được khắc theo chủ đề Phật giáo.
Chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam
● Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á: Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen ở Chánh điện trong điện thờ Pháp chủ đã được Trung tâm kỷ lục Châu Á xác lập là tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu lục. Tượng cao 10 mét, nặng 100 tấn bằng đồng nguyên chất dát vàng, đặt trên bệ cao 1,5 mét và là một biểu tượng của chùa Bái Đính.
Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á
● Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: An vị trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật của chùa Bái Đính. Tượng Di Lặc cao 10 mét, nặng 80 tấn và là địa điểm check in của du khách khi tới khi di tích chùa Bái Đính.
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á
● Bảo Tháp cao nhất Châu Á: Gồm có 13 tầng với chu vi theo hình lục giác là 24m, chiều cao 99 mét; tọa lạc ở phía Tây điện Tam Thế thuộc khu chùa Bái Đính mới. Bảo tháp được thiết kế và xây dựng mang đậm dấu ấn của Phật giáo thời nhà Lý. Tầng cao nhất của tháp là nơi bảo tồn và thờ Xá Lợi của Phật được cung nghênh từ Ấn Độ và Miến Điện.
Bảo Tháp cao nhất Châu Á
● Khu chùa rộng nhất Việt Nam: Tính đến 2010, tổng diện tích chùa Bái Đính lên tới 539 ha ( khu chùa cổ 27 ha và quần thể chùa mới là 80 ha).
● Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á: Hành lang La Hán của chùa Bái Đính có chiều dài gần 3 km, trưng bày các tượng La Hán bằng đá. Từ nhà gỗ Tam Quan theo 2 hướng Đông và Tây dọc đến Tả vu và Hữu vu chùa, mỗi bên gồm 117 gian hành lang, mỗi dãy hành lang La Hán có kiến trúc từ thấp đến cao với 22 bậc, mỗi bậc cao 1.35 mét và xây hoàn toàn bằng gỗ.
Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á
● Ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: Tại chùa Bái Đính, có đến 500 bức tượng La Hán được làm từ đá nguyên khối cao từ 1, 5 - 2 mét đặt dọc theo hành lang La Hán. Mỗi pho tượng đều được tạo hình khuôn mặt, dáng đứng, dáng ngồi khác biệt hoàn toàn. Đến biểu cảm của các vị La Hán cũng mỗi người một vẻ.
● Có giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam: Giếng Ngọc chùa Bái Đính mới được xây dựng lại ở vị trí của giếng Ngọc cũ. Giếng có hình mặt nguyệt, đường kính 30 mét, sâu 6 mét và đặc biệt là không bao giờ cạn nước. Nơi đây được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập năm 2007.
Có giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam
● Ngôi chùa có nhiều cây Bồ Đề nhất Việt Nam: Chùa Bái Đính có 100 cây bồ đề được chiết từ gốc cây bồ đề Ấn Độ. Mỗi cây đều được một lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng và gắn bảng tên vào bia đá. Những hàng cây bồ đề tỏa bóng râm mát, góp phần tạo nên cảnh quan tươi đẹp cho khu di tích chùa Bái Đính.
4. Kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình
4.1. Đi chùa Bái Đính như thế nào?
Chùa Bái Đính cách Hà Nội khoảng chừng 100 km về phía Nam, bạn có thể di chuyển tới chùa Bái Đính bằng nhiều phương tiện khác nhau, như:
● Di chuyển bằng xe khách: Từ Hà Nội có thể bắt các chuyến xe khách đi Ninh Bình ở bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình; giá vé khoảng 70.000 - 80.000 VNĐ. Dừng chân tại bến xe Ninh Bình bạn tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi để tới khu chùa Bái Đính.
● Di chuyển bằng xe máy: Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và chủ động hơn trong việc di chuyển bạn có thể đi xe máy đến Ninh Bình. Cách này, bạn sẽ di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố sau đó đi theo biển chỉ dẫn đến khu Bái Đính.
● Đi tàu hỏa tới Bái Đính cũng là một trải nghiệm thú vị. Bạn đi lên tàu từ Hà Nội đến ga Ninh Bình. Giá vé tàu hỏa dao động từ 70.000 -120.000 đồng/người tùy theo loại ghế ngồi.
4.2. Thời gian du lịch Bái Đính thích hợp nhất
Thời gian du lịch Bái Đính thích hợp nhất
Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là khoảng thời gian thích hợp nhất để đến thăm quan, hành hương chùa Bái Đính. Tuy nhiên, đây là mùa lễ hội nên du khách đến đây thăm quan rất đông nên xảy ra tình trạng quá tải, chen chúc, thậm chí là mất cắp đồ. Nếu như bạn không thích bon chen, ồn ào thì có thể đi chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.
4.3. Chùa Bái Đính mở cửa đến mấy giờ? Giá vé tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình
Chùa Bái Đính mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần. Từ cổng chùa Bái Đính đi tới trung tâm sẽ mất khoảng 3,5 km; các bạn có thể lựa chọn phương án đi bộ hoặc đi xe điện. Giá vé tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình như sau:
● Giá vé tham quan - Người lớn: 200.000 VNĐ/ người lớn;
● Giá vé tham quan - Trẻ em dưới 1m: 100.000 VNĐ/ người;
● Giá vé các dịch vụ tại chùa - Xe điện: 30.000 VNĐ/ người/ lượt;
● Giá vé thăm quan Bảo tháp: 50.000 VNĐ/ người;
● Giá vé hướng dẫn viên: 300.000 VNĐ/ tour;
● Giá vé đi đò: 150.000 VNĐ/ lượt;
● Phí gửi ô tô: 40.000 VNĐ/ xe;
● Phí gửi xe máy: 15.000 VNĐ/ xe;
Với các thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về địa điểm du lịch tâm linh chùa Bái Đính. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết khác bằng cách truy cập website loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!