Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Bài trí bàn thờ bếp như thế nào cho hợp phong thủy

Thứ Hai, 30/10/2023
Trần Xuân Bách

Trong văn hóa thờ cúng, có nhiều sự đa dạng về các loại bàn thờ. Bên cạnh việc lập bàn thờ gia tiên lại phòng chính, thì người ta còn sắp xếp bàn thờ Ông Công Ông Táo ở trong bếp với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Vậy tại sao lại đặt bàn thờ trong bếp và nó có ý nghĩa như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn lý giải những thắc mắc đó.

1. Nên lập bàn thờ ông táo thế nào thì hợp phong thủy?

Qua nhiều thế hệ, người Việt vẫn duy trì nét văn hóa thờ cúng dân gian. Bàn thờ Ông Táo tồn tại phổ biến ở nhiều nơi, nhiều gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đặt sao cho hợp phong thủy.

Bàn thờ bếp thường đặt trên bếp nấu

Bàn thờ bếp thường đặt trên bếp nấu

 

1.1. Nên đặt bàn thờ theo các hướng tốt

Đặt bàn thờ Ông Táo hợp phong thủy là rất quan trọng, bởi trong đời sống tâm linh, thờ Ông Táo đặc trưng cho ý nghĩa về nhiều khía cạnh của đời sống gia đình. Việc đặt bàn thờ bếp thường được cân nhắc tới hướng hợp tuổi của gia chủ để đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Ngoài ra, cần phải tuân theo một số quy tắc phù hợp với phong thủy bếp

Trước tiên, xác định hướng của căn bếp tựa lưng vào hướng nào để có thể xác định hướng đặt bàn thờ và bếp nấu. Tiếp theo có thể tham khảo một số hướng cát thường được lựa chọn  để đặt bàn thờ như sau:

1.2. Các hướng cát mà gia chủ có thể đặt thuận theo phong thủy bếp

- Hướng Tây và Tây Bắc: Thuận lợi về sức khỏe và tiền bạc. Gia đình hạnh phúc  và làm ăn phát đạt

- Hướng Tây Nam: Thuận lợi về đường con cái, thuận lợi trong đường học hành, thi cử

- Hướng Đông Bắc: Thuận lợi về đường làm ăn, đường làm ăn của gia đình phát đạt

1.3. Các hướng hung không nên đặt

- Hướng Đông Nam: tổn hại về sinh khí, thất thoát về tài sản, sức khỏe thì ảnh hưởng xấu

- Hướng Bắc : Con cái gặp tai họa, tệ nhất là có thể tuyệt tự

- Hướng Nam: Gia đình thiếu hòa thuận, dễ gặp nhiều điềm hung.

Bên cạnh việc xác định hướng để đặt bàn thờ trong gian bếp, gia chủ cũng phải chú ý đặt bàn thờ sao cho thuận với mỹ quan của không gian bếp.

2. Lưu ý khi đặt bàn thờ trong gian bếp

Không gian bếp thường là nơi thường xuyên được sử dụng mà lại dễ ám mùi. Trong khi đó, bàn thờ là nơi linh thiêng nên thường được đặt ở nơi cao trong bếp. Cũng vì vậy loại bàn thờ thường được lựa chọn thường là loại bàn thờ treo, ngoài ra hiện nay còn có nhiều loại bàn thờ đi kèm với tủ bếp rất đẹp và sang trọng.

Bàn thờ bếp mang tính “hỏa” trong ngũ hành, thường được đặt song song với hướng đặt bếp nấu, hoặc tốt nhất nên đặt gần bếp nấu. Ngoài ra, tùy thuộc vào thiết kế gian bếp mà người ta còn đặt bàn thờ tại góc nhà bếp phía Nam, vì theo quan niệm dân gian tính hỏa đặt tại hướng nam sẽ tạo nên “nam hỏa vượng”.

Bàn thờ Thần Tài đặt trong bếp

Bàn thờ Thần Tài đặt trong bếp

Trong thuộc tính ngũ hành thì thủy khắc hỏa, do vậy không nên đặt bàn thờ gần bồn rửa hoặc song song với bồn rửa. Đặc biệt cũng nên tránh đặt tại vị trí hướng bắc, những điều này sẽ làm cho gia chủ tránh được nhiều bất lợi.

Tránh đặt bàn thờ đối diện với hướng cửa chính hay hướng đi lại làm mất đi sự thanh tịnh của chốn linh thiêng, làm mất đi tài lộc của gia chủ. Nhiều gia đình lựa chọn đặt bàn thờ vào góc để tiết kiệm không gian, tuy vậy cũng phải tránh tiếp giáp với nhà tắm, nhà vệ sinh. Vì điều đó được coi là điều bất kính, làm mất đi sự tôn nghiêm của không gian thờ. 

Tránh đặt bàn thờ ở nơi tối tăm, ẩm thấp không có không khí lưu thông. Và tuyệt đối không được sử dụng bàn thờ làm từ gỗ đã qua sử dụng.

Hiện nay, nhiều gia đình thiết kế gian bếp theo phong cách hiện đại, không còn là bếp củi như ngày trước mà thay vào đó là bếp ga, bếp điện, bếp hồng ngoại,.. thường được đi kèm với hệ thống hút mùi. Gia đình có thể tiết kiệm không gian trên kệ hút mùi để đặt bàn thờ tuy nhiên phải đảm bảo chắc chắn, lắp thêm kính để bàn thờ không bị ngả màu do khói.

>>> XEM NGAY: Những mẫu bàn thờ gia tiên đẹp nhất hiện nay tại Lôi Phong

3. Bàn thờ bếp trong quan niệm của người Việt

Trong quan niệm của người Việt, gian bếp thường là linh hồn của căn nhà, nơi gia đình sum họp, là nơi có những bữa cơm gia đình đầm ấm. Do vậy, việc thờ vị thần bếp cũng dần trở thành một điều gì đó rất gần gũi trong văn hóa dân tộc. Tục thờ Ông Táo, qua thời gian đã trở thành một thói quen của đại các gia đình với những mong muốn nhà cửa sung túc, vợ chồng con cái hòa thuận.

Bàn thờ ông Táo trong căn bếp của người Việt

Bàn thờ ông Táo trong căn bếp của người Việt

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Hướng dẫn Lập bàn thờ bác Hồ tại nhà như thế nào?

3.1. Cách bày trí trên bàn thờ ông táo của người việt

Trên bàn thờ Ông Táo thường được bài trí đơn giản như kệ, bài vị Táo Quân và bát nhang để thờ cúng. Để trang trí thì có thêm bình hoa, đĩa hoa quả và chén nước.

Bàn thờ Táo Quân phổ biến trong hầu hết các gia đình Việt, yêu cầu sạch sẽ và phải được lau dọn thường xuyên. Người Việt thường có tục làm lễ đầu tháng hoặc ngày rằm. Bên cạnh đó, còn có tục lệ tiễn Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp để các táo báo cáo chuyện của một năm đã qua, và mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng.

Hiện nay tại Lôi Phong cung cấp rất nhiều loại bàn thờ bếp đẹp, bạn có thể tham khảo tại website: https://loiphong.vn/.  Đồ thờ Lôi Phong là đơn vị chuyên cung cấp các loại bàn thờ với đa dạng mẫu mã. Đi kèm với đó là dịch vụ tư vấn lắp đặt bàn thờ chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tối đa để hoàn thiện không gian thờ cúng chuẩn phong thủy, đảm bảo thẩm mỹ cho căn hộ của gia đình.

 
Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger