Ấn Quang Đại Sư: Vị cao tăng đức độ và vô cùng uyên bác
Ấn Quang Đại Sư được biết tới là một vị cao tăng vô cùng uyên bác, đức độ được người đời sùng bái, ngưỡng mộ. Ngài chính là một tấm gương sáng, mẫu mực có hàng vạn tín đồ Phật tử học tập, noi theo. Để giúp cho mọi người nắm được thông tin về cao tăng đầy đủ, chi tiết hơn Loiphong.vn mang tới nội dung sau.
1. Giới thiệu tiểu sử Ấn Quang Đại Sư
Theo ghi chép trong cuốn Tịnh Độ Tập Yếu, Ấn Quang Đại Sư có tên huý là Thánh Lượng và biệt hiệu Thường Tàm. NGài sống ở khoảng cuối nhà Thanh, sang kỷ nguyên Dân Quốc và là con cháu nhà họ Triệu ở vùng Thiểm Tây.
Ngày còn nhỏ ngài học về Nho giáo và có niềm đam mê tìm hiểu, đọc sách của Trình chu. Năm 21 tuổi, ngài đã ngộ nhận ra sự vô thường trên thế gian và quyết định xuất gia ở chùa Viên Quang. Kể từ đó ngài đã tham cứu với nhiều bậc thiện tri thức và dốc hết sức mình xiển dương pháp môn Tịnh Độ.
Ấn Quang Đại Sư đã từng trú ở các chùa như Hồng Loan tại Chung Nam, Pháp Nhi ở Phổ Đà. Trên thân ngài chỉ có duy nhất một chiếc y nạp và ngày ngày ở trên Tàng Kinh Các và trong suốt 20 năm liền đã không rời khỏi trú xứ. Vào thời điểm sáng sớm với chiều tối mỗi ngày, ngài chỉ trì danh hiệu Phật Di Đà và cầu về Tịnh Độ.
Năm 1930, Ấn Quang Đại Sư đã tới Giang Tô để hình thành nên đạo tràng Tịnh Độ Linh Nham và chuyên hoằng dương về Tịnh độ cho nhiều đối tượng. Khi đó có tới hàng trăm nghìn người đã ngưỡng mộ theo quy y với thầy.
Nhà sư đã từng nhập thất ở chùa Báo tại Tổ Châu, sáng lập ra hội Hoằng Pháp và in ấn cho tới 4 - 5 triệu bản sách. Trong đó có cuốn Văn Sao với độ dài lên tới hàng trăm nghìn chữ đã trở thành đại diện cho tư tưởng Tịnh Độ thời cận đại. Cuối năm 1940, nhà sư ngồi thị tịch ở đạo tràng Linh Nham và đã hưởng thọ 80 tuổi, hạ lạp 60 năm.
Ấn Quang Đại Sư đã hình thành nên đạo tràng Tịnh Độ Linh Nham
2. Quá trình tu hành của Ấn Quang Đại Sư
Khi mới xuất gia Ấn Quang Đại Sư đã rất cần mẫn nghiên cứu kinh điển, hiểu sâu và thông suốt về pháp môn Tịnh độ, nhiếp hoá hầu hết các thảy căn cơ. Ngài tự mình gách vác trách nhiệm hoằng dương Phật pháp trong việc phổ độ chúng sanh để hối cải việc bài xích đạo Phật trước kia.
Ngài đi du hoá ở pháp mọi nơi, lúc thì tại Chung Nam, Phổ Đà, Hồng Loa… Ít lâu sau thì thầy đã được phát huyện là duyên thọ Đại Giới tại chùa Song Khê, Hưng An cùng với sư Ấn Hải Định. Ấn Quang Đại Sư là người rất cẩn thận, tỉ mỉ, viết chữ khéo léo nên đã được tiến cử cho chức vụ thư ký khi thọ giới cụ Túc. Cũng do viết quá nhiều chữ mà đôi mắt của ngài lúc đó phát đỏ như huyết.
Ngài cần mẫn nghiên cứu kinh điển, hiểu thông suốt về pháp môn Tịnh độ
Khi đi phơi kinh, Ấn Quang Đại Sư đã xem được bộ Long Thơ Tịnh Độ. Ngài nắm rõ công đức của việc niệm Phật nên đã kỳ thọ giới này mà chuyên tâm tu hành. Ban đêm khi mà dân chúng nghỉ ngơi thì ngài lại ngồi niệm Phật. Ngay cả ban ngày lúc viết chữ tâm cũng không rời khỏi Phật. Nhờ vào điều này đôi mắt của ngài càng phát đỏ nhưng vẫn gắng gượng mà chép tiếp.
Giới đàn vừa mãn thì bệnh đau mắt của ngài đã được chữa lành. Do đó Ấn Quang Đại Sư đã biết rằng công đức niệm Phật là không thể nghĩ bàn. Cũng chính nhờ vào mối nhân duyên này đã khiến ngài quy hướng Tịnh Độ, khuyên răn mọi người nên niệm Phật hàng ngày.
Ngài ngày càng dần tiến bước ở trên con đường tu học và trải qua rất nhiều danh lam có tiếng như Long Tuyền tự, Tư Phước Tự, Viên Quảng Tự, chùa Pháp tại Phổ Đà Sơn. Ngài tới Tô Châu vào năm dân quốc thứ 19 để sáng lập nên đạo tràng Tịnh Độ Linh Nham.
Lúc này thấy chư tăng có người không được như pháp nên ngài đã phát hạnh nguyện là không trụ trì ở chùa viện, không thu đồ của chúng sinh, không hóa duyên và không mở hội niệm Phật. Mỗi ngày ngài không giao tiếp quan quyền, cư sĩ, không phô trương về công việc, không cười nói, không trước tác về kinh sách hay sám hối công đức nhưng chí khí vẫn luôn cao cả, đức hạnh tinh khiết.
Ngài chuyên tâm tu hành và niệm Phật hàng ngày
3. Nét đặc trưng về tư tưởng Tịnh Độ của Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư là vị tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông truyền đạt những tư tưởng đặc trưng như sau.
3.1. Dung hợp giữa Nho giáo với Phật giáo
Ấn Quang Đại Sư là một tăng sĩ đến với Phật Giáo nhờ vào Nho Giáo. Vì thế nét đặc trưng của tư tưởng Tịnh Độ của ngài chính là sự dung hợp hai trường phái này. Qua đó dạy cho người ta lấy luân thường giữa để làm nền tảng, lấy niệm Phật vãng sanh làm mục đích cho việc quy hướng.
Đạo đức cũng như văn chương của Ấn Quang Đại Sư luôn khiến cho người đời nể phục. Không chỉ chuyên về phương diện giáo lý trong Phật Giáo mà ngay cả trí, thành, chính, tề, trị, tu, bình, bát đức, ngũ luân… trong Nho Giáo cũng đã được ngài thông suốt. Học thuyết liên quan tới việc cứu dân, giúp nước cũng đã được thầy phát huy một cách tối đa và vận dụng văn nghĩa trang nhã giúp cho những tác phẩm do chính mình sáng tác trở nên có giá trị hơn.
Ngài cũng đã bác bỏ đi quan niệm học Phật pháp là một trong những cách trốn đời tiêu cực và Phật pháp là thứ vô dụng. Theo đó sư đã nhấn mạnh không có thứ thuốc gì ở trên thế gian nếu không có Phật pháp có thể chữa lành được tâm bệnh cho mọi người.
Ấn Quang Đại Sư đã dung hòa Nho Giáo với Phật Giáo, sử dụng Nho Giáo giải thích cụ thể về Phật Báo. Những bài giảng mà ngài đưa ra tuy là vận động về Tịnh Độ nhưng vẫn có lý thuyết của Nho Giáo. Theo đó tâm tính và nền tảng của tấm lòng hiếu thảo vẫn được vận dụng tài tình ở trong đó.
Phật chính là người đã giác ngộ sử dụng tính, tập, thiên lý và nhân dục trong Nho Giáo để giải thích kỹ hơn về sự giác ngộ trong Phật giáo. Nho và Phật dung thông với nhau không chỉ ở công dụng mà ngay cả việc kế thừa trong quá khứ, mở rộng tương lai và dung hòa trời đất thành một.
Nét đặc trưng trong tư tưởng Tịnh độ của ngài là dung hoà giữa Nho giáo với Phật giáo
3.2. Tôn trọng và tin tưởng hoàn toàn vào tha lực
Nét đặc trưng của Ấn Quang Đại Sư trong tư tưởng Tịnh Độ là sự tôn trọng và tin tưởng tuyệt đối vào trong tha lực. Nơi nào nhà sư cũng nhấn mạnh “ Khôi phục lại bản tính vốn có, tất cả đều sẽ phải tự lực tu trì, bản thân thành tâm tin tưởng niệm phật, dù có được chứng ngộ hoặc không, phiền não lâu hay chưa đoạn được hoàn toàn thì đều có thể nương vào trong sức từ bi của Phật, vãng sanh về cõi Tây phương ở đời này.
Một khi đã vãng sanh thì sẽ được chứng ngộ và trực tiếp lên trên thượng phẩm. Với những người chưa đoạn được lậu thì cũng sẽ vào trong hàng Dự Lưu. Hiểu đơn giản, Tịnh Độ Tông tu trì sẽ không dựa theo tự lực mà sẽ tùy thuộc niềm tin, nguyện lực của Phật Vô Lượng Thọ. Chỉ nguyện lực của Phật thì mới có thể cứu cho chúng sanh thoát ra khỏi biển khổ, vãng sinh trở về Tịnh Độ. Dù cho tâm phàm tục vẫn chưa lặng, phiền não còn chưa đoạn hết thì cũng sẽ sớm trở thành chính quả.
Ngài luôn tôn trọng và tin tưởng hoàn toàn vào tha lực
4. Tại sao Ấn Quang Đại Sư được xem là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?
Ấn Quang Đại Sư được xem là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát. Quan niệm này hình thành dựa trên câu chuyện được kể lại vào một năm nọ, ngài đã tới Thượng Hải giảng kinh A Di Đà.
Thông tin này đã được đăng trên báo đài khiến cho nhiều người có duyên tìm tới nghe kinh gieo trồng căn lành và tích cụ công đức. Lần pháp hội này đã được tổ chức một cách trang trọng, linh nghiêm và nhiều người biết đến để nghe kinh, gieo trồng căn lành, tích cụ công đức. Lần pháp hội đã được tổ chức một cách trang nghiêm long trọng và những người tới nghe đều là tín đồ kiền thành.
Đương thời có một cư sĩ, cô chẳng phải là Phật tử nhưng trong mộng thì thấy có người mặc áo giáp vàng bảo rằng hãy tới Thượng Hải để nghe Bồ Tát Đại Thế Chí giảng kinh A Di Đà. Hôm sau khi đang xem báo thì cô ta lại nghe được tin tức người dân cung thỉnh Ấn Quang Đại Sư lên để giảng Kinh A Di Đà. Cô ta cũng vì tâm hiếu kỳ đã tìm tới chỗ được báo trong giấc mơ để có thể cầu kiến đại sư.
Khi nhìn thấy ngài thì tự động đảnh lễ và bảo rằng “Con cũng không phải Phật giáo đồ, nhưng vì đêm qua có nằm mộng thấy người báo tới chỗ này để nghe Bồ Tát Đại Thế Chí giảng kinh A Di Đà. Xin hỏi rằng ngài có phải là Bồ Tát Đại Thế Chí hay không?” Lúc này Ấn Quang Đại Sư đã dơ tay thị ý “ Việc này con biết, ta biết, đừng kể cho bất kỳ ai biết. Sau buổi trò chuyện vị nữ cư sĩ đã quy y Tam Bảo và giữ tin bí mật này.
Ba năm sau đó, khi ngài Ấn Quang Đại Sư viên tịch tại núi Linh Nham thì vị cư sĩ mới tuyên bố cho công chúng biết bí mật. Lúc này mọi người cũng mới biết rằng ngài chính là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát. Đời sau mọi người đã tôn xưng ngài là Tổ Sư thứ 13 của Liên Tông.
Ấn Quang Đại Sư được xem là một hiện thân của Bồ Tát Đại Thế Chí
Có thể thấy Ấn Quang Đại Sư là một nhân vật độc nhất vô nhị của giới Phật giáo cận đại và trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Ngài là đệ tử của Phật gia, tuân thủ một cách nghiêm ngặt giới luật, có thực học và thực lực tu hành. Để được tham khảo thêm thông tin của nhiều vị cao tăng khác bạn đừng quên truy cập website Loiphong.vn ngay.