Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Áo tràng là gì? Ý nghĩa áo tràng? Phật tử mặc áo màu gì?

Thứ Hai, 02/09/2024
Trần Xuân Bách

“Áo này mặc, nút này gài

Thiện tâm giữ gìn, đêm ngày chẳng lơi”

Hình ảnh áo tràng màu nâu, xám, đen xuất hiện rất nhiều trong các hoạt động lễ chùa, khóa tu, hộ niệm, tụng kinh. Việc mặc áo tràng không chỉ thể hiện sự tôn trọng, sự cam kết của mọi người đối với con đường tu tập. Vậy, áo tràng là áo gì? Ý nghĩa áo tràng như thế nào? Phật tử mặc áo màu gì? Dưới đây là tổng hợp các thông tin mới nhất để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, cùng loiphong.vn tìm hiểu nhé!

1. Áo tràng là áo gì?

Áo tràng có nhiều tên gọi như áo Lễ, áo pháp,...Đây là pháp phục dành cho cư sĩ tại gia cũng như quý Phật tử, được sử dụng trong các hoạt động tôn nghiêm của Phật giáo. Áo tràng ở Việt Nam thường có màu lam và nâu, may bằng kate silk, kate Đài Loan, lụa,...; thiết kế dây cột hai bên hông giúp định hình dáng áo, vừa người hơn.

Áo tràng là pháp phục của cư sĩ và Phật tử

Áo tràng là pháp phục của cư sĩ và Phật tử

Đức Phật từng nói, trên cơ thể con người có cửu khướu (9 lỗ) dơ bẩn đó là hai mắt có gỉ, hai lỗ mũi có dịch, miệng nhai thức ăn có mùi hôi, hai lỗ tai có ráy bẩn, bộ phận tiêu hóa,...Vậy nên, mặc áo tràng để che bớt đậy bớt những thứ bất tịnh.

Mặc áo tràng khi đi lễ chùa, tham gia khóa tu, tụng kinh tại nhà hoặc tại các đạo tràng thể hiện ý nghĩa tôn nghiêm, sự tôn trọng đối với các nguyên tắc và giáo lý của đạo Phật. Mặt khác, khẳng định sự cam kết của Phật tử với con đường tu tập và tu học đạo Phật.

2. Ý nghĩa áo tràng

Áo tràng là “pháp phục” mà những người theo đạo Phật đều mặc, thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • Thể hiện sự tôn kính và kính trọng đối với đạo Phật
  • Thể hiện sự tôn trọng và tôn vinh với những lời dạy của Đức Phật
  • Áo tràng được thiết kế và may từ loại vải đơn giản, không có phụ kiện thừa thãi nên đã thể hiện rõ tinh thần tối giản và sự giản dị trong đạo Phật. Mặt khác, ý thức về vật chất cũng như việc tránh xa mọi sự cám dỗ của thế gian.
  • Mặc áo tràng là một phần trong việc tu hành và thực hành đạo Phật. Đó là lời nhắc nhở mỗi người và nhấn mạnh cam kết của Phật tử đối với con đường tu tập.
  • Thể hiện sự tham gia và cam kết của Phật tử trong cộng đồng Phật giáo. Là biểu tượng của việc hòa nhập, chia sẻ và gắn kết mọi người với nhau.

Ý nghĩa của áo tràng Phật tử

Ý nghĩa của áo tràng Phật tử

3. Đặc điểm áo tràng

3.1. Chất liệu vải

Áo tràng của Phật tử có thiết kế rất đơn giản, sử dụng chất liệu vải cotton hoặc lụa mỏng. Vải cotton giúp thoáng khí, thỏa mái và cũng rất dễ giặt giũ. Trong khi đó, áo tràng được làm từ chất liệu lụa mang tới sự thanh lịch, trang nhã mà vẫn thể hiện được sự tôn trọng với đạo Phật.

Chất liệu vải may áo tràng

Chất liệu vải may áo tràng

3.2. Kiểu dáng áo tràng

Áo tràng có kiểu dáng đơn giản, phản ánh sự đơn giản và giản dị của đạo Phật. Áo tràng có dáng dấp của hình chữ nhật, được gấp gọn và đeo qua vai; phần eo được buộc bằng một dây vải mảng. Tất cả tạo nên sự trang nhã, tinh tế mà không kém phần thanh lịch.

3.3. Màu sắc của áo tràng

Áo tràng có màu nhạt thường là đen, nâu, xám. Các màu sắc tối giản này không chỉ mang tới vẻ ngoài trang nhã mà còn thể hiện sự thanh tao, giản dị, không phô trương. Mặt khác còn giúp Phật tử tập trung vào việc tu tập, tiến trình giác ngộ.

4. Ý nghĩa của màu áo tràng

Trong các kinh điển nguyên thủy, các Tỳ kheo đi khất thực nếu thấy mảnh vải nào rơi trên đường, không có chủ sở hữu thì lượm về giặt sạch rồi may thành áo.

Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp cho các Phật tử: Màu sắc áo tràng là văn hóa pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ 19 ở Việt Nam, các tu sĩ và Phật tử đều mặc áo tràng màu nâu và màu lam.

4.1. Ý nghĩa màu nâu của áo tràng

Màu nâu là màu của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Người xưa thường nói “màu nâu sòng” để tượng trưng cho sự đảm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm dùng để chỉ một màu sắc hòa hợp giữa màu nâu, màu đỏ, màu đất. Các tu sĩ Phật giáo Việt Nam lựa chọn màu này để đời sống không quá màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ.

Ý nghĩa màu nâu của áo tràng

Ý nghĩa màu nâu của áo tràng

Áo tràng màu nâu còn là biểu tượng của sự thanh đạm, đời sống phạm hạnh, ly tục. Các Tăng Ni và Phật tử miền Bắc đều lựa chọn áo tràng màu nâu.

4.2. Ý nghĩa áo tràng màu lam

Màu lam là một màu sắc không rực rỡ và cũng không quá u trầm. Màu lam tượng trưng cho sự bình đẳng, hòa đồng, tinh tấn và nhẫn nhục của Phật tử. Áo tràng màu lam giống như tâm của chúng sinh bao hàm nhiễm ô và thanh tịnh. Tịnh hay nhiễm thì đều xuất phát từ tâm. Nếu để phiền não, nhiễm ô dấy khởi thì sẽ che khuất đi phần thanh tịnh, sáng suốt. Nếu xa lìa phiền não, tham ái thì chân tâm, Phật tính ngày càng hiển lộ.

Áo tràng Phật tử màu lam

Áo tràng Phật tử màu lam

Màu lam, màu nâu đều là những màu sắc thanh cao, giản dị. Vì thế, người xuất gia áo pháp phục thường là áo cà sa màu lam. Màu vàng thường được sử dụng trên chùa qua các khóa lễ thuyết pháp, giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu dùng cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tu tập và sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả Phật tử còn lại.

Màu sắc của áo tràng thể hiện văn hóa, phong tục của mỗi quốc gia. Đồng thời, còn thể hiện sự tôn trọng và những cam kết của Phật tử đối với con đường Phật học. Màu sắc trở thành một phần quan trọng trong việc thể hiện tinh thần và sự tôn vinh trong đạo Phật. Do đó, khi khoác lên chiếc áo tràng sẽ nhắc nhở bạn là con người của Phật, cần phải nỗ lực học tập, thực hành Chánh pháp.

5. Phật tử có được mặc áo tràng tay thụng?

Phật tử hệ phái Bắc tông đi chùa thường mặc áo tràng màu lam, ở miền Bắc thì mặc áo tràng màu nâu còn Phật tử hệ phái Nam tông và Khất sĩ thường mặc y phục màu trắng. Sự khác biệt này phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hệ phái và truyền thống.

Bên cạnh đó, một số đạo tràng cũng tự thiết kế pháp phục riêng cho đạo tràng. Một số cơ sở may y phục đã “sao chép” từ nước ngoài hoặc thiết kế theo phong cách riêng và áp tràng tay thụng là ví dụ điển hình nhất.

Vậy, Phật tử có được mặc áo tràng tay thụng không? Theo nội quy Ban tăng sự T.Ư khóa VIII (2017 - 2022), Chương XII: Sắc phục Tăng ni đã quy định lễ phục và pháp phục cho Tăng ni. Tỳ kheo: Áo tràng màu nâu, tay rộng không quá 30 phân. Tỳ kheo ni: Áo tràng màu lam, tay rộng không quá 30 phân. Riêng với hàng Tịnh nhân (Phật tử tập sự xuất gia) thì dùng áo tràng lam, tay hẹp.

Tùy duyên khi lựa chọn áo tràng

Tùy duyên khi lựa chọn áo tràng

Do đó, theo thiển ý, Phật tử có thể tùy duyên lựa chọn kiểu áo tràng của mình tích nhưng không nên quá giống với áo tràng hay áo hậu của chư Tăng ni. Như vậy, áp tràng lam tay hẹp theo Nội quy Ban Tăng sự được coi là chuẩn mực lễ phục của Phật tử.

6. Mua áo tràng ở đâu?

Áo tràng được bày bán ở rất nhiều nơi nên việc tìm mua rất dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể đặt mua trên các sàn thương mại điện tử như tiktok, facebook, zalo,...hoặc mua trực tiếp tại chợ hay cửa hàng bán Pháp phục. Giá bán áo tràng không quá đắt chỉ từ 100.000 đồng là bạn đã mua cho mình được pháp phục.

Mua áo tràng rất dễ dàng

Mua áo tràng rất dễ dàng

Với các thông tin trên đây của loiphong.vn, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “pháp phục” áo tràng. Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và sở thích cá nhân mà bạn lựa chọn kiểu dáng, màu sắc áo tràng phù hợp. Chúng ta cũng không nên quá câu nệ mà hãy tùy duyên, tùy hoàn cảnh khi lựa chọn áo tràng Phật tử!

Danh mục
Chat messenger