Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tôn Thất Bách

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Tôn Thất Bách là con trai của GS Tôn Thất Tùng - tác giả của “phương pháp cắt gan khô” nổi tiếng. Bằng “đôi tay vàng” của mình ông đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân, đúc rút được nhiều kinh nghiệm phẫu thuật giúp ngành phẫu thuật gan, mật và phẫu thuật tim ở Việt Nam phát triển. Phó Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Bách là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá IX, X, XI và là Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá XI.

1. Tôn Thất Bách là ai?

Tôn Thất Bách là ai?

Tôn Thất Bách là ai?

Tôn Thất Bách sinh ngày 25/2/1946 tại tại xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôn Thất Bách là Phó giáo sư và nhà y khoa nổi tiếng, đầu ngành về tim mạch. Ông có nhiều đóng góp to lớn cho ngành y Việt Nam về ngoại khoa, đặc biệt là phẫu thuật gan, mật và cấp cứu bụng.

PGS Tôn Thất Bách mất vào ngày 26/3/2004 khi ông đang cùng với một số đại biểu Quốc hội đi giám sát vấn đề về y tế cho người nghèo tại tỉnh Lào Cai. Ông là Nhà giáo nhân dân, Viện sĩ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp; Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York (Mỹ); Tiến sĩ danh dự đại học Lille (Pháp); Tiến sĩ danh dự đại học Odessa (Ukraine); thành viên Hội ngoại khoa quốc tế, Giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới.

2. Cuộc đời của PGS. BS Tôn Thất Bách

PGS Tôn Thất Bách và con trai

PGS Tôn Thất Bách và con trai

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống y khoa, Tôn Thất Bách trở thành PGS. BS nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Dòng họ Tôn Thất là một nhánh trong dòng dõi hoàng tộc Triều đình nhà Nguyễn. Bố là GS Tôn Thất Tùng mẹ là bà Vi Thị Nguyệt Hồ và là cháu nội của tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Tên của ông là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với hàm ý trân trọng tài năng, phẩm chất của người tri thức yêu nước như “những cây Tùng, cây Bách trên đời”.

● Năm 1962 - 1969: Ông học tập tại trường Đại học Y Hà Nội

● Từ năm 1969: Sau khi tốt nghiệp, Tôn Thất Bách được giữ lại tham gia vào công tác giảng dạy tại trường và công tác tại Bệnh viện Việt Đức.

● Năm 1973: Ông thực hiện thành công ca phẫu thuật gan phải bị ung thư đã vỡ. Ca bệnh này đã tạo nên tiếng vang lớn cho giới Y học Việt Nam.

● Năm 1978: Thực hiện thành công ca phẫu thuật thay van tim.

● Năm 1993: Tôn Thất Bách giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội

● Năm 2002: Được bầu giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Việt Nam khóa XI

● Năm 2003: Ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

● Ngày 26/3/2004: PGS Tôn Thất Bách mất

● Ngày 20/12/2004, Viện sĩ Tôn Thất Bách được Cộng hòa Pháp trao Huân chương Cành cọ hàn lâm

3. Đóng góp của Tôn Thất Bách

3.1. Đóng góp cho ngành Y Việt Nam

Phó Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Bách đã kế thừa, phát triển xuất sắc các thành tựu về phẫu thuật gan, mật và tim từ người thầy, người cha kiệt xuất Tôn Thất Tùng. Với “đôi tay vàng” của mình ông đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân; từ đó đúc rút được nhiều kinh nghiệm phẫu thuật giúp ngành phẫu thuật gan, mật và phẫu thuật tim ở Việt Nam phát triển lớn mạnh.

Có nhiều đóng góp cho y khoa

Có nhiều đóng góp cho y khoa

Tôn Thất Bách có công lớn trong việc xây dựng trường Đại học Y Hà Nội lớn mạnh, trở thành trung tâm đầu ngành về đào tạo bác sĩ trình độ cao. Khi còn là Hiệu trưởng nhà trường, ông đã có những đóng góp to lớn trong giai đoạn khởi sắc, phát triển nhiều mặt như hoàn thiện thêm các điều kiện đào tạo bác sĩ cộng đồng (xây dựng thực địa), triển khai bức đầu phương pháp Dạy - Học tích cực, hoàn chỉnh và cụ thể hóa thêm mục tiêu đào tạo đại học, đưa quy mô đào tạo sau đại học lên ngang hoặc hơn quy mô đào tạo đại học để tiếp tục phát huy vai trò của trường trọng điểm, thành lập nhiều đơn vị (khoa, bộ môn, trung tâm,...)

Người Việt Nam biết đến ông không chỉ là một bác sĩ tài hoa mà còn là một tấm gương sáng về y đức. Năm 1994, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thiện Nhân cảm thấy mình không còn đủ sức khỏe để tiếp tục công tác nên đã ngỏ ý giới thiệu PGS Tôn Thất Bách lên thay nhưng PGS đã từ chối vì lý do ông muốn dành nhiều thời gian cho bệnh nhân. Khi làm giám đốc bệnh viện Việt Đức, ông đã rất trăn trở với những người nghèo và tìm mọi cách để giúp họ vượt qua những khó khăn bệnh tật. Sự nhân hậu, hết lòng vì người bệnh đã thôi thúc ông đấu tranh đòi quyền lợi cho dân nghèo khi ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam.

3.2. Đóng góp cho xã hội

Viện sĩ Tôn Thất Bách là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa IX, X và XI; là Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XI. Ông nổi tiếng là “ông nghị hay có ý kiến” vì ông luôn có ý kiến ở tất cả các vấn đề đang bức xúc, nóng bỏng với đời sống nhân dân nhất là dân nghèo. Tôn Thất Bách luôn thường trực suy nghĩ: “Nông dân chiếm 80% dân số Việt Nam nhưng họ lại chẳng được hưởng gì, không có bảo hiểm y tế, không có chế độ hưu trí, phải đóng viện phí”. Ông qua đời trong một chuyến công tác nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo tại vùng núi phía bắc Việt Nam.

Tôn Thất Bách nổi tiếng là “ông nghị hay có ý kiến”

Tôn Thất Bách nổi tiếng là “ông nghị hay có ý kiến”

4. Những chức danh của Tôn Thất Bách

● Phó Giáo sư Y học

● Nhà giáo Nhân dân

● Viện sĩ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp

● Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York

● Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp

● Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraine

●  Thành viên Hội ngoại khoa quốc tế

Với các thông tin trên đây về PGS - Viện sĩ Tôn Thất Bách hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Những đóng góp của giáo sư cho nền y học Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Tôn Thất Bách là một người thầy, người bác sĩ có tấm lòng nhân ái, cứu chữa bệnh nhân đến cùng.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger