Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tín ngưỡng

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền văn hoá vô cùng đặc sắc và phong phú. Chính điều này cũng đã hình thành nên nhiều loại tín ngưỡng khác nhau? Vậy tín ngưỡng là gì? Nó có giống với mê tín dị đoan không? Bài viết sau hãy cùng với Lôi Phong giải đáp những câu hỏi này nhé.

1. Giải đáp thắc mắc tín ngưỡng là gì?

Tín ngưỡng là gì? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Mặc dù đã nghe qua nhiều lần trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này.

Tín ngưỡng được xem là hệ thống những niềm tin của con người đã được biểu hiện thông qua các nghi lễ khác nhau. Những nghi lễ này gắn liền với nhiều phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá dân tộc nhằm tạo nên sự bình an và nâng cao tinh thần cho từng cá nhân và toàn bộ xã hội.

Tại Việt Nam, tín ngưỡng hay còn được gọi là tín ngưỡng truyền thống, dân gian, tập hợp tất cả các tín ngưỡng của toàn dân tộc sinh sống trên vùng lãnh thổ. Vấn đề này được hiểu theo rất nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đề thống nhất theo cách hiểu chúng là tín ngưỡng thể hiện sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào những lực lượng siêu nhiên, có tính hư ảo và mang tính chất huyền bí, thiêng liêng.

Xét theo góc độ tâm lý tín ngưỡng là gì? Đây sẽ là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện cho niềm tin của một cộng đồng dân tộc trên thế giới về sự vô hình, những lực lượng siêu nhiên, các năng lực này chi phối tới cuộc sống của loài người dựa trên các hình thức nghi lễ thờ cúng. Quá trình hình thành cũng như phát triển của vấn đề này thường sẽ gắn liền với sự phát triển của một cộng đồng dân tộc. Chính vì vậy tín ngưỡng phản ánh một cách chân thực nhất về cuộc sống thực tế của cộng đồng các dân tộc đó.

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào hệ thống năng lực siêu nhiên mang tính huyền bí, linh thiêng

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào hệ thống năng lực siêu nhiên mang tính huyền bí, linh thiêng

2. Đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng

Khi tìm hiểu tín ngưỡng là gì bạn cần nắm được những đặc trưng cơ bản của nó. Cũng giống như nhiều văn hoá đặc sắc khác của Việt Nam, tín ngưỡng mang nhiều đặc trưng về văn hoá nông nghiệp. Nó được thể hiện như sau:

● Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên thể hiện ở việc tôn trọng và có mối quan hệ mật thiết đối với thiên nhiên.

● Tín ngưỡng thể hiện ở việc hài hoà âm dương thông qua nhiều đối tượng thờ cúng khác nhau như trời - đất, tiên - rồng…

● Tín ngưỡng đề cao phụ nữ thể hiện trong việc có rất nhiều nữ thần khác nhau như Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Tam Phủ…

● Tín ngưỡng phản ánh về đời sống tâm linh vô cùng đa dạng và phong phú.

● Đối với từng tín ngưỡng sẽ mang những nét đẹp văn hoá khác nhau nhưng đều hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Điều này đã góp phần mang tới một nền văn hóa phong phú, đa dạng các bản sắc văn hoá dân tộc.

Tín ngưỡng phản ánh về đời sống tâm linh đa dạng và phong phú

Tín ngưỡng phản ánh về đời sống tâm linh đa dạng và phong phú

3. Tín ngưỡng Việt Nam có mấy loại?

Có thể thấy với nền văn hoá đa dạng và phong phú tại Việt Nam đã góp phần tạo nên hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú và đa dạng. Dưới đây là các loại tín ngưỡng phổ biến tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Tín ngưỡng phồn thực

Đây là sự tin tưởng, ngưỡng mộ cũng như sự sùng bái về hiện tượng sinh sôi nảy nở trong tự nhiên và của con người. Vấn đề này đã được hình thành từ rất lâu đời, dựa trên cơ sở của tư duy trực quan và cảm tính của con người. Họ đã nhìn thấy trong thực tiễn này xuất hiện sức mạnh sức mạnh siêu nhiên và đã sùng bái về những hiện tượng đó giống như những thần thánh. Bản chất của tín ngưỡng phồn thực chính là những cầu mong về sự sinh sôi nảy nở và sự đầy đủ, vẹn toàn.

Tín ngưỡng phồn thực là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái về hiện tượng sinh sôi nảy nở tự nhiên

Tín ngưỡng phồn thực là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái về hiện tượng sinh sôi nảy nở tự nhiên

3.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Sùng bái tự nhiên là một trong những giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển loài người. Người dân Việt Nam từ xa xưa đã sinh sống nhờ vào nghề trồng lúa nước, vì thế việc gắn bó cùng với tự nhiên lại càng trở nên lâu dài, bền chặt hơn. Cũng chính chất âm tính trong nền văn hoá nông nghiệp đã tạo ra một lối sống thiên về tình cảm trọng nữ. Vì thế trong tín ngưỡng, các nữ thần cũng phần đa hơn, điển hình như:

3.2.1. Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ

Tam Phủ ý chỉ 3 vị thánh thần đó là Bà Trời, Bà Chúa Thượng và Bà Nước. Tứ Phủ chỉ 4 vị thánh thần gồm có 3 bà trên và thêm mẫu Địa Phủ. Các mẫu này sẽ cai quản về nhiều lĩnh vực quan trọng của xã hội nông nghiệp.

Tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ

Tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ

3.2.2. Thờ Tứ Pháp

Tứ Pháp sẽ gồm có:

● Pháp Vân chỉ thần Mây được thờ ở chùa Bà Dâu.

● Pháp Vũ chỉ thần Mưa được thờ ở chùa Bà Đậu.

● Pháp Lôi thần Sấm được thờ ở chùa Bà Tướng.

● Pháp Điện thần Chớp được thờ ở chùa Bà Dàn.

Ở Việt Nam, tứ pháp có sức ảnh hưởng rất lớn, chẳng hạn như trong lịch sử nhiều lần triều đình nhà Lý đã phải rước tượng Pháp Vân về thành Thăng Long để cầu mưa thuận gió hoà.

3.2.3. Thờ động vật

Vì đất nước ta xuất phát bởi nền nông nghiệp lúa nước nên tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn thể hiện ở việc thờ động, thực vật. Nền văn hoá Việt Nam sẽ thờ những con vật hiền lành như trâu, cóc, chim… Đây là những con vật khá gần gũi với con người. Còn những vật to lớn khác sẽ được đẩy lên mức biểu trưng của Tiên, Rồng.

Đối với thực vật được tôn sùng nhiều nhất đó là cây lúa nước sẽ có thần lúa, mẹ lúa, hồn lúa… Đôi khi còn thờ cả thần cây đa và thần cây cau…

3.3. Tín ngưỡng sùng bái con người

Tín ngưỡng sùng bái con người thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như:

3.3.1.Hồn và vía

Từ xa xưa người dân Việt Nam đã quan niệm rằng con người sẽ gồm có 2 phần đó là thể xác và linh hồn. Vía được xem là phần trung gian giữa thể xác và linh hồn. Mỗi con người có 3 hồn, nam thì có 7 vía, nữ có 9 vía. Trong đó 3 hồn gồm có:

● Tinh: Thể hiện cho sự tinh anh ở trong nhận thức.

● Khí: Thể hiện năng lượng giúp cơ thể hoạt động.

● Thần: Thể hiện ở thần thái của chính sự sống đó..

Bảy vía ở nam sẽ cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ sẽ cai quản 7 vía như ở năm và cộng thêm 2 vía nữa đó là núm vú giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi con.

Nơi trú ngụ của hồn và vía đó là thể xác. Việc hồn và vía rời bỏ thể xác ở các mức độ phụ thuộc vào các mức độ hôn mê khác nhau. Nếu như phần hồn hồn không còn ở thể xác nữa thì người đó chết và hồn sẽ bay sang kiếp khác, do vía nặng hơn nên sẽ được bay là là ở mặt đất rồi thế là tiêu tan. Vì vậy người xưa mới có câu hồn bay phách lạc.

Người Việt Nam quan niệm con người sẽ có 2 phần là hồn và xác

Người Việt Nam quan niệm con người sẽ có 2 phần là hồn và xác

3.3.2. Tổ tiên

Tục lệ thờ cúng tổ tiên vẫn được lưu giữ ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vị trí và vai trò của tục lệ này sẽ có sự khác nhau theo từng địa phương. Việt Nam được đánh giá là một trong những dân tộc với tục lệ thờ cúng tổ tiên đậm sâu và ý nghĩa nhất và gần như đã trở thành một tôn giáo Đạo Ông Bà.

Tục thờ cúng tổ tiên được lưu truyền từ bao đời nay

Tục thờ cúng tổ tiên được lưu truyền từ bao đời nay

3.3.3. Thành Hoàng Làng

Thành Hoàng làng chính là một vị thần chuyên cai quản, che chở và định đoạt đối với phúc họa của cộng đồng người dân đang sinh sống tại một khu vực nhất định. Vị thần này thường sẽ được thờ tại Đình, Miếu với ý nghĩa tượng trưng cho sự bảo vệ làng xóm, mong muốn có được sự trường tồn vĩnh cửu cho các thôn ấp.

3.3.4. Vua tổ

Tín ngưỡng sùng bái vua tổ thể hiện nét đẹp của truyền thống uống nước nhớ nguồn. Với người dân Việt Nam, vua hùng chính là vị vua tổ đầu tiên, đây là người đã có công sáng lập nên nước Văn Lang và đã mở ra một thời đại Hùng Vương trong lịch sử.

Tín ngưỡng thờ giỗ tổ vua Hùng

Tín ngưỡng thờ giỗ tổ vua Hùng

3.3.5. Tứ bất tử

Tứ bất tử gồm có 4 vị thánh đó là Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Liễu Hạnh. Mỗi vị thánh thể hiện cho các ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như:

● Tản Viên mang ý nghĩa biểu tượng cho những ước vọng để có thể chiến thắng được các thiên tai, lũ lụt.

● Chử Đồng Tử mang biểu tượng cho một cuộc sống phồn vinh về mặt vật chất.

● Liễu Hạnh mang ý nghĩa biểu tượng của một cuộc sống phồn vinh về mặt tinh thần.

● Thánh Gióng có ý nghĩa biểu tượng cho một tinh thần bất khuất, kiên cường, chống giặc ngoại xâm.

3.4. Tín ngưỡng sùng bái thần linh

Đối với tín ngưỡng sùng bái thần linh sẽ có các vị thần được người dân tôn sùng, thờ cúng đó là:

3.4.1. Thần thổ công

Người xưa vẫn thường hay nói “Đất có thổ công, sông có hà mã”. Thổ công là một vị thần sẽ được thờ cúng tại các gia đình giúp trông coi nhà cửa và một phần nào đó định đoạt về họa phúc cho các thành viên của gia đình. Khi bạn sống ở đâu thì ở đó sẽ có thổ công.

Trong thờ cúng, bàn tổ tiên sẽ được đặt ở giữa và bàn thờ thổ công được đặt tại vị trí bên trái. Tuy nhiên khi cúng người ta sẽ phải khấn thổ công trước để được xin phép cho tổ tiên về nhà.

Thờ thần thổ công để cai quản, bảo vệ cho nhà cửa, đất đai

Thờ thần thổ công để cai quản, bảo vệ cho nhà cửa, đất đai

3.4.2. Thần tài 

Ngoài việc cúng thần thổ công ngày nay rất nhiều gia đình cúng ông thần tài, đặc biệt là những người làm ăn, kinh doanh và buôn bán. Với người Việt việc thờ cúng Thần Tài với mong muốn sẽ được các vị thần phù hộ, độ trì mang tới nhiều may mắn và tài lộc trong công việc, cuộc sống.

Thờ thần tài với mong muốn gặp được nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống

Thờ thần tài với mong muốn gặp được nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống

4. So sánh giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan

Sau khi tìm hiểu tín ngưỡng là gì nhiều người lại có suy nghĩ rằng tín ngưỡng giống như mê tín dị đoan. Tuy nhiên thực chất đây lại là hai quan điểm trái ngược nhau, một cái sẽ mang ý nghĩa tích cực còn cái còn lại sẽ mang ý nghĩa tiêu cực. Để tìm hiểu kỹ hơn về mê tín dị đoan và tín ngưỡng là gì hãy cùng tham khảo tiếp nội dung dưới đây.

4.1. Điểm giống nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan

Cả hai đều có điểm giống nhau là con người luôn tin vào những điều siêu hình. Những điều này đều có tác dụng điều chỉnh về hành vi cư xử của con người với con người và toàn xã hội. Đồng thời nó sẽ điều chỉnh về hành vi ứng xử của gia đình dựa vào cơ sở của những tín điều mà người ta vẫn đang tin tưởng và noi theo.

4.2. Điểm khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là gì?

Giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chúng có những điểm khác biệt như:

● Tín ngưỡng có mục đích thể hiện về nhu cầu của đời sống của tinh thần và tâm linh thì mê tín dị đoan là hoạt động lấy mục đích kiếm tiền là chính. Những người làm trong lĩnh vực này chỉ thực hiện và đáp ứng mong muốn của khách hàng khi có tiền.

● Trong tín ngưỡng sẽ không có người làm việc chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Còn đối với mê tín dị đoan thì hầu hết các hoạt động là chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Người hành nghề chủ yếu kiếm sống nhờ vào nghề này.

● Hoạt động tín ngưỡng luôn có những cơ sở thờ tự riêng đó là các đình, từ, chùa, chiền, đường, miếu… Đối với mê tín dị đoan thường sẽ có không gian hành nghề tại tư gia là chủ yếu.

● Những người sinh hoạt tín ngưỡng thường có định kỳ cố định tại các cơ sở thờ tự chẳng hạn như ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ… Với hoạt động mê tín dị đoan sẽ không có định kỳ nào cả.

● Sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ và được cộng đồng xã hội thừa nhận. Những đối với hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị xã hội lên án và không ủng hộ.

Giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan có nhiều điểm trái ngược nhau

Giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan có nhiều điểm trái ngược nhau

Qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi tín ngưỡng là gì? Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được về tín ngưỡng của Việt Nam và thực hiện sao cho đúng chuẩn mực, phù hợp với nét đẹp văn hoá dân tộc.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger