Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thờ Phật Di Lặc cầu tài lộc phải biết 5 điều này

Thứ Tư, 01/11/2023
Trần Xuân Bách

Nhắc đến Phật Di Lặc, người ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh một vị Phật rất thân thiện và gần gũi. Không có tướng ngồi nghiêm trang, trang phục cũng không chỉn chu như những vị Phật khác, tướng mạo của Phật Di Lặc nhìn vào chỉ thấy vui vẻ, sung túc và đủ đầy.

Với tướng mạo phúc hậu, thân thiện như vậy, lại thêm những điển tích giúp người khó khăn, đem lại tài lộc cho dân chúng, nên ngày nay, hầu hết những người làm ăn, kinh doanh đều có tượng Phật Di Lặc trong nhà. Nếu không để thờ thì cũng để trưng bày, trang trí tại những nơi trang trọng.

Phật Di Lặc tướng mạo phúc hậu, thân thiện

Phật Di Lặc tướng mạo phúc hậu, thân thiện

Sự tích về Phật Di Lặc

Nói về Phật Di Lặc, thì có rất nhiều chuyện. Những câu chuyện đó vừa là sự tích, vừa là chuyện truyền miệng, cũng lại có những câu chuyện là điển tích trong kinh sách.

Nhưng phổ biến nhất vẫn là sự tích về hành tung của vị Phật này. Người xưa kể lại rằng, khi xưa, do tướng mạo khác người, bụng lớn trán nhăn, Ngài lại mang theo mình một cái túi vải lớn nên người dân gọi Ngài là Bố Đại Hòa Thượng.

Phật Di Lặc tướng mạo khác người, bụng lớn trán nhăn

Phật Di Lặc tướng mạo khác người, bụng lớn trán nhăn

Ngài thường trú tại chùa Nhạc Lâm, mỗi khi ra ngoài đều có hai vật bất ly thân: Một chiếc túi vải và một chiếc gậy tích trượng. Đi cùng Ngài là mười tám đứa trẻ con, vừa đi vừa cười đùa, chọc phá Ngài.

Ngài đi đến đâu, gặp ai cho gì cũng đều nhận. Nếu là đồ ăn, ăn không hết thì Ngài bỏ lại vào túi vải. Tương truyền rằng, ngài đi đến đâu, ghé vào cửa tiệm nào thì chỗ đó liền buôn may bán đắt hơn bội phần. Vì thế, sau này, người ta hễ thấy Ngài ở đâu là tranh nhau rào đón và níu chân.

Có lẽ bởi sự tích ấy mà ngày nay, người nào muốn gia đình tài lộc, kinh doanh phát đạt đều thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà trưng hoặc đưa lên bàn thờ để thờ cúng.

Ý nghĩa tên gọi Phật Di Lặc

Tên gọi của Phật Di Lặc zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa.

Sở dĩ có cái tên này bởi khi phát tâm muốn giáo hóa chúng sinh, Ngài đã quyết không ăn thịt. Nên lấy tên là Từ Thị.

Tuy nhiên, theo Đại Nhật Kinh Sớ, Từ Thị là cái tên được ghép từ 2 yếu tố: Yếu tố đầu tiên trong “Tứ vô lượng tâm” của Phật - Từ, Bi, Hỷ, Xả. Và yếu tố dòng tộc, ngụ ý để thế gian không bị đứt đoạn Phật Chủng. Nên lấy tên là Từ Thị.

Tên của Phật Di Lặc bởi khi phát tâm muốn giáo hóa chúng sinh

Tên của Phật Di Lặc bởi khi phát tâm muốn giáo hóa chúng sinh

Pháp lực thần thông của Phật Di Lặc

Không có nhiều tài liệu nói về pháp lực của Phật Di Lặc. Mà người ta chỉ dựa vào các điển tích kể về Ngài để tin rằng: Nơi nào có nghèo đói thì Ngài sẽ tới giúp dân chúng kiếm sống. Còn nhà nào muốn kinh doanh thuận lợi, tài lộc đầy nhà thì hãy làm việc thiện và thờ cúng Ngài, ắt sẽ nhận được lộc trong tương lai.

Còn đối với Phật giáo, Ngài là vị Phật mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngài là vị Phật để hướng dẫn chúng sinh đi theo đúng con đường chánh pháp khi giáo pháp của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi đến giai đoạn chót hết của thời mạt pháp.


Ngài là vị Phật mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt

Ngài là vị Phật mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt

Tuy nhiên, đó là ở thời tương lai, sau hàng chục ngàn năm nữa. Bởi thế, bạn có thể thấy rất nhiều tài liệu nói về “khi nào thì Phật Di Lặc sinh ra”. Đó chính là ngày mà Ngài hóa thân cuối cùng làm người. Và tự tìm thấy con đường giác ngộ, rồi chuyển pháp luân lần nữa để hóa độ trời người.

Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc

Ngày nay, chúng ta thường thấy tượng Phật Di Lặc được tạo hình khỏe mạnh, phúc hậu. Đặc biệt, chiếc bụng to tròn chính là để chứa hết mọi chuyện buồn trên thế gian.

Ngài mặc áo hở bụng, phô rốn, luôn đi chân đất. Nụ cười của Ngài luôn thể hiện sự hoan hỉ bất diệt. Hai tai lỗ tai Ngài được đặc tả rất dài, dày. Điều đó tượng trưng cho sự từ bi hỷ xả, ai khen, ai chê cũng đón nhận.

Ngài mặc áo hở bụng, phô rốn, luôn đi chân đất

Ngài mặc áo hở bụng, phô rốn, luôn đi chân đất

Đối với người tu hành theo Phật giáo, tượng Phật Di Lặc là hình tượng để noi theo học tập, và cũng là động lực tu hành cho Phật tử. Bởi Ngài là hóa thân của thành sở tác trí, trong Ngũ trí Như Lai thì chính là Bất Không Thành Tựu Như Lai.

Còn trong dân gian, Ngài là vị hòa thượng mang tinh thần tích cực, an lạc và vui vẻ. Bởi vậy thường được dân chúng coi là biểu tượng của an lành, may mắn và  hạnh phúc ấm no.

Hơn nữa, vì đi theo Ngài là 18 đứa trẻ nhỏ, Ngài lại không hề nề hà hay cáu kỉnh với chúng. Nên người ta còn tin rằng Phật Di Lặc sẽ mang lại sự sung túc, con đàn cháu đống cho gia đình.

Ngày vía của Phật Di Lặc

Mùng một Tết chính là ngày vía của Phật Di Lặc. Theo truyền thống dân tộc Việt Nam, đây là ngày đầu của năm mới. Còn theo Phật giáo, thì đây chính là ngày vía của Đức Phật Di Lặc.


Mùng một Tết chính là ngày vía của Phật Di Lặc

Mùng một Tết chính là ngày vía của Phật Di Lặc

Người ta tin rằng thờ cúng Ngài vào ngày đầu năm thì cả năm đó sẽ sung túc, dư dả.

Những điều cấm kỵ khi thờ Phật Di lặc trong nhà

Một trong những điều cấm kỵ đầu tiên khi thờ Phật Di Lặc trong nhà là không dùng tượng Phật Di Lặc cầm thỏi vàng để thờ cúng. Tuy điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề tâm linh, nhưng về mặt tôn giáo thì đó là hình ảnh không có lợi.

Việc sử dụng hình tượng Phật cầm thỏi vàng sẽ vô tình làm con người dấy lên lòng tham với của cải vật chất mà quên đi nhiệm vụ tu thân tích đức để được nhận lộc. Nên tốt nhất không nên dùng tượng Phật Di Lặc có cầm thỏi vàng để thờ cúng.

Điều thứ hai cần tránh khi thờ Phật Di Lặc là nên làm bàn thờ riêng, không nên để chung bàn thờ Phật Di Lặc và Ông Địa. Thần Tài - Ông Địa và Phật Di Lặc là ba vị thần - Phật hoàn toàn khác nhau. Việc đặt Phật Di Lặc chung bàn thờ Ông Địa là sự  bất kính.

Tốt nhất nên thờ Phật Di Lặc ở vị trí cao ráo, tôn nghiêm. Hoặc lập bàn thờ riêng để thờ Phật Di Lặc.


thờ Phật Di Lặc ở vị trí cao ráo, tôn nghiêm

thờ Phật Di Lặc ở vị trí cao ráo, tôn nghiêm

Ngoài ra, không nên đặt tượng Phật Di Lặc ở chân cầu thang hay cho vào tủ, hộp. Đây đều là những vị trí tối kỵ, khi đặt tượng ở đó sẽ khiến Phật Di Lặc phật ý. Gia đình sẽ dễ gặp chuyện lận đận không may hoặc người trong gia đình dễ bị đau ốm.

Lời kết

Thờ Phật Di Lặc từ lâu đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Tuy nhiên, người ta thường chỉ tập trung vào cầu tài lộc mà quên mất ý nghĩa thực sự của việc thờ cúng Phật Di Lặc. Đó là để tu hành cho tâm từ bi, hỷ xả, tránh xa phiền muộn sầu não để sống an vui.

Bởi vậy, khi thờ tượng Phật Di Lặc, cần chú ý ghi nhớ mục đích thờ cúng. Từ đó tu tâm tích đức cho chuẩn chỉ. Khi đó, chắc chắn sẽ nhận được những niềm hoan hỉ mà Phật Di lặc mang lại.


Thờ Phật Di Lặc chắc chắn sẽ nhận được những niềm hoan hỉ mà Phật Di lặc mang lại

Thờ Phật Di Lặc chắc chắn sẽ nhận được những niềm hoan hỉ mà Phật Di lặc mang lại

Tương tự như vậy, khi dùng tượng Phật Di Lặc để trang trí, nhiều người lại coi đây đơn thuần là một bức tượng trang trí mà không chăm sóc, giữ gìn. Điều này chính là không thể hiện tinh thần tôn kính Đức Phật.

Ngay cả khi dùng tượng Phật Di Lặc để trang trí, cũng cần lưu ý rằng để ở nơi trang trọng, sáng sủa. Người trong nhà khi dùng Phật để trang trí cũng phải hướng tâm theo Phật, làm việc thiện, tu thân tích đức.


Có như vậy, dù chẳng cầu khẩn thì cũng được Đức Phật Di Lặc phù hộ độ trì, nhận được nhiều điều thịnh vượng.

Viết bình luận của bạn
Danh mục