Trước cuộc sống bộn bề và đầy vội vã, thiền như một liều thuốc giúp chúng ta tìm được chốn bình yên, bình tĩnh và rèn luyện tốt khả năng tập trung. Không chỉ vậy, thiền còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Vậy thiền là gì? Cách thiền định như thế nào? Cùng Lôi Phong tìm hiểu ngay nhé!
1. Thiền là gì?
Từ xưa đến nay, khi nhắc đến thiền, có lẽ ai ai cũng sẽ hình dung đây là một phương pháp tu hành trong đạo Phật. Tuy nhiên, sự thật là thiền đã được ra đời từ trước khi Đức Phật sanh ra. Nó có nguồn gốc từ nền Ấn Độ cổ đại và còn xuất hiện ở một số nền tôn giáo khác như Đạo giáo, kitô giáo hay jaina giáo,...
Mỗi tôn giáo sẽ có cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chất của thiền là hoàn toàn không thay đổi. Chúng đều được khẳng định là một phương pháp hiệu quả trong quá trình rèn luyện khả năng tập trung, đồng thời giúp bạn bình tĩnh, nhẹ nhõm hơn trong sâu thẳm tâm hồn.
Bên cạnh đó, thiền cũng được chia thành nhiều loại như: thiền định hay thiền quán,.... Thiền định được hiểu là luyện tâm để hướng đến bình an trong tâm hồn thông qua hơi thở. Giúp đạt được trạng thái hạnh phúc, giải phóng phiền não ra khỏi cơ thể.
Ngược lại, thiền quán lại hướng đến sự phát triển trí tuệ và tâm linh. Giúp con người có sự gắn kết hơn giữa tâm và thân, có thể khám phá bản thân mình tới tận gốc rễ, không bị phụ thuộc vào những yếu tố tác động bên ngoài. Dù khác nhau nhưng hai loại thiền này luôn có mối liên hệ, phụ thuộc và hỗ trợ nhau trong quá trình nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ. Hiện nay, thiền định là phương pháp được nhắc đến và áp dụng nhiều nhất.
Thiền là gì?
2. Lợi ích thiền mang lại
Sở dĩ, thiền được nhiều người biết đến như vậy là do lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Đây là một cách giúp con người cải thiện sức khỏe lẫn tinh thần hữu hiệu. Đặc biệt, những lợi ích này sau khi kết thúc thiền hoàn toàn không bị mất đi. Sau đây là một số lợi ích của việc thiền mà bạn nên nắm bắt.
Lợi ích thiền mang lại
2.1 Thiền giúp bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày
Với cuộc sống đầy bộn bề, vội vã, thiền là cách loại bỏ sự quá tải mà con người trải qua mỗi ngày. Đặc biệt, trong thời buổi phát triển mạng xã hội như hiện nay, chúng ta luôn phải tiếp nhận những hình ảnh, trạng thái có nội dung vô cùng tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của thiền giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, cụ thể:
● Có được cái nhìn mới mẻ, tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.
● Giảm stress, căng thẳng quá mức.
● Nhận thức được nâng cao
● Thúc đẩy cảm xúc
● Nuôi dưỡng lòng tốt
● Giúp cai nghiện
● Tập trung vào hiện tại và tương lai.
● Xua tan đi những cảm xúc tiêu cực.
● Tưởng tượng và sáng tạo tốt hơn trong học tập và làm việc.
● Nhẫn nhịn tốt và tăng khả năng chịu đau.
● Cải thiện trực giác.
Hạnh phúc hơn mỗi ngày
2.2. Thiền giúp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
Không chỉ là một cách giúp tĩnh tâm trong việc tu hành trong Phật giáo, thiền còn được khoa học công nhận về khả năng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe cực kỳ tốt. Một số nghiên cứu đã cho rằng, thiền giúp cải thiện các căn bệnh như:
● Ung thư
● Bệnh hen suyễn
● Các cơn đau mãn tính
● Tim mạch
● Giảm huyết áp
● Hội chứng về ruột kích thích
● Giấc ngủ
● Đau đầu, chóng mặt, căng thẳng
Mặt dù vậy, nhưng thiền chỉ là một phương pháp giúp người bệnh có sức chịu đựng tốt hơn, nâng cao sức khỏe, không thể thay thế cho các phương pháp chữa trị. Bạn nên biết kết hợp thiền trong quá trình trị bệnh để nhanh chóng khỏe hơn.
Chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
3. 3 phương pháp thiền định hiệu quả theo Phật giáo
Để tối ưu được hiệu quả của việc thiền thì cần lựa chọn được một phương pháp thiền phù hợp. Hiện nay, thiền được giới thiệu với rất nhiều phương pháp. Trong bài viết này, Lôi Phong sẽ giới thiệu một số phương pháp đơn giản dành cho người mới bắt đầu. Đó là 3 cách thiền trong Phật giáo: Thiền sổ tức, thiền tùy tức và cuối cùng là thiền tri vọng.
3.1 Phương pháp thiền sổ tức
Đây là phương pháp phù hợp nhất dành cho những người mới bắt đầu thiền. Có thể hiểu, “sổ” là đếm và “tức” là thở. Như vậy, đây chính xác là phương pháp thiền bằng cách đếm hơi thở.
Trong quá trình thiền sổ tức, chúng ta chỉ hít thở bằng mũi một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đặc biệt là không thở bằng miệng. Cách đếm của phương pháp này cũng khá đơn giản, hít vào và thở ra được cho là 1 lần. Cứ đếm đến 10 lần thì dừng lại và đếm lại bắt đầu từ 1. Trong suốt quá trình thiền, nếu đếm không nhầm lẫn thì có nghĩa là bạn đã đạt được sổ tức.
Ngoài ra, đôi lúc trong quá trình thiền sẽ không tránh khỏi nhầm lẫn khi đếm. Lý do chính là bạn đang suy nghĩ và vọng tưởng quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn nên đếm lại từ đầu. Vậy vì sao lại cần đếm số? Đây có lẽ là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, việc đếm số sẽ giúp tâm hồn bạn yên an hơn, và không bị xáo động.
Phương pháp thiền sổ tức
3.2 Phương pháp thiền tùy tức
Thiền tùy tức là phương pháp theo dõi hơi thở. Có thể nói, hơi thở là một thứ gì đó vô hình, vì vậy chúng ta không thể nhìn và chạm mà chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác. Vậy làm cách nào để theo dõi hơi thở của mình? Theo Phật giáo, người thực hiện phương pháp này tâm phải luôn tĩnh thì mới có thể cảm nhận được hơi thở khi hít vào sẽ đi tới đâu.
Trong quá trình theo dõi hơi thở, bạn không cần quá cố gắng hít thở thật sâu mà nên nhẹ nhàng, tự nhiên. Khác với phương pháp thiền sổ tức, tùy tức không yêu cầu phải đếm số. Nếu bạn theo dõi hơi thở tốt thì tâm cũng sẽ dần sáng ra, còn nếu buông thả thì tâm từ đó mà cũng trở nên tối dần.
Một lưu ý nhỏ khi thực hiện thiền sổ tức, tùy tức chính là cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Khi cơ thể mệt mỏi, tâm bị xáo động thì rất khó đếm và theo dõi hơi thở. Đặc biệt, trước khi thực hiện thiền nên vệ sinh mũi sạch để dễ dàng hơn.
Phương pháp thiền tùy tức
3.3 Phương pháp thiền tri vọng
Đây là phương pháp thiền khó hơn thiền tùy tức. Sau khi thuần tục việc theo dõi hơi thở, bạn có thể áp dụng phương pháp này. Thiền tri vọng là cách theo dõi những vọng tưởng của bản thân, bao gồm: Suy nghĩ, cảm xúc được khơi gợi từ tâm.
Thông thường, những vọng tưởng ấy xuất hiện rất bất ngờ mà ngay cả bản thân bạn cũng không hề hay biết. Chẳng hạn đang nghĩ về chuyện nhà bếp thì lại nhảy sang chuyện làm vườn. Chính vì vậy, phương pháp thiền tri vọng sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể theo dõi sự biến đổi từ vọng này sang vọng kia một cách dễ dàng.
Khi tâm hồn lắng đọng, bạn có thể nhìn thấy được những thứ phức tạp, rối ren chen chúc bên trong. Từ đó, làm năng lượng của các vọng này giảm đi, không làm ảnh hưởng đến bản thân mình nữa. Tất nhiên, năng lượng ấy không hoàn toàn bị xóa bỏ hay mất đi mà chuyển hóa thành trí tuệ và sức mạnh. Ngược lại, nếu không chuyển hóa được thì sẽ dẫn đến những điều xấu, ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe.
Phương pháp thiền tri vọng
4. Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách tại nhà
Lợi ích mà thiền mang lại là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ngồi thiền sao cho chính xác và hiệu quả nhất. Dưới đây sẽ là hướng dẫn các bước ngồi thiền ngay tại nhà đơn giản nhất nhé!
4.1 Chuẩn bị thiền
Trước khi thực hiện quá trình thiền, hãy chú trọng đến trang phục, nên lựa những bộ quần áo thoải mái nhất. Không nhất thiết phải thay đồ phật tử mới có thể thiền. Tuy nhiên, nếu bạn thích và muốn tạo không khí Phật giáo thì có thể lựa chọn tùy thích.
Hãy luôn giữ một phong thái thoải mái và tinh thần thật tốt để có một khoảng thời gian thiền chất lượng. Nên tránh các thiết bị điện tử như điện thoại, đồng hồ, …để không bị ảnh hưởng giữa chừng. Không gian thiền cũng nên được quan tâm, cần lựa chọn một nơi thoáng đãng, trong lành.
Chuẩn bị thiền
4.2 Tư thế và thời gian thiền
Theo quan điểm Phật giáo, bạn có thể ngồi thiền theo ba cách phổ biến là: Ngồi xếp bằng, kiết già hay bán già.Trong nó, cách ngồi theo kiểu kiết già được mọi người sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là cách ngồi tựa đóa hoa sen, cần giữ lưng thẳng, chân đặt lên vùng đùi và gót chân phải được ép sát bên bụng.
Có thể đối với người mới bắt đầu, tư thế này khá khó nhưng nếu luyện tập thường xuyên thì sẽ nhanh chóng làm quen được, thậm chí còn thấy dễ chịu hơn khi ngồi kiểu này.
Thời gian thực hiện thiền sẽ từ 10 đến 40 phút tùy thuộc vào từng người khác nhau. Hơn nữa, thời gian lâu mà không chất lượng thì cũng gần như là vô hiệu. Do đó, hãy kết hợp thời gian phù hợp với cách thiền chính xác để có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Tư thế và thời gian thiền
4.3 Tập trung khi thiền
Thực ra, mấu chốt để mang lại hiệu quả của việc thiền định chính là sự tập trung. Vì vậy, bạn nên biết cách loại trừ những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến quá trình thiền. Một cách hữu hiệu để tập trung chính là hãy nhắm mắt. Điều này tác động mạnh mẽ đến trí não, giúp tập trung hơn.
Tập trung khi thiền
Trên đây là toàn bộ những thông tin về thiền dưới lăng kính của Phật giáo. Hy vọng sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức cũng như giúp thực hành thiền một cách chính xác và hiệu quả cho bạn đọc. Nếu thấy bài viết thú vị thì đừng quên chia sẻ cho người xung quanh và thường xuyên truy cập vào Loiphong.vn để có thêm nhiều kiến thức nhé!