0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Văn Khấn Mùng 1

Mùng 1 hàng tháng, người dân Việt Nam thường có thói quen làm mâm cơm mặn hoặc chay và đọc bài văn khấn mùng 1 để mời gia tiên về ăn cơm.

Mùng 1 hàng tháng là một trong những ngày cúng quan trọng của rất nhiều gia đình Việt Nam. Mọi người thường chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn để cúng gia tiên, thổ địa và đọc các bài văn khấn để cầu xin phước lành, sự bình an, may mắn trong tháng mới. Để tỏ lòng thành kính dâng lên thần linh và tổ tiên, bạn có sử dụng các bài văn khấn mùng 1 trong bài viết dưới đây là Lôi Phong nhé.

1. Tìm hiểu ý nghĩa của các bài văn khấn mùng 1

Theo truyền thuyết dân gian của Việt Nam, ngày mồng 1 hàng tháng còn có tên gọi khác là ngày sóc. Ý nghĩa của từ sóc chính là một sự khởi đầu mới. Chính vì vậy, mùng 1 đầu tháng là ngày bắt đầu của một tháng mới nên được dân gian gọi ngày sóc.

Trong truyền thống, người xưa kể lại rằng vào những ngày này, mặt trăng sẽ rất sáng mà có thể nhìn rõ được mặt trời. Ánh sáng rực rỡ của mặt trăng và mặt trời chiếu thấu xuyên nhau, rọi sâu vào tâm hồn của mọi người. Nhờ vậy mà con người có thể đẩy lùi tất cả sự đen tối cũng như vẩn đục trong lòng, trở nên trong sáng hơn bao giờ hết.

Đến ngày mồng 1 hàng tháng, người dân ta lại tưởng nhớ đến ông và tổ tiên. Từ đó mới có phong tục cúng ngày mùng 1. Bạn có thể cũng vào chiều ngày 29, 30 hoặc đúng ngày mùng 1 đều được.
Tìm hiểu ý nghĩa của các bài văn khấn mùng 1.

Tìm hiểu ý nghĩa của các bài văn khấn mùng 1.

2. Tại sao phải khi cúng phải có văn khấn mùng 1?

Từ xa xưa, người ta truyền tai nhau hàng loạt câu chuyện linh ứng nhờ lời khấn cực kỳ thành tâm. Do đó, khâu chuẩn bị và sử dụng văn khấn mùng 1 rất quan trọng trong việc cúng lễ vào ngày đầu tháng Âm lịch.

Người ta có thể dùng văn khấn để khấn gia tiên, thần tài hay thổ công. Mỗi loại sẽ có những bài văn khấn riêng, phù hợp với mục đích cúng bái. Văn khấn cho ngày mùng 1 còn được gọi là bài cúng ngày mùng 1 hay văn khấn đầu tháng. Văn khấn là một trong những truyền thống văn hóa Việt Nam đẹp, đặc trưng và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của con người.

Khi sử dụng văn khấn trong các buổi cũng lễ, con người có thể dễ dàng bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của người làm lễ. Nhờ bài văn mà họ có thể bày tỏ mong ước dâng hương, lễ vật lên cho các đấng thần linh. Bao gồm vong linh của gia tiên, các vị Thần thánh, các Ngài chư vị Thánh hiền và Bồ Tát…

Khi đọc văn khấn, người ta thường sẽ đọc rõ và chi tiết các thông tin như ngày, tháng, năm, địa điểm, mục đích tổ chức buổi lễ, cúng cho ai, tên của mọi người trong gia đình… Đặc biệt là không được thiếu lời cầu xin và lời hứa trước bàn thờ gia tiên.
Khi cúng chúng ta cần phải khấn đúng và thành tâm

Khi cúng chúng ta cần phải khấn đúng và thành tâm

3. Các bài văn khấn mùng 1 trước bàn thờ trong nhà

Trước khi tìm hiểu các bài văn khấc, hãy cùng Lôi Phong khám phá cúng ngày mùng 1 đầu tháng Âm lịch thì cần chuẩn bị những gì nhé.

3.1 Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng mùng 1

Hầu hết mọi nơi vào ngày cúng mùng 1 hay còn gọi là lễ sóc thường chọn cỗ chay. Bao gồm hương, trầu cau, hoa quả, tiền vàng, hoa tươi. Bên cạnh đó, một số nơi vẫn giữ truyền thống cũng lễ mặn gồm các lễ vật như thịt gà luộc, canh miến, các món mặn khác, rượu…

Tùy vào tài chính của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị lễ vật khác nhau. Quan trọng vẫn là thành tâm kính lễ với gia tiên. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị những lễ vật cơ bản như sau:

● Một hũ rượu.

● Một lọ hoa tươi, như hoa hồng, hoa ly, hoa cúc, hoa sen…

● Một đĩa quả tươi, có thể chọn theo mùa.

● Một cốc nước lọc.

● Trầu, cau.

● Bài văn khấn mùng 1.

Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng mùng 1.

Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng mùng 1.

3.2 Bài văn dùng để khấn gia tiên vào ngày mùng 1 hàng tháng

Nam mô, A Di Đà Phật! ( đọc ba lần)

Con xin lạy chín phương trời và mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản xứ Thổ địa và các Ngài chư vị Tôn Thần.

Con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển Tỷ, Hiển khảo và các vị chư vị Hương linh. (Trường hợp cha mẹ bạn còn sống thì đọc Tổ Khảo và Tổ Tỷ).

Hương chủ con là:... Hiện sống tại… ( nói chi tiết địa chỉ)

Hôm nay nhân ngày đầu tháng tháng... năm..., chúng con nhờ ơn đức to lớn của trời đất, cù lao Tiên Tổ, chư vị Tôn thần nên thành tâm chuẩn bị đồ lễ, hương, trà, bánh trái dâng lên trước án cùng với nén hương.

Con xin kính mời các Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Ngũ phương, Tài thần và Long Mạch.

Con xin kính mời các chư vị Hương linh cùng hai bên gia tiên…. Mong các Ngài thương lấy con cháu, có thiêng xin hiện về chứng giám lòng thành của con và thụ hưởng lễ vật.

Con mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, các đồng lâm án tiền và đồng lai hâm hưởng, xin các Ngài phù hộ cho mọi người luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, tránh bệnh tật đau ốm…

Con xin dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin được các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc ba lần)

Văn khấn gia tiên mùng 1

Văn khấn gia tiên mùng 1

3.3 Bài văn khấn cũng thổ công, thần linh ngày mùng 1 Âm lịch

Bài văn khấn mùng 1 cho thổ công cụ thể như sau:

Nam mô, A Di Đà Phật! (đọc ba lần)

Con xin lạy chín phương trời và 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin kính lạy các vị Hoàng thiên, Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Đông Thần Quân.

Con xin kính lạy ngài Long Mạch - Bản gia thổ địa.

Con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Phúc đức Tôn thần, Ngũ thổ.

Con xin kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con xin kính lạy các vị Tôn thần cai quản khu vực đất này.

Hương chủ con:..., hiện sống ở….

Hôm nay ngày mồng 1 tháng… năm..., con xin dâng lên mâm lễ vật đơn giản gồm hương hoa, kim ngân trà trái và xin đốt nén hương thơm kính dâng trước án.

Con xin kính mời các Ngài về lại chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật tại đây. Đồng thời, cũng xin nhờ các Ngài phù hộ độ trì cho con bình an, sức khỏe dồi dào, công việc suôn sẻ, gặp nhiều điều may...

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc ba lần)
Bài văn khấn cúng thổ công, thần linh ngày mùng 1 Âm lịch.

Bài văn khấn cúng thổ công, thần linh ngày mùng 1 Âm lịch.

4. Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời

Không chỉ cúng trước bàn thờ trong nhà, nhiều gia đình còn đặt cả bàn thời ngoài trời và những ngày này cũng thực hiện cúng và dùng văn khấn mùng 1. Dưới đây là cách để bạn cúng mùng 1 ngoài trời đơn giản.

Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời.

Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời.

4.1 Chuẩn bị các lễ vật cúng ngoài trời vào ngày mùng 1

Ngoài văn khấn mùng 1, gia chủ cần phải sắm thêm một vài lễ vật đơn giản. Sắm lễ vật để cúng ngoài trời không nên quá phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị tốt những lễ vật sau:

● Một hũ rượu.

● Một lọ hoa tươi tùy thích.

● Một đĩa trái cây các loại.

● Một cốc nước và trầu cau têm sẵn.

Người ta thường cúng ngoài trời chính là cúng chung thiên. Có thể hiểu cúng chung thiên là cúng đất và trời. Việc cúng chung thiên mùng 1 hàng tháng rất quan trọng và là phong tục truyền được gìn giữ, làm theo qua nhiều năm.

Thứ tự được thờ theo tín ngưỡng dân gian là “Trời – Phật – Thánh – Thần”. Có thể thấy Trời được thờ trước tất cả các vị thần tháng. Do đó, gia chủ khi cúng mùng 1 nên thực hiện thờ Trời trước khi thờ các vị thần khác nhé. Đồng thời, đừng quên đọc các bài văn khấn mùng 1 để linh nghiệm hơn.

Cúng chung thiên có thể tạo nên sợi dây nối giữa đất trời, kết nối dương âm. Nhiều gia đình cúng chung thiên với mục đích cầu mong thiên thời địa lợi, mùa màng được vụ, mong cuộc sống sẽ nhận gặp được nhiều điều tốt đẹp.

Những nén nhang hay nén hương có tác dụng lan tỏa các thông điệp thiêng liêng và mong muốn giữa hai thế giới với nhau. Hãy đặt mâm cúng chung thiên ngoài trời và đọc văn khấn mùng 1 để các Ngài có thể nghe thấy. Lý do người dân không cúng chung thiên trong nhà là vì bị vướng mái nên không thể thông thiên. Cách tốt nhất là lập làm bàn thờ bên ngoài nhà rồi ngửa mặt lên thành tâm khấn vái.
Chuẩn bị các lễ vật cúng ngoài trời vào ngày mùng 1.

Chuẩn bị các lễ vật cúng ngoài trời vào ngày mùng 1.

4.2 Hướng dẫn cách bày biện mâm cúng mùng 1 ngoài trời

Cách bày biện mâm cũng chung thiên mùng 1 rất đơn giản. Cụ thể, nếu chuẩn bị một lọ hoa tươi thì đặt bên phải bàn thời. Nếu có hai lọ thì đặt đối xứng, đèn cầy hoặc nến cũng phải đặt đối xứng. Mâm ngũ quả được đặt tại chính giữa bàn thờ.

Bên cạnh mâm ngũ qua có thể đặt thêm một đĩa xôi, một bát chè ngọt. Từ phía ngoài cùng mâm ngũ quả, hãy đặt các bát theo thứ tự trái qua phải, cụ thể 1 bát Rượu, 1 bát Trà (khô), 1 bát  Nước, 1 bát Gạo và 1 bát Muối.

 

5. 2 Bài văn khấn mùng 1 dành riêng cho việc khấn vái ngoài trời

Sau đây là hai bài văn khấn mùng 1 ngoài trời được sử dụng phổ biến:

Văn khấn mùng 1 ngoài trời 1

Con xin kính lạy hai vị Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy hai ngài Đông Trù Tư mệnh và Táo phủ thần quân.

Con kính lạy tất cả các ngài Thần linh và Thổ địa hiện đang cai quản tại đây.

Con xin cúi đầu kính lạy ngài Bản gia Tiền đang trú ngụ trong nhà.

Hương chủ con là... sinh năm…, hiện đang sống ở…

Hôm nay nhân ngày đầu tháng… năm…, con xin dâng lên mâm cúng đơn giản và đốt nén hương thơm để thành tâm kính mời các Ngài về dự và chứng giám cho con. Con cầu mong các vị phù hộ cho gia đình con, công việc làm ăn thuận lợi, vạn sự tốt lành, gặp nhiều may mắn…
Văn khấn mùng 1 ngoài trời 1

Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời 2

Con kính lạy vị Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Hương chủ con …. tuổi…. hiện đang sống ở…

Hôm nay nhân ngày đầu tháng… năm…

Con có chút lễ vật xin thành tâm dâng lên kính mời các Ngài về hưởng thụ lễ vật và chứng giám. Con cầu xin gia đình được bình yên, khỏe mạnh, vạn sự tốt lành.

Phục duy cẩn cáo!

Trên đây là một số bài văn khấn mùng 1 thường được dùng. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ có ích cho các độc giả của Lôi Phong nhé.