Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Bàn tay Phật - Lý giải ý nghĩa 7 tư thế của bàn tay Phật

Thứ Hai, 06/05/2024
Trần Xuân Bách

Khi chiêm bái tranh, tượng Phật tại chùa chiền, tu viện nếu bạn để ý sẽ thấy hình ảnh bàn tay Phật được khắc họa với nhiều tư thế khác nhau. Hình ảnh bàn tay Phật cũng tạo nên sự tò mò nhất định cho Phật tử, chúng sinh. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các tư thế bàn tay Phật bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung chi tiết nào dưới đây của loiphong.com

1. Bàn tay Phật trong Phật giáo có ý nghĩa gì?

Trong Phật giáo,  những tư thế tượng trưng cho bàn tay Phật được gọi chung là thủ ấn - Mudra. Thủ ấn hay ấn tướng, ấn thủ, thủ ấn Phật là những dấu ấn thể hiện hoặc khắc họa tư thế tay của Phật (thường là bàn tay, ngón tay).

Ý nghĩa của bàn tay Phật

Ý nghĩa của bàn tay Phật

Thủ ấn còn được hiểu là các tư thế chính mà Phật dùng trong đời sống hàng ngày. Hiểu đơn giản nhất thì thủ ấn là các tư thế của bàn tay Phật. Thủ ấn được miêu tả và khắc họa thông qua tranh, tượng Đức Phật.

Theo truyền thống Vệ đà, các ngón tay trong bàn tay Phật đại diện cho 5 yếu tố tạo nên cơ thể con người đó là đất, nước, gió, không khí, lửa. Nghĩa là những đầu ngón tay đều mang năng lượng và khi chạm chúng lại với nhau theo các cách khác nhau hay đến các bộ phận khác của lòng bàn tay thì sẽ điều chỉnh, cân bằng lại năng lượng trong cơ thể chúng ta.

Tư thế ấn thủ có rất nhiều, mỗi ấn lại mang ý nghĩa khác nhau. Theo quan điểm của người Ấn Độ cổ đại, tay phải là tay dành cho thần thánh, thể hiện sự trong sạch và linh thiêng còn tay trái đại diện cho những nhiễm ô trần tục. Do đó, khi hai bàn tay chắp vào nhau thì tạo sự hợp nhất giữa thánh thiện và nhiễm ô. Hai mặt tuy đối lập với nhau nhưng lại dung hòa giữa thần thánh và trần tục.

Tóm lại, hình ảnh bàn tay Phật không chỉ biểu thị cho lòng tôn kính, sự nhất tâm thiền định, tập trung tư tưởng mà còn là sự tán dương, ca ngợi.

2. Ý nghĩa các tư thế tay của bàn tay Phật

Trong Phật giáo Đại thừa, ý nghĩa các tư thế tay của Phật còn được gọi là các thủ ấn chỉ các ấn nơi tay. Mỗi ấn thủ lại mang ý nghĩa đặc biệt, cụ thể:

2.1. Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra) còn có tên gọi khác là Hiệp chưởng ấn. Ở tư thế này, đầu ngón tay cái và ngón trỏ ở bên phải bàn tay Đức Phật sẽ chạm vào nhau tạo thành vòng tròn. Các ngón còn lại sẽ hướng lên trên còn tay trái thì để ngang bụng.

Vòng tròn này tượng trưng cho dòng năng lượng và thông tin liên tục, không bị đứt đoạn. Khi Ngài đi thuyết giảng thường dùng ấn thủ này như để kêu gọi chúng sinh giải quyết mọi chuyện qua tư duy, biện luận thay vì cảm xúc nhất thời.

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

>>> XEM NGAY: Những mẫu tượng Quan Âm đẹp nhất hiện nay

2.2. Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)

Với tư thế trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra) hai bàn tay được đặt chồng lên nhau, tay phải để lên trên tay trái, hai bàn tay duỗi ra để nâng và giữ chiếc bình bát. Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra) miêu tả đời sống thường nhật của Đức Phật khi còn tại thế, được chia làm năm thời đó là buổi sáng, buổi trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối. Buổi sáng chính là thời điểm Đức Phật trì bình hóa duyên tế độ với những người hữu duyên và thị thực.

Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)

Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Top tượng phật Thích Ca đẹp giá rẻ nhất trên thị trường

2.3. Tư thế Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)

Hầu hết các Phật tử, chúng sinh đều biết đến tư thế Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra) của Đức Phật. Đối với thủ ấn này, hai bàn tay Phật sẽ đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, mặt sau của bàn tay phải sẽ dựa vào lòng bàn tay trái còn các ngón cái chạm vào nhau tạo thành hình tam giác.

Ấn thủ Dhyana Mudra là biểu tượng của Thiền, tượng trưng cho trí tuệ để nói tới tâm thức giác ngộ vượt lên khỏi thế giới. Đây là tư thế khi thực hành sẽ giữ được sự thăng bằng trong suy nghĩ, bình tâm, thư thái trong từng động tác để tập trung tư tưởng.

Tư thế Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)

Tư thế Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)

Tư thế Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra) được Đức Phật sử dụng lần cuối cùng khi thiền dưới gốc cây bồ đề và đạt được giác ngộ. Đức Phật tập trung thiền định để tìm ra nguồn gốc của sự đau khổ ở đời và phương pháp chấm dứt sự đau khổ.

2.4. Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)

Ở tư thế tay, cánh tay phải của Đức Phật thả lỏng dọc theo cơ thể, lòng bàn tay mở và hướng ra phía trước, các ngón tay duỗi dài. Ấn thủ được thực hiện phần lớn ở tay trái, cánh tay trái cong ở vị trí khuỷu tay, bàn tay hướng về phía người nhìn. Năm ngón tay được mở rộng để đại diện cho sự hoàn hảo của người đắc đạo bao gồm hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn, nỗ lực, tập trung.

Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)

Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)

Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra) có nghĩa là cho phép được toại nguyện, thể hiện sự dâng hiến, từ thiện, cho đi, lòng trắc ẩn, thành thực, từ thiện. Bên cạnh đó cũng được hiểu là đón tiếp, dâng hiến, biếu tặng. Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra) còn là ấn quyết biểu hiện gọi trời, minh chứng cho tấm lòng của Đức Phật để thể hiện sự quyết tâm hoàn thành ước nguyện chân tâm để giải thoát cho toàn bộ nhân loại.

2.5. Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

Bàn tay phải của Đức Phật được giơ lên ngang tầm ngực, cánh tay gấp lại, gan bàn tay hướng về phía trước còn những ngón tay dính nhau, hướng lên trên. Cánh tay trái thì thả lỏng để xuôi theo tư thế tọa thiền với tượng ngồi còn tượng đức thì tay trái dỗi hướng xuống đất.

Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra) nói lên thái độ không sợ hãi trước kẻ thù hay bất kỳ nghịch cảnh nào. Nói cách khác rộng hơn nghĩa là Đức Phật ngay sau khi được giác ngộ đã vượt thoát mọi nỗi sợ hãi, đau khổ của nhân gian. Đồng thời, ấn này cũng biểu lộ sự yên vui, nhân từ, bảo vệ.

Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

Theo ghi chép về cuộc đời Đức Phật có giải thích về nguồn gốc của thủ ấn này đó là khi Ngài đứng trước một con voi hung dữ liền giơ tay ấn quyết để cản voi lại. Như vậy, vô úy ấn thủ không chỉ có ý nghĩa làm dịu mà còn là việc không sợ, đem tới sự bình yên cho mọi người xung quanh.

Khi bàn tay Phật thể hiện ấn thủ này cho thấy Đức Phật không sợ hãi trước nghịch cảnh hay kẻ thù. Mặt khác, thể hiện rằng Đức Phật ngay sau khi được giác ngộ đã vượt qua được nỗi sợ hãi, sự đau khổ của thế gian.

2.6. Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)

Ở thủ ấn xúc địa, Đức Phật ngồi kiết già hoặc bán già, tay trái đặt lên trên đùi trái, gan bàn tay hướng lên trên như ấn Thiền định. Tay phải đặt lên đầu gối phải, duỗi xuống chạm đất, lòng bàn tay xoay vào bên trong, mu bàn tay đưa ra ngoài.

Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra) thể hiện lòng tin, sự quyết tâm không thể lay chuyển và công năng không chịu khuất phục khiến cho các thế lực xấu xa, yêu ma phải đầu hàng. Đây cũng chính là ấn thủ mà Đức Phật Thích Ca gọi Trái Đất chứng minh Ngài đạt Phật quả.

Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)

Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)

Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã ngồi cho đến khi tìm được cách hủy bỏ mọi đau đớn trên đời để đến khi đạt đến đích Ngài đã viện đất làm chứng cho những công đức của mình đã tích lũy từ nhiều tiền thân.

Bhumistarsa có nghĩa là “chạm vào Trái Đất” hay còn gọi là Trái Đất để chứng kiến. Thủ ấn Xúc địa gợi nhớ hình ảnh khi Ngài ngồi hành thiền trong đêm rằng tháng Vesak, Ma vương (Mara) xuất hiện quấy nhiễu Ngài.

Ma vương định đuổi Ngài ra khỏi chỗ ngồi dưới gốc cây bồ đề và hỏi “Ai là chứng nhân để biết chỗ ngồi này là của Ngài?” Đức Phật từ tư thế thiền định liền đặt bàn tay phải chạm đất và tuyên bố “Mặt đất này là nhân chứng đã chứng kiến qua nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác

Khi được thỉnh cầu, đất đã gửi đến một đạo quân thiên thần để diệt trừ những quỷ sứ của Ma vương. Ma vương run sợ, thất bại rồi rút lui. Từ đó, xúc địa ấn còn có nghĩa là ấn hàng ma phục quỷ.

2.7. Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)

Ở thủ ấn chuyển pháp luân (Dharmachakra Mudra), Đức Phật đưa hai tay lên ngang ngực, gan tay trái hướng ra phía trước, gan tay mặt thì hướng lên trên còn các ngón tay thì xòe ra. Đầu ngón tay giữa trên bàn tay này sẽ chạm vào vào đầu ngón cái và ngón trỏ của bàn tay kia tạo thành vòng tròn bí ẩn. Ấn Chuyển pháp luân (Dharmachakra Mudra) được sử dụng ở nhiều nơi và ít nhiều thay đổi, chẳng hạn như ở Ấn Độ thì hai tay xa nhau, các ngón không đụng vào nhau.

Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)

Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)

Hai bàn tay Phật làm thành vòng tròn thần bí, tượng trưng cho hai bénh của một chiếc xe. Ấn thủ này thể hiện dòng năng lượng liên tục của vũ trụ dưới dạng luân xa (bánh xe) và các giáo lý của nó được thông qua trái tim. Đức Phật được xem như Đức Chuyển Luân Vương, chúa tể của một thế lực toàn năng đang quay bánh xe mặt trời, vận dụng giáo huấn trong sáng để làm tiêu tan mọi bóng tối ngu muội.

Mong rằng, những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đây về bàn tay Phật sẽ giúp ihc với bạn. Mỗi ấn thủ bàn tay Phật mang một ý nghĩa khác nhau nhưng đều thể hiện lòng tôn kính, sự nhất tâm thiền định.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger