Cây Bồ Đề mang ý nghĩa của sự giác ngộ và có tác dụng chữa bệnh
Cây bồ đề là một loại cây mang biểu tượng giác ngộ của Phật pháp từ xưa đến nay. Chính dưới gốc cây ấy, Đức Phật đã tìm ra được những lý luận Phật giáo và tu thành chánh quả. Vậy loại cây này có gì đặc biệt và có ý nghĩa như thế nào? Ngay bây giờ, Lôi Phong sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về loài cây này.
1. Giới thiệu về cây bồ đề
Cây bồ đề còn hay được gọi là cây giác ngộ và có tên khoa học học là Ficus rumphii. Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ - Nơi có nền Phật giáo phát triển vô cùng hưng thịnh. Sau hàng nghìn năm, cây bồ đề dần được trồng phổ biến ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Hiện nay, không chỉ bắt gặp bồ đề ở chùa, mà ngay cả ở khuôn viên một số gia đình, quán xá, công ty cũng có thể thấy bởi ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại.
Theo quan điểm Phật giáo, cây bồ đề là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến Đức Phật. Chính dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã ngồi 49 ngày thiền định và giác ngộ những lý luận của Phật giáo. Sau khi thành chính quả, Đức Phật đã đi khắp mọi nơi để hoằng hóa, dạy về lý luận Phật pháp và phổ độ chúng sinh. Ngoài ra, lá bồ đề cũng là một vật tượng trưng cho may mắn, an lành mà nhiều người biết đến. Đây cũng là lý giải cho việc vì sao cây bồ đề lại được trồng khắp Châu Á như vậy.
Cây bồ đề
2. Đặc điểm cây bồ đề
Cây bồ đề thuộc họ thân gỗ lớn, nếu trong điều kiện phát triển tốt có thể cao 30 mét và có đường kính lên đến 3 mét. Lớp gỗ bên trong của bồ đề được bao bọc bởi lớp vỏ xù xì, có vảy màu nâu hoặc hơi ngả xám vô cùng cứng cáp và chắc chắn.
Tán của loại cây này rất rộng, từ thân chính mọc rất nhiều cành xum xuê. Bên cạnh đó, rễ phụ cũng mọc rất nhiều, những chiếc rễ này cắm cắm xuống đất rất dẻo dai.
Lá bồ đề thuộc kiểu lá đơn, đầu lá hơi nhọn và kéo dài, tựa như một hình trái tim, kích thước lá có chiều rộng khoảng 4cm và chiều dài là 1 đến 5 cm. Màu của lá cây cũng rất thú vị, khi còn non sẽ có màu hơi ngả đỏ, khi già lại chuyển dần sang xanh đậm. Một điều ấn tượng mang đến vẻ đẹp của lá bồ đề chính là các đường chân chim mang tính thẩm mỹ cao. Khác với những loài cây khác, vào thu, bồ đề thay lá những vẫn giữ nguyên dáng vẻ xanh thẫm của mình, không hề ngả vàng.
Cây bồ đề là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến Đức Phật
3. Lợi ích của cây bồ đề mang lại
Không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp theo quan điểm Phật giáo, cây bồ đề còn có nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết.
3.1 Tạo cảnh quan, làm bóng mát
Có thể nói, với những tán lá rộng của mình, cây bồ đề tạo nên không gian cực kỳ dễ chịu. Đồng thời, với những cành dễ uốn của mình, bồ đề còn được cắt tỉa để trở thành cây bonsai trang trí ở nhiều nơi như: Sân nhà, quán cà phê, khuôn viên hay công ty đều được,...để mang lại những điều may mắn, tốt đẹp cho gia chủ.
Cây bồ đề tạo nên không gian cực kỳ dễ chịu
3.2 Bảo vệ môi trường, thanh lọc không khí
Không chỉ mang tính thẩm mỹ, cây bồ đề còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Sở dĩ, lá bồ đề còn có thể thanh lọc không khí là bởi có khả năng hấp thụ khí độc, khói bụi và cung cấp khí oxi. Bên cạnh đó, bồ đề còn là một loại cây giảm tiếng ồn vô cùng hữu hiệu. Chính vì những điều trên mà loại cây này được yêu thích và trồng phổ biến khắp mọi nơi.
3.3 Bồ đề có giá trị kinh tế rất cao
Cũng chính vì cây bồ đề dễ uốn nắn, tạo kiểu nên rất được người yêu thích cây cảnh ưa chuộng. Vì vậy, giá trị của loài cây này có thể đến hàng trăm triệu hay vài tỷ đồng.
Bên cạnh đó, gỗ của bồ đề còn rất mịn, chắc chắn và bền bỉ. Do đó, nó được khai thác để sử dụng làm những món đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất, đồ gia dụng và sản xuất giấy. Không chỉ có thế, nhựa cây bồ đề còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp bởi có mùi hương dịu nhẹ.
Bồ đề có giá trị kinh tế rất cao
3.4 Công dụng đối với y học
Nhắc đến lợi ích mà cây bồ đề mang lại thì không thể không nhắc đến lĩnh vực y học bởi đây là một loại thuốc rất quý, lá bồ đề được sử dụng phổ biến trong khác bài thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, loài cây này còn có tính sát trùng tốt, có thể chữa các bệnh về viêm da, ngứa ngáy hay lở loét và tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Những căn bệnh liên quan đến hô hấp, suyễn, tiểu đường,...đều sử dụng thành phần có trong cây bồ đề để chữa trị. Theo dân gian, nhựa của cây bồ đề còn có thể chế ra được những bài thuốc trừ tà, an thần đối với người trúng phong hoặc trúng tà khí.
4. Ý nghĩa của cây bồ đề
Dù xét về quan điểm nào thì cây bồ đề vẫn mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Dưới đây là toàn bộ những ý nghĩa của cây bồ đề mà bạn nên biết.
4.1 Sự tích cây bồ đề trong Phật giáo
Theo như một số tài liệu, cây bồ đề có mối quan hệ vô cùng mật thiết với Đức Phật. Trước kia, Đức Phật là hoàng tử Siddhartha Gautama của Ấn độ. Trong một lần ra ngoài, ngài đã nhìn thấy bốn loại người: Tù khổ sai, người bệnh, một ông gia và một người đã chết.
Từ đó, hoàng tử Siddhartha Gautama đã hiểu ra rằng, cuộc sống là một vòng luân chuyển đau khổ mà ai cũng phải trải qua. Cũng chính vì điều này, hoàng tử đã vứt bỏ cuộc sống sa hoa, quyền thế để trở thành một nhà tu khổ hành, khám phá và học hỏi nhiều thứ.
Trong hành trình tu hành của mình, ngài luôn ăn chay và thiền định để có thể tập trung suy nghĩ. Sau 49 ngày thiền định tại gốc cây bồ đề, ngài đã đạt cảnh giới cao nhất giác ngộ của Đức Phật Thế Tôn.
Khoảng 300 năm TCN, đã có một nữ tăng đã chiết một nhánh từ gốc cây bồ đề - nơi Đức Phật giác ngộ và mang về Sri Lanka trồng. Ngay nay, nó vẫn còn tồn tại và trở thành cây bồ đề lâu đời nhất trên thế giới.
Sự tích cây bồ đề
4.2 Ý nghĩa cây bồ đề trong Phật giáo
Từ sự tích về cây bồ đề trên, có thể thấy đây là một biểu tượng của Phật giáo vô cùng thiêng liêng và trân quý. Thái tử Tất Đạt Đa hay Siddhartha Gautama ngồi thiền dưới bồ đề đã thành Phật. Vì vậy, người ta đã lấy bồ đề làm biểu tượng cho sự giác ngộ.
Có thể nói, đây là loài cây cao quý nhất, chỉ cần đứng dưới bóng cây đã cảm nhận được hỉ lạc vô biên. Bồ đề là bóng râm che mát, là ánh sáng của trí tuệ cho bất kỳ ai khao khát tìm về cõi cực lạc.
Ý nghĩa cây bồ đề trong Phật giáo
4.3 Ý nghĩa cây bồ đề trong phong thủy
Cũng như trong Phật giáo, cây bồ đề trong phong thủy cũng là biểu tượng của sự may mắn và tốt lành. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người yêu thích và mong muốn trồng loài cây này để gia đình luôn bình an, suôn sẻ.
Tương tự như Phật giáo, cây bồ đề trong phong thủy cũng mang ý nghĩa thức tỉnh và giác ngộ chân lý đúng đắn của bản thân. Ngoài ra, một số sách về phong thủy còn khẳng định loài cây này nhắc nhở con người phải biết tích đức, thiện lương ngàn đời.
Ý nghĩa cây bồ đề trong phong thủy
5. Có nên trồng cây bồ đề trước nhà không?
Theo quan điểm Phật giáo hay phong thủy, cây và lá bồ đề đều mang đến nhiều may mắn. Vì vậy, việc trồng cây bồ đề trước nhà là hoàn toàn có thể. Điều này còn mang đến bình an, phước lành cho mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, nhờ tán cây rộng, bồ đề còn có thể tạo bóng mát vào trời mùa hè nóng bức cũng như giúp không gian trở nên thoáng đãng hơn.
Trồng cây bồ đề trước nhà
6. Hướng dẫn cách trồng cây bồ đề
Cây bồ đề thuộc nhóm cây ưa sáng, có sức sống rất mạnh mẽ, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt rất hợp với khí hậu Việt Nam. Do đó, bạn chỉ cần lựa chọn nơi trồng thoáng mát, nhiều ánh sáng là có thể trồng.
Đầu tiên, cần lựa chọn đất phù hợp, loài cây này rất thích hợp với loại đất tơi xốp, hơi ẩm và có độ dinh dưỡng cao. Trong 1 tháng đầu, bạn cần bón vôi hoặc phân cho cây và chú ý dọn dẹp vệ sinh. Cuối cùng, nên tháo lớp bọc rễ cây mà tiến hành trồng. Cần cố định cây và lấy đất lấp lên khoảng 2cm.
Câu chuyện liên quan đến cây bồ đề
7. Cách chăm sóc cây bồ đề đúng cách
Không chỉ đơn giản về cách trồng, cây bồ đề cũng rất dễ chăm sóc, không cần phải mất quá nhiều thời gian. Dưới đây là những lưu ý khi bạn trồng cây bồ đề để cây phát triển tốt nhất.
● Vì cây bồ đề ưa sáng nên cần phải đảm bảo cây được hấp thụ ánh sáng tối đa. Phải đảm bảo lá bồ đề được hấp thụ ánh sáng tốt nhất.
● Bồ đề có khả năng chịu lạnh vô cùng tốt, tuy nhiên, từ 15 đến 25 độ là nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây.
● Cần thường xuyên cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là lúc mới trồng. Những không được tưới quá nhiều, gây ngập úng, làm thối rễ cây. Bạn nên tưới 2 ngày một lần vào sáng và tối. Khi cây đã lớn dần, hãy hạn chế tưới nước lại nhé.
● Ngoài nước và ánh sáng, bạn cũng nên bón phân định kỳ cho cây giúp cây phát triển tốt. Trong 3 đến 5 tháng đầu cần bón phân xanh cho cây. Sau khi cây trưởng thành, có thể bổ sung thêm phân NPK.
● Nên thường xuyên cắt tỉa, dọn dẹp để tránh tình trạng cỏ ăn hết chất dinh dưỡng của cây. Đồng thời, cũng giúp cậy hạn chế được sâu bệnh và có hình dáng đẹp mắt.
● Mặc dù cây bồ đề rất dễ sống, ít bị sâu hại nhưng vẫn nên đề phòng bạn nhé.
Cách chăm sóc cây bồ đề đúng cách
Trên đây là toàn bộ những giải đáp về cây bồ đề mà Lôi Phong chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích tới quý bạn đọc. Mặc dù đã trải qua một thời gian dài, cây bồ đề vẫn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Nó như là một biểu tượng tâm linh của Phật giáo giúp con người chúng ta bình an và may mắn hơn.