Những bài văn khấn Thần Tài đang được rất nhiều gia chủ tìm kiếm. Hãy cùng xem Lôi Phong tập hợp lại bài văn khấn hay và chuẩn nhất thông qua bài viết sau nhé.
Thần Tài là một trong những vị thần có nhiệm vụ cai quản về tiền bạc và của cải của người dân. Chính vì vậy ngày nay các gia đình ở Việt Nam thờ cúng vị thần này rất nhiều, đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh. Tuy nhiên để việc thờ cúng được đúng nhất và giúp mang tới nhiều may mắn tài lộc bạn cần phải biết được các bài văn cúng Thần Tài. Bài viết sau Lôi Phong đã tổng hợp lại những bài văn khấn cúng chuẩn nhất để bạn tham khảo.
1. Tìm hiểu đôi nét về tục cúng Thần Tài của người dân Việt Nam
Ông Thần Tài được hiểu là một vị thần vô cùng thiêng liêng mang tới nhiều màu nhiệm về vật chất của cải và tiền bạc cho mọi người. Nhắc tới vị thần này dân gian ta sẽ nghĩ ngay tới những vấn đề có liên quan tới của cải. Chính vì thế ngày nay nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình kinh doanh thường thờ cúng Thần Tài nhằm hy vọng sẽ gặt hái được nhiều tiền bạc, tài lộc để có được cuộc sống hạnh phúc và sung túc nhất.
Thần Tài là vị thần đại diện cho tiền tài, của cải và tài lộc
Các gia đình trước kia thường cúng Thần Tài rơi vào ngày mùng 10 hàng tháng và xem đây là ngày thỉnh Thần Tài về nhà. Thế nhưng ngày nay do phàn lớn ông Thần Tài được sắp xếp và lập chung bàn thờ với Thổ Địa nên người dân thường sẽ dâng hương và lễ vật cúng vào ngày rằm hoặc ngày mùng một.
Việc cúng bái Thần Tài dần đã trở thành một trong những vẻ đẹp của dân tộc ta, nó thể hiện được tấm lòng của gia chủ đối với vị thần này. Do đó cúng Thần Tài gia chủ có thể thực hiện và cúng bái cả năm chứ không phải bắt buộc theo ngày lễ hoặc ngày cố định nào cả. Nhiều người còn quan niệm rằng khi lòng thành đưa ra càng nhiều thì phúc đức mà gia chủ nhận lại được sẽ càng cao và viên mãn hơn.
Cúng Thần Tài ngày nay đang được rất nhiều gia đình thờ cúng
2. Mâm cúng thần tài bao gồm có những gì?
Trước khi tìm hiểu về văn khấn Thần Tài bạn cũng nên nắm được về mâm cúng Thần Tài sẽ gồm có những gì. Dưới đây là lễ vật cũng như các loại trái chăng hoa quả dùng trong cúng Thần Tài mà bạn nên biết đó là:
Khi thờ cúng ông Thần Tài gia chủ cần đặc biệt tới mâm cúng
2.1. Mâm cúng cho ngày mùng 10 hàng tháng
Ngày mùng 10 hàng tháng được xem là một trong những ngày đặc biệt khi thờ cúng Thần Tài. Đây là ngày để cho gia chủ tạ ơn của Thần Tài và Thổ Địa, những vị thần đã giúp mang tới nhiều tài lộc và trông coi cho gia đạo của gia đình mình. Vì thế ngày này gia chủ cần phải bày tỏ được tấm lòng thành của mình trong việc thờ cúng. Tuy nhiên hiện nay vẫn có rất nhiều gia đình ít nắm được những lễ vật quan trọng cần phải có trên mâm lễ cúng Thần Tài vào ngày mùng 10.
Những lễ vật được sử dụng để cúng Thần Tài ngày mùng 10 thực chất sẽ không quá rườm rà và cầu kỳ bởi quan trọng nhất vẫn xuất phát từ tấm lòng thành kính của gia chủ. Phần lớn các lễ vật được dùng sẽ gồm có nến, hương, rượu, nước, tiền vàng, muối, bánh kẹo, hoa tươi, hoa quả…
Mâm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải bày tỏ được tấm lòng thành kính của gia chủ
2.2. Loại trái cây nào thích hợp để cúng Thần Tài
Việc lựa chọn trái cây cúng Thần Tài cũng rất quan trọng trong quá trình thờ cúng vị thần này. Gia chủ không chỉ cần chú ý tới độ sạch sẽ mà tuỳ thuộc vào từng loại trái cây sẽ phục vụ cho việc cầu tài lộc khác nhau. Đồng thời các bày trí và số lượng của mỗi loại trái cây bạn cũng nên nắm được để giúp việc thờ cúng được chuẩn và chiêu tài đón lộc nhiều nhất. Trong đó những loại trái cây thích hợp nhất để cúng Thần Tài như sau:
● Chuối: Loại trái cây này sẽ mang biểu tượng cho sự đủ đầy và sung túc, nó giống như hình bàn tay đang xòe ra để chiêu tài lộc vào nhà.
● Bưởi: Với những gia đình muốn thờ cúng Thần Tài để xin lộc bé trai thì rất phù hợp.
● Đào: Cúng Thần Tài bằng quả đào sẽ tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi và thăng tiến trong công việc.
● Quả phật thủ: Loại quả này cũng thường được đặt trên bàn thờ Thần Tài vì nó sẽ giúp mang tới ý nghĩa thu hút được dương khí, tài lộc và may mắn vào nhà cho gia chủ.
Hồng, cam, quyết: Những loại trái cây này sẽ tượng trưng cho sự tươi mát và thuận hoà trong gia đạo. Đồng thời nó cũng thể hiện được về sự phú quý và giàu sang cho gia chủ.
● Thanh long: Trên bàn thờ cúng Thần Tài có rất nhiều gia chủ lựa chọn cúng thanh long vì nó có ý nghĩa giống như một không gian nơi mà rồng mây hội tụ, mang tới dương khí và thể hiện sự an nhàn trong cuộc sống.
Lựa chọn loại trái cây phù hợp khi cúng Thần Tài để giúp gặt hái được nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ
2.3. Loại hoa phù hợp để cúng Thần Tài
● Đối với mỗi loài hoa khi dùng để cúng Thần Tài sẽ có những ý nghĩa riêng biệt khác nhau. Dưới đây là một số loại hoa thường được các gia chủ lựa chọn để cúng ông Thần Tài như sau:
Hoa cúc: Loài hoa này rất phổ biến và phần lớn được dùng để cúng Thần Tài, thổ địa, tổ tiên. Hoa cúc sẽ tượng trưng cho sự sống mạnh mẽ, kiêu hãnh, thể hiện được niềm vui dồi dào và giúp thu hút được tài lộc cho gia chủ.
● Hoa mẫu đơn: Loài hoa này có một vẻ đẹp trang nghiêm thường được dùng trong việc thờ cúng. Khi bày trên bàn thờ Thần Tài nó sẽ góp phần thu hút được phồn vinh, phú quý và cầu mong về sự hạnh phúc, may mắn cho gia chủ.
● Hoa thuỷ tiên: Đây là loài hoa thể hiện được sự thanh cao và mang tượng trưng cho sự cát tường nên rất thích hợp trong thờ cúng.
● Hoa đồng tiền: Không chỉ sử dụng trong cúng Thần Tài mà gia chủ còn dùng trong nhiều dịp lễ cúng bái khác. Nó sẽ giúp thu hút được tiền tài, củ cải và vật chất cho gia chủ tốt nhất.
● Hoa lay ơn: Là loài hoa có công dụng xua đuổi tà ma, điềm khí xấu để mang lại tài lộc và dương khí cho gia đạo.
Hoa cúc cũng thường được lựa chọn trong cúng Thần Tài nhằm giúp chiêu tài, đón lộc và giúp gia chủ gặp may mắn
3. Các bài văn khấn Thần Tài hay và chuẩn nhất bạn nên tham khảo
Những bài văn khấn Thần Tài ngày nay rất dạng và có nhiều nội dung khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và mục đích thờ cúng mà sẽ có những mẫu văn khấn tương đương. Để cho việc thờ cúng của bạn trở nên đúng, chuẩn nhất nhằm giúp mang tới nhiều tài lộc và may mắn chúng tôi đã tổng hợp lại những bài văn khấn Thần Tài chuẩn nhất dưới đây.
3.1. Văn khấn Thần Tài mỗi ngày
Cúng Thần Tài thổ địa bạn có thể thực hiện mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi đó bạn có thể sử dụng mẫu văn khấn dưới đây.
“Con lạy Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con tên là… niên canh, tuổi.
Ở tại… đường… xã/phường, quận/huyện, tình/thành… Việt Nam Quốc.
Con khấu xin Thành Hoàng Bản Địa, Ông Địa và Thần Tài chứng giám cho tấm lòng thành khấn vái, xin chư vị cho con được… ( bày tỏ về mong muốn của mình).
Để giúp cho mọi việc được vuông tròn, con xin được hậu tạ…
Cúi xin Thành Hoàng Bản Địa, Ông Địa, ông Thần Tài, ông chủ gia và bà chủ đất cùng các phần hương linh và chư vị Tiền chủ hậu chủ có thể chứng giám cho tấm lòng thành khấn vái của con”
Chọn lựa bài văn khấn Thần Tài cúng mỗi ngày chuẩn nhất
3.2. Văn khấn Thần Tài ngày rằm và mùng 1
Ngày nay do ông Thần Tài thường được lập bàn thờ và cúng chung với Thổ Địa nên vào ngày rằm và ngày mùng 1 gia chủ cũng thường xuyên dâng lễ vật và cúng bài. Bài văn khấn Thần Tài phù hợp cho ngày này đó là.
Con lạy Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành, thụ hưởng những lễ vật phù trì cho tín chủ chúng con được an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hài hoà, hưng long thịnh vượng, lộc tài luôn thăng tiến, tâm đạo luôn mở mang, sở cầu đều tất ứng và sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Sử dụng văn khấn Thần Tài để cúng trong ngày rằm và ngày mồng một
4. Lưu ý khi đặt bàn thờ Thần Tài
Không chỉ quan tâm về lễ vật, mâm cúng hay văn khấn Thần Tài mà việc lập và đặt bàn thờ Thần Tài cũng rất quan trọng mà các gia chủ phải nắm được.Nếu bàn thờ được đặt ở vị trí hợp phong thuỷ sẽ giúp cho gia chủ gặt hái được nhiều tài lộc hơn. Do đó dưới đây là một số lưu ý khi đặt bàn thờ Thần Tài mà các bạn nên biết đó là:
● Nên đặt bàn thờ ở những vị trí sạch sẽ, sáng sủa có ánh sáng tự nhiên. Đối với những gia đình có không gian thờ cúng tối thì cần thắp đèn cho sáng để giúp thu hút được nhiều dương khí hơn.
● Bên cạnh bàn thờ Thần Tài gia chủ có thể sắm thêm chậu cây xanh tươi tốt để giúp tạo ra được nguồn năng lượng tích cực cho không gian thờ cúng.
● Tượng ông Thần Tài khi đặt trên bàn thờ phải để ở bên trái và tượng ông Thổ Địa đặt tại vị trí bên phải.
● Chỉ cần sử dụng một bát hương duy nhất nhưng phải đặt ở giữa bàn thờ.
● Lọ hoa đặt trên bàn thờ phải để bên tay phải để giúp thu hút dương khí và đón tài lộc tốt hơn.
Đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí phù hợp, sạch sẽ và sáng sủa
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc thờ cúng và các bài văn khấn Thần Tài đã được chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất để giúp cho các bạn biết cách thờ đúng và đạt được những may mắn tài lộc dồi dào nhất cho gia đình mình. Đừng quên theo dõi ngay website của Lôi Phong để cập nhật thêm thật nhiều thông tin thú vị hơn nhé.