0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Đây là đến du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám có lịch sử lâu đời, là biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học của dân tộc. Trước khi tham gia các kỳ thì quan trọng các sĩ tử đều đến nơi đây để thắp hương cầu may. Khu quần thể di tích này còn thu hút du khách bởi không gian kiến trúc độc đáo, mang nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cùng loiphong.vn tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung thông tin dưới đây.

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

1.1. Vị trí của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Vị trí của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Vị trí của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, là địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh được nhiều người lựa chọn khi tới thăm thủ đô. Văn Miếu tọa lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa. Bên cạnh Hồ Gươm, chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn,...Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích thắng cảnh đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể gồm nhiều công trình khác nhau; trong đó Văn Miếu là công trình được xây dựng đầu tiên. Ngoài chức năng thờ tự, Văn Miếu còn là trường học Hoàng gia đầu tiên, dạy Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông).

Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám không còn đảm nhận chức năng giáo dục nhưng nơi đây vẫn được coi là biểu tượng của giáo dục Việt Nam. Hàng năm, nơi đây được lựa chọn để tổ chức ngày hội thơ, khen tặng học sinh xuất sắc. Những ai muốn đỗ đạt, thành công trong thi cử thì đều đến Văn Miếu khấn nguyện, cầu may. Đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những đầu xuân năm mới với ước mong năm mới an lành, may mắn.

1.2. Cách di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội nên việc di chuyển tới Văn Miếu Quốc Tử Giám khá dễ dàng, bạn có thể đi xe máy, xe ô tô hoặc xe ôm công nghệ, xe bus đều rất tiện. Nếu bạn lựa chọn xe bus là phương tiện di chuyển tới quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám thì có thể lựa chọn một trong số các tuyến xe bus sau:

● Tuyến xe buýt số 2: Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa.

● Tuyến xe buýt số 23: Tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ.

● Tuyến xe buýt số 32: Bến xe Giáp Bát - Nhổn

● Tuyến xe buýt số 38: Nam Thăng Long - Mai Động

● Tuyến xe buýt số 41: Nghi Tàm - BX Giáp Bát

Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, xuất phát từ Hồ Gươm thì bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu là tới. Vì đây là khu vực trung tâm nên có nhiều đường một chiều, đặc biệt là quanh khu vực Văn Miếu nên bạn cần phải chú ý.

1.3. Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa lúc mấy giờ? Giá vé tham quan

Văn Miếu Quốc Tử Giám giờ mở cửa có 2 khung giờ khác nhau. Vào mùa xuân hè (từ 15/4 - 15/10) mở cửa từ 7 giờ 30 đến 18 giờ. Vào mùa thu đông (từ 16/10 - 14/4 năm sau) mở cửa từ 8 giờ đến 18 giờ.

Khách du lịch và người dân địa tới thăm quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đều phải mua vé vào cổng. Giá vé cho người lớn là 30.000 đồng/lượt. Đối với người cao tuổi (trên 60 tuổi) người khuyết tật, người ở các xã vùng sâu vùng xa, người có công với cách mạng, học sinh - sinh viên từ 15 tuổi trở lên sẽ được giảm 50% giá vé. Đồng thời, miễn phí vé tham quan cho trẻ dưới 15 tuổi, người khuyết tật đặc biệt.

2. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào?

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào?

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào?

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên ở nước ta, được xây dựng vào năm 1070. Ban đầu, dưới thời vua Lý Thánh Tông, nơi đây thờ Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối. Đến năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông thì mở rộng thêm Quốc Tử Giám cho phép các con của vua và con của các triều thần, gia đình quý tộc vào học. Khi vua Trần Thái Tông lên nắm quyền đã đổi tên thành Quốc học viện, cho phép con cái của dân thường học lực giỏi, xuất sắc theo học.

Tới thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông cho phép xây dựng các bia đá ghi công của những người thi đỗ Tiến sĩ. Đến thời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập thêm ở Huế và Văn Miếu Thăng Long được đổi tên thành Văn Miếu Trấn Bắc Thành, sau này mới đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam. Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ vinh danh những người tài của đất nước mà còn nhắc nhở truyền thống hiếu học. Có 1304 vị Tiến sĩ được lưu danh, trong đó có rất nhiều danh nhân như Lương Thế Vinh, Ngô Thì Nhậm, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trực,...

Hàng năm, đặc biệt vào dịp hè, Văn Miếu Quốc Tử Giám đón tiếp hàng nghìn các bạn học sinh, sinh viên trong cả nước đến dâng hương. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần hiếu học, tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của đất nước.

3. Không gian kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm trong khuôn viên có tổng diện tích 54331m2 gồm rất nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Bao quanh khu di tích là những bức tường bằng gạch vồ. Qua nhiều lần sửa chữa, di tích văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.

Toàn bộ kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn, có bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam; mô phỏng theo quy hoạch Văn miếu thờ Khổng tử ở Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản và theo phương thức truyền thống của dân tộc.

Mái ngói, các trụ cột được làm bằng gỗ

Mái ngói, các trụ cột được làm bằng gỗ

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, giữa hồ có gò Kim Châu. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”; xung quanh khu vực được xây tường bao quanh. Cổng Văn Miếu xây theo kiểu Tam quan, phía trên có ba chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ. Bên trong Văn Miếu được chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực được ngăn cách với nhau bằng tường, cổng qua lại. Cụ thể:

3.1. Khu thứ nhất

Bắt đầu từ cổng chính Văn Miếu Môn sẽ đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

3.2. Khu thứ hai - Khuê Văn các

Khu thứ hai - Khuê Văn các

Khu thứ hai - Khuê Văn các

Từ Đại Trung Môn sẽ đến Khuê Văn các. Khuê Văn các là công trình đồ sộ nhưng có tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt. Khuê Văn các được lựa chọn và công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Kiến trúc Khuê Văn các gồm có 4 trụ gạch vuông (85x85cm) bên dưới để đỡ tầng gác phía trên, kết cấu bằng gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái gồm có gờ mái và mặt mái phẳng.

Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên của tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời. Hai bên phải - trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn tới hai khu nhà bia Tiến sĩ.

3.3. Khu vực thứ ba - Khu nhà bia tiến sĩ

Khu vực nhà bia tiến sĩ

Khu vực nhà bia tiến sĩ

Gồm có hồ nước Thiên Quang Tỉnh (có nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ chính là khu nhà bia tiến sĩ. Bia tiến sĩ được làm bằng đá, khắc tên các sĩ tử thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia tiến sĩ được đặt trên lưng rùa đá. Hiện, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi từ năm 1442 đến 1779.

3.4. Khu vực thứ tư - Khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối

Khu vực thứ tư - Khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối

Khu vực thứ tư - Khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối

Là khu vực trung tâm gồm có 2 công trình lớn có bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa ngoài là Bái đường, tòa trong là Thượng cung; đây là khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

3.5. Khu vực thứ năm - Khu nhà Thái Học

Khu vực thứ năm - Khu nhà Thái Học

Khu vực thứ năm - Khu nhà Thái Học

Thời Nguyễn, trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội bị bãi bỏ, nhà Thái Học đổi thành nhà Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử. Thế nhưng, khu nhà này đã bị phá hủy trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại vào năm 1999. Trong khu nhà Thái Học còn có nhà Tiền đường - Hậu đường là nơi thờ vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An.

4. Lưu ý khi tới quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lưu ý khi tới quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lưu ý khi tới quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

● Lựa chọn trang phục phù hợp, không nên mặc váy hoặc quần quá ngắn

● Không hút thuốc, đội nón, đội mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày,...

● Chấp hành các quy định của đơn vị quản lý di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

● Không xâm hại, làm hư hỏng các hiện vật, cảnh quan di tích

● Không xoa đầu rùa, viết, vẽ hay đứng, ngồi lên bia tiến sĩ

● Có thái độ chuẩn mực khi hành lễ, mỗi người chỉ nên thắp một nén nhang

● Không có hành vi thiếu văn hóa gây mất trật tự an ninh khu di tích

● Không mang vũ khí, chất dễ cháy nổ vào khu di tích Văn Miếu

● Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo.

● Giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ cảnh quan môi trường; không trèo cây, bẻ cành, giẫm lên thảm cỏ,...

● Nếu muốn quay video, quay phim tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cần có sự đồng ý của Ban quản lý di tích.

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử với những biến cố của đất nước, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là một biểu tượng đẹp của tinh thần hiếu học. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội thì bạn đừng quên ghé thăm khu di tích lịch sử này nhé!

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!