99+ Hình ảnh Tam Thế Phật chất lượng cao, đẹp nhất
Tam Thế Phật bao gồm Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc, là đại diện của quá khứ, hiện tại và tương lai. Hình ảnh Tam Thế Phật xuất hiện rất nhiều và trở nên quen thuộc đối với Phật tử và chúng sinh. Để biết rõ Tam Thế Phật là ai? Tổng hợp 99+ hình ảnh Tam Thế Phật mới nhất, chất lượng nhất thì đừng bỏ qua các thông tin dưới đây của loiphong.vn
1. Tam Thế Phật là ai?
Tam Thế Phật hiểu đơn giản là gồm 3 vị Đức Phật tối thượng giống hệt nhau, được miêu tả ở tư thế ngồi kiết già nên gọi là “Tam Thế”. Thế trong Tam Thế Phật được lý giải với nhiều ý nghĩa khác nhau, cụ thể:
Chữ “Thế” ở đây được hiểu là “Thời”, nghĩa là Tam Thế Phật là Phật ba thời, đại diện cho quá khứ - hiện tại - tương lai. Hầu hết, vị phật ở giữa là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (đại diện cho hiện tại), hai bên là Ca Diếp Phật (đại diện cho quá khứ) và Phật Di Lặc (đại diện cho tương lai).
Chữ “Thế” ở trong Tam Thế Phật còn được hiểu là “Thế giới”, gồm có thế giới ở giữa (trung tâm) là thế giới Sa Bà của Thích Ca Mâu Ni Phật; phương Tây (ở bên trái) là thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và hai bên là Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở phương Đông (bên phải) là thế giới Tịnh Lưu Ly của Dược Sư Phật.
Hình ảnh Tam Thế Phật
Trong giáo lý Đại thừa của Phật giáo thì Thích Ca Mâu Ni Phật hay dùng 3 loại giáo thân khác nhau để truyền pháp (còn được biết đến với tên gọi “Tam thân”) gồm có: pháp thân, báo thân, ứng thân. Có rất nhiều hình thức của 3 tượng Phật là biểu hiện của Tam Thế Phật. Thiên Thai tông lấy Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Lô Xá Na Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật là Ứng thân Phật, Báo Thân Phật và Pháp thân Phật.
Có thể nói, Tam Thế Phật là sự hiện diện của các Chư Phật ở mười phương tám hướng, luôn nhìn thấu cõi dân gian, phổ độ cứu nạn chúng sanh thoát khỏi lầm than để hướng tới những giá trị tốt đẹp mà Phật giáo giảng dạy. Vậy nên, các Phật tử và chúng sinh luôn đặc biệt yêu thích hình ảnh Tam Thế Phật và thường thỉnh để thờ, trưng bày trong phòng khách, phòng làm việc với mong muốn mang đến nhiều vận may.
2. Hình ảnh Tam Thế Phật gồm những ai?
Ảnh Tam Thế Phật gồm có:
2.1. Phật A Di Đà
Theo Phật giáo Đại thừa, tên của Ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ (tức là thọ mệnh vô lượng) và Vô Lượng Quang (tức ánh sáng vô lượng). Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài được biết đến qua lời kể của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo các kinh điển, trong cuộc đời hoằng đạo của Phật Thích Ca, Ngài đã giới thiệu Đức Phật A Di Đà và cõi nước mà ngài giáo hóa chúng sinh cho các tín đồ của mình.
Theo Đại Kinh A Di Đà, trong kiếp sống trước đây, Ngài là Hoàng tử Kiều Thi Ca ở nước Diệu Hỷ, con của vua Nguyệt Thượng Luân và hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Thời bấy giờ, có Đức Phật là Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng sinh cứu độ chúng sinh. Khi nghe tin có Phật tái thế Ngài đã rời bỏ cung điện, xin xuất gia và được Phật chấp nhận, cho thọ Tỳ kheo giới lấy pháp hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo.
Đứng trước Đức Phật, Ngài đã phát 48 lời nguyện để độ mười phương chúng sanh. Nếu như lời nguyện nào không viên mãn thì thề sẽ không thành Phật.
2.2. Phật Thích Ca Mâu Ni
Trong ảnh Tam Thế Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni thường ở giữa, biểu trưng cho hiện tại và là biểu tượng của thế giới Ta Bà. Ngài là Bổn Sư thị hiện ở thế gian để giáo hóa chúng sinh, được mọi người tôn xưng là Phật Tổ Như Lai, Phật Đà hay Đức Thế Tôn.
Theo các tài liệu Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta Bà; Ngài đã giác ngộ hoàn toàn và được chứng Thánh và trở thành Phật vào tháng 4 năm 588 TCN. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đạo sư giác ngộ viên mãn, nhìn thấy được kiếp trước của bản thân, chúng sinh cũng như sự hình thành và hủy diệt của thế giới. Ngài cũng biết rằng bản thân mình sẽ không tái sinh một lần nào nữa và đã thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi của thế gian.
Phật Thích Ca đã dùng 49 năm để không ngừng truyền dạy, nói cho chúng sanh biết chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Theo kinh điển Pali, Phật Thích Ca Mâu Ni tạ thế tám mươi năm. Vào mùa mưa năm 80 tuổi Ngài cũng đã dự đoán rằng bản thân sẽ nhập diệt sau 3 tháng.
Phật Thích Ca Mâu Ni trong hình Tam Thế Phật được khắc họa là tóc búi to hoặc có cụm xoắn ốc, nhục kế trên đỉnh đầu, mắt mở ba phần tư; mặc áo choàng qua cổ hoặc áo cà sa; không có chữ “Vạn” ở trước ngực. Ngài ngồi kiết già trên toàn sen, tay xếp ngay ngắn ở trên đùi; thường bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng,...
Hình ảnh phật Thích Ca
2.3. Hình ảnh Phật Di Lặc
Trong tiếng Phạn, từ Di Lặc là /maitreya/ nghĩa là Từ Thị, tức chủng tính từ bi, gồm từ bi trong tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) và thị trong chủng, họ, tộc, có năng lực làm cho Phạt chủng không đoạn đứt ở nhân gian. Theo Kinh Bình Đẳng Giác và Kinh Pháp Hoa, Ngài là một trong những vị đệ tử của Phật Thích Ca và sẽ là vị Phật kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát xuất hiện trên trái đất được giác ngộ hoàn toàn, giáo hóa chúng sinh, giảng dạy phật pháp và được chứng ngộ thành Phật. Ngài là một trong bốn vị Bổn Xứ Bồ Tát đang ở cung trời Đâu Suất, đến khi thế giới hết kiếp giảm thứ chín đến kiếp tăng thứ mười thì Ngài hóa thân xuống nhà của Bà La Môn.
Ở Ấn Độ, Phật Di Lặc được mô tả là vị hoàng tử tuấn tú, thanh mảnh, mặc trang phục của hoàng gia Ấn Độ. Còn tại Việt Nam và Trung Quốc thì Ngài được miêu tả với tướng mập tròn vui vẻ, trên vai đeo túi vải, mặc áo hở bụng. Ngài đi đâu cũng xin, người ta cho gì thì Ngài cũng đều lấy. Phật Di Lặc sống rất tự tại, thích ở đâu thì ở đó, thích ngủ ở đâu thì ngủ; rất bình thản, tự tại và lúc nào trên môi cũng nở nụ cười.
3. Ý nghĩa của hình ảnh Tam Thế Phật
Hình ảnh Tam Thế Phật được miêu tả trong tư thế ngồi kiết già, ngồi hoặc đứng trên đài sen mang ý nghĩa phổ quát cao. Các Ngài là những vị Phật có trí tuệ, đạo hạnh cao thâm, dùng trí đức để cứu độ chúng sanh, dắt con người đi qua được bể khổ luân hồi. Trong hành trình cứu độ chúng sanh dù trải qua hằng hà sa số kiếp cùng với muôn vàn thử thách, khó khăn nhưng cách Ngài vẫn một lòng hướng thiện.
Trong văn hóa phương Đông, hình ảnh Tam Thế Phật mang ý nghĩa tôn vinh công đức của các chư Phật ở nhiều không gian, thời gian. Đồng thời, nhắc nhở chúng ta rằng phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, phải sống để sau khi nhìn về quá khứ thì đều là những ngày đáng quý. Khi phật tử, chúng sanh thành tâm đảnh lễ, chiêm bái, ngày ngày ngắm ảnh Tam Thế Phật sẽ học được cách giữ tâm thanh tịnh, thoát khỏi phiền não, tìm được chân lý trong cuộc sống; phát tâm từ thiện, tiêu trừ vọng tưởng, tạp niệm; từ đó tìm được hạnh phúc, sống một cuộc đời an yên và vui vẻ.
Hình ảnh phật Di Lặc
Ý nghĩa của hình Tam Thế Phật chi tiết như sau:
Nhắc nhở mọi người sống tốt, đúng đạo lý: Hiện thân của Tam Thế Phật đại diện cho quá khứ - hiện tại - tương lai đã nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống đúng với những gì mình đang có và sống đúng theo đạo lý để có tương lai tốt đẹp dựa trên nền tảng, cơ sở của quá khứ.
Cầu bình an: Treo tranh, ảnh Tam Thế Phật trong nhà để thờ cũng thể hiện mong muốn về một cuộc sống bình an, mong nhận được sự phù hộ, che chở của 3 vị Đức Phật. Phật luôn có tấm lòng độ lượng, thương người, từ bi nên sẽ bảo vệ con người trước những hiểm nguy của cuộc sống.
Thể hiện tín ngưỡng lâu đời: Một trong những tín ngưỡng thờ cúng lâu đời của người Việt đó là thờ Phật. Từ các chùa chiền cho tới bàn thờ tại gia nhiều gia đình đã treo ảnh Tam Thế Phật để thờ cúng.
4. Tổng hợp 99+ Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp nhất
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 01
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 02
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 03
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 04
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 05
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 06
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 07
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 08
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 09
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 10
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 11
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 12
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 13
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 14
Hình ảnh Tam Thế Phật đẹp số 15
5. Một số lưu ý khi thỉnh và thờ ảnh Tam Thế Phật
Khi thỉnh và thờ hình Tam Thế Phật tại nhà bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Lựa chọn ảnh Tam Thế Phật có kích thước phù hợp và diện mạo hài hòa, cất đối, toát lên nét từ bi hỷ xả, uy nghi trang nghiêm.
- Ngày mồng một, ngày rằm, ngày vía Bồ Tát, chư Phật là thời điểm thích hợp để bạn thỉnh ảnh Tam Thế Phật về nhà. Cần chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi thỉnh ảnh.
- Hướng treo hình ảnh Tam Thế Phật luôn phải hướng thẳng ra cửa chính của ngôi nhà, không đặt hướng vào bếp, nhà vệ sinh hay phòng tắm, chân cầu thang,...Không cất ảnh trong tủ kính, ngăn kéo.
- Ban thờ ảnh Tam Thế Phật luôn được đặt cao hơn và tách biệt với bàn thờ gia tiên. Trước khi cúng, niệm Phật bạn cần phải tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ để thân thể không bị ô uế.
- Đồ cúng cho nơi thờ ảnh Tam Thế Phật thường là đồ chay, hoa quả; không nên cúng đồ mặn.
- Nếu ảnh Tam Thế Phật bị hỏng, rách bạn hãy mang lên chùa nhờ sư thầy, chư tăng cầu khấn rồi hóa tại chùa.
Trên đây là các thông tin về hình ảnh Tam Thế Phật, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Việc thờ phụng ảnh Tam Thế Phật cần phải xuất phát từ tâm của bạn, không nên vì lợi ích trước mắt là may mắn, tài lộc vì mọi thứ đều là hư vô, có thể đến và cũng có thể đi. Treo hình Tam Thế Phật tại nhà sẽ giúp bạn thoát khỏi được tham - sân - si, những phiền muộn của cuộc sống trần gian và đến dần hơn với Phật.