Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Triệu Vân

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Triệu Vân là người đứng thứ ba trong “Ngũ hổ tướng” sau Quan Vũ, Trương Phi. Dưới ngòi bút của La Quán Trung, ông được khắc họa thành một chiến thành thập toàn thập mỹ, ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Tuy nhiên lại có rất ít tài liệu ghi chép về vị tướng tài ba này. Vậy nên, trong bài viết này loiphong.vn sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về thần tướng Triệu Vân.

1. Triệu Vân là ai?

Triệu Vân (167 - 229), tự là Tử Long, sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Tây, nay thuộc huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Triệu Vân là một trong những công thần khai quốc nhà Thục Phán dưới trướng của Lưu Bị. Ông được mọi người ca ngợi là “hổ tướng” vì mang trong mình lòng tận trung với nước, trí dũng song toàn.

Trong nhiều câu chuyện dân gian, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì Triệu Vân là danh tướng được xếp thứ 3 trong Ngũ hổ sau Quan Vũ, Trương Phi và đứng trước Mã Siêu, Hoàng Trung. Nhưng ít ai biết rằng đó chỉ là một chức danh hư cấu.

Thế nhưng trong cuốn “Tam Quốc Chí” của sử gia Trần Thọ lại xếp ông ở vị trí cuối cùng trong “Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện”. Sở dĩ xếp như vậy là do sau khi Lưu Bị xưng vương dù Triệu Vân lập nhiều chiến công hiển hách nhưng vân chỉ giữ chức Dực quân. Đây là chức tước và địa vị thấp nhất trong “Ngũ hổ tướng”.

Sau khi Lưu Bị mất, Lưu Thiện lên ngôi, truy phong tước hầu cho 4 vị tướng Quan - Trương - Mã  Hoàng nhưng không trao cho Triệu Vân chức tước nào. Cho tới năm sau, dưới sức ép của các tướng lĩnh ông mới được phong tước hầu.

Triệu Vân là danh tướng nổi tiếng (tranh vẽ)

Triệu Vân là danh tướng nổi tiếng (tranh vẽ)

Triệu Vân luôn được quân và triều đình Thục Hán tin tưởng vì tấm lòng tận trung với đất nước, tài năng trời phú và chiến công 2 lần “đơn phương độc mã” cứu ấu chúa. Có thể ông không được phong chức tước cao như 4 vị quan Trương -  Mã - Hoàng nhưng lại vinh dự nhận chức “Trung hộ quân”. Chức danh này có quyền thống lĩnh cấm vệ quân bảo vệ nơi ở của vua.

Cùng với Quan Vũ, Triệu Vân được ghi danh thờ tại miếu Lịch đại Đế Vương. Đây là ngôi đền xây dựng thời nhà Minh và nhà Thanh với mục đích thờ phụng 40 võ tướng và 40 quan văn được người đời đánh giá là tận trung, tài năng nhất trong các triều đại lịch sử.

Cuộc đời của danh tướng Triệu Vân trải qua 40 năm chinh chiến cùng quân và vương nước Thục Phán lập được nhiều chiến công hiển hách nên được xưng tôn là “Thường thắng tướng quân”.

2. Cuộc đời của danh tướng Triệu Vân

2.1. Lập được nhiều chiến công lừng lẫy

Cuộc đời và chiến công của danh tướng Triệu Vân chủ yếu được ghi chép trong cuốn Tam quốc chí do sử gia Trần Thọ  vị quan thời Tần biên soạn những năm của thế kỷ thứ 3. Các sách chính sử có ghi vào năm 184, quân Khăn Vàng nổi dậy chống triều đình nhà Hán, Triệu Vân là người được cử đến cầm quân gia nhập với tướng Công Tôn Toản để dẹp loạn phiến quân này.

Liên minh chống Đổng Trác tan rã vào năm 191, các chư hầu quay sang đánh lẫn nhau. Nhiều người đến quy phục Viên Thiệu nhưng Triệu Vân lại đến phục vụ cho Công Tôn Toản. Khi theo Công Tôn Toản chinh chiến ông và Viên Thiệu đã có nhiều cuộc đụng độ với nhau.

Khi ấy, lực lượng của Lưu Bị còn mỏng và có phần yếu thế nên cũng đến nhờ Công Tôn Toản giúp sức. Khi đó ông gặp Triệu Vân và quý mến từ lần gặp đầu tiên nên đã kết giao.

Năm 192, Lưu bị giữ chức Phiêu kỵ tướng quân - là người dưới trướng của Công Toản. Triệu Vân được điều đến làm quan kỵ binh cho Lưu Bị. Không lâu sau đó, Triệu Vân về quê chịu tang anh trai nên từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản. Mãi cho đến năm 200, Triệu Vân đi theo phò tá Lưu Bị cho đến khi mất.

Lập được nhiều chiến công hiển hách

Lập được nhiều chiến công hiển hách

Sau khi Lưu Bị mất, Triệu Vân tiếp tục phò tá Lưu Thiện phục vụ cho nhà Thục Hán. Ông được Lưu Thiện phong làm Trung hộ quân rồi Chinh nam tướng quân rồi Vinh Xương đỉnh hầu và cuối cùng là Trấn đông tướng quân.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả Triệu Vân là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến không quá nhiều người và giết cũng rất ít. Năm 201, trong trận Nhữ Nam khi đánh nhau với quân Tào, ông giết chết Cao Lãm - một trong “Bắc Hà tứ trụ”, giao chiến 30 hiệp đã đánh bại Trương Cáp.

Khi Lưu Bị mới đến Kinh Châu, Triệu Vân giết chết sơn tắc Trương Vũ, cướp ngựa Đích Lư dâng cho Lưu Bị. Năm 207, ông giết chết Lã Khoáng - bộ tướng của Tào Nhân và đánh bại Lý Điển chỉ sau mười mấy hiệp.

Năm 208, Tào Tháo đánh xuống phương Nam, truy đuổi Lưu Bị ở Đương Dương, Trường Bản, Lưu Bị phải bỏ cả vợ con tháo chạy. Triệu Vân vừa ôm ấu chúa A Đẩu vừa bảo vệ Cam Phu nhân. Sau trận này ông được phong làm Nha Môn tướng quân.

Triệu Vân cả đời chưa từng bị trúng tên, gần 70 tuổi vẫn một mình đánh bại cả võ tướng Hàn Đức.

2.2. Lận đận chốn quan trường nhà Thục Hán

Dưới thời trị vì của Lưu Bị, chức quan của Triệu Vân không hề cao so với công lao ông đã lập được. Triệu Vân chỉ được thăng quan tiến chức khi Lưu Thiện lên ngôi. Dù vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của chính quyền Thục Hán, Triệu Vân lại chưa một lần nắm giữ chức đại quyền trong triều. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho con đường quan trường của Triệu Vân nhưng thực chất đó là chiến lược dùng người của Lưu Bị.

Phẩm chất và năng lực của Triệu Vân là điều không thể bàn cãi nhất là khi ông nhận chức Vệ sĩ tướng - người bảo vệ, đảm bảo an ninh cho Lưu Bị và gia quyến. Nhưng cũng vì vai trò “Vệ sĩ của lãnh đạo” này đã bó chân Triệu Vân ở hậu phương mà không có cơ hội lập công hay thống lĩnh đại quân ra chiến trường.

Lận đận chốn quan trường

Lận đận chốn quan trường

Trong triều Thục Hán, Triệu Vân được đánh giá là “tâm phúc” nhất của Lưu Bị. Bên cạnh đó, có nhiều nhà nghiên cứu sử học cũng nhận định, Triệu Vân là người vốn không ôm mộng tham vọng lớn như các vị tướng cùng thời. Cũng chính vì thế mà người được danh tiếng lẫy lừng như Triệu Vân mới an phận làm vệ sĩ Lưu Bị.

Khi Lưu Bị chuẩn bị “chia của cải” ở Ích Châu cho người có công, Triệu Vân là người đứng ra ngăn cản. Lúc Lưu Bị dẫn binh điều quân đi đánh Đông Ngô thì Triệu Vân cũng can ngăn. Ngay cả Gia Cát Lượng khi đó làm thừa tướng cũng phản đối nhưng không dám nói ra sợ phật lòng Lưu Bị.

Về sau, Huyền Đức không nghe lời can gián của Tự Long mà phát động chiến tranh với Ngô rồi nhận kết quả cay đắng. Có thể thấy, Triệu Vân là người không nắm bắt được tâm lý của bậc quân chủ. Chính vì việc “không hiểu chính trị” của ông là điều khiến cho Lưu Bị phải lo lắng chuyện đề bạt, thăng quan phong thước cho ông.

Hai lần vào sinh ra tử cứu ấu chúa A Đẩu là bằng chứng rõ nhất về tấm lòng trung thành và tình cảm của ông với 2 đời quân chủ Thục Hán. Sau khi A Đẩu kế thừa ngôi vị năm 223 đã phong quan ch Triệu Tử Long lần lượt làm Trung Hộ Quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó là thăng lên Trấn đông tướng quân.

2.3. Triệu Vân mất khi nào?

Năm 229, Triệu Vân mất ở Thành Đô, thọ 76 tuổi, được truy phong thụy hiệu Thuận Bình Hầu. Cuộc đời của Triệu Vân rất trọn vẹn, ngay cả Quan Vũ, Trương Phi cũng không sánh được.

Triệu Vân không phải chết do bệnh tật mà chết vì một lý do lãng xẹt. Một hôm ông tắm ở nhà, bà vợ cọ lưng cho ông thấy ông tuổi đã cao nhưng da dẻ trắng trẻo, khắp người không một vết sẹo. Thấy làm lạ, vợ ông liền hỏi “tướng công, ông chinh chiến bao năm như thế chả lẽ lại chưa bao giờ  bị thương”. Triệu Vân liền đáp “đương nhiên, ta trải qua trăm trận, giết địch vô số nhưng không kẻ nào đụng đến được ta, lấy được của ta dù chỉ là một giọt máu”.

Cái chết của Tử Long khiến nhiều người bất ngờ

Cái chết của Tử Long khiến nhiều người bất ngờ

Bà vợ nghe xong, trong đầu có ý nghĩ nghịch ngợm liền lấy cây kim thêu, nhẹ chân đến bên chồng, trêu ông “tướng công, em có bản lĩnh khiến ông bị thương đổ máu” rồi dùng cây kim đâm vào cánh tay ông.

Triệu Vân giật mình vì nhói đau, nhìn thấy giọt máu chảy trên cánh tay ông vô cùng hoảng sợ, mặt mày đột nhiên tái dại, hàm cứng và không thở được. Một danh tướng khiến bao người khiếp sợ nhưng lại chết khi thấy mình đổ máu.

3. Triệu Vân và Lữ Bố ai dũng mãnh hơn?

Triệu Vân và Lữ Bố đều là danh tướng “bất khả chiến bại”, lập được nhiều chiến công, xưng danh trời đất thời Tam Quốc. Vậy nên, rất khó để phân định ai dũng mãnh hơn ai giữa 2 người.

Tào Tháo - người từng chạm trán với hai người lúc sinh thời đã đưa ra đáp án với câu trả lời ngắn gọn.

Trong trận chiến chống quân Tây Lương, mãnh tướng của Tào Tháo là Hứa Chử đã có màn đọ tài đọ sức với Lã Bố ở Bộc Dương. Đôi bên giao đấu hơn 20 hiệp mà không phận định thắng bại. Lo sợ Hứa Chử thương vong, Tào Tháo gấp rút phái thêm 5 vị tướng đến trợ giúp thì Lữ Bố mới chịu rút lui.

Chứng kiến cảnh Triệu Vân dũng mãnh một mình một ngựa phá vòng vây cứu ấu chúa, Tào Tháo khen ngợi “Thật là một hổ tướng”. Trước đó khi nhắc tới Lữ Bố ông chỉ dành 4 từ “anh dũng vô địch”.

Lữ Bố có võ thuật vượt trội hơn so với Triệu Vân

Lữ Bố có võ thuật vượt trội hơn so với Triệu Vân

Qua trận chiến nổi tiếng thời Tam Quốc, có rất nhiều Hổ tướng nhưng chỉ có Lữ Bố được Tào Tháo nhận định là kẻ bất khả chiến bại, anh dũng nhất thiên hạ.

Chỉ qua 2 lần nhận xét, trong mắt Tào Tháo thì Triệu Vân tuy là người dũng mãnh, chính trực nhưng khi so sánh với Lữ Bố thì có phần yếu hơn về khả năng chiến bại. Trong chính sử có rất ít tài liệu viết về võ tướng trong Tam Quốc mang danh “chiến thần” có khả năng đơn phương độc mã đấu với Lữ Bố.

“Một Lữ, hai Triệu, ba Điển Vi, bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi” là câu nói được người đời truyền tai nhau khi nói về các vị tướng thời Tam Quốc. Xét trên phương tiện võ thuật thì Lữ Bố đứng đầu, vượt trội hơn so với Thực Hán Triệu Vân.

Viết bình luận của bạn
Danh mục