Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tết Đoan Ngọ

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Vậy, Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa và các nước tổ chức Tết diệt sâu bọ như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn rất nhiều đó!

1. Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều; ăn tết Đoan Ngọ là vào buổi trưa. Đoan Ngọ là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất và ở gần đất nhất. Có rất nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ và có không ít người đang lầm tưởng rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc. Vậy, điều này có đúng không? Câu trả lời đó là:

1.1. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Nhiều người cho rằng, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn liền với câu chuyện về vị quan tên là Khuất Nguyên. Câu chuyện kể về vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên ở thời Chiến Quốc. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Trong một lần can ngăn nhà vua không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày 5/2 âm lịch.

Người dân thương tiếc cho sự trung nghĩa nên hàng năm cứ đến ngày này mọi người đều làm bánh bá trạng rồi thả trôi sông để tưởng nhớ đến Khuất Nguyên.

1.2. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ là ngày lễ có ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo tài liệu của Ban tuyên giáo chính phủ cho biết, ngày xưa vào một mùa vụ thành công và bội thu, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến phá hết mọi thứ.

Người dân lo lắng không biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ. Bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đến tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho người dân cách lập bàn thờ cúng gồm có bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo và chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi. Và cứ như thế, vào ngày 5/5 âm lịch hàm năm nông dân lại lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ. Tên gọi “Tết diệt sâu bọ”, “Tết Đoan Ngọ”  cũng bắt nguồn từ đây.

Như vậy, không quan niệm Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn nghĩ hiện nay.

2. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của Việt Nam

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của Việt Nam

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của Việt Nam

Từ lâu, vào ngày Tết Đoan Ngọ đã trở thành một trong những ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Người Việt lưu truyền nhiều truyền thuyết khác nhau về Tết Đoan Ngọ. Đầu tháng 5 là kết thúc vụ lúa chiêm, bước vào vụ mùa. Đây là khoảng thời gian bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Thời điểm này, sâu bọ phát triển khiến người dân lo lắng. Và họ được một ông lão hướng dẫn lập đàn cúng, nhân dân làm theo, lập tức sâu bọ được tiêu diệt.

Đến nay, người Việt vẫn coi trọng ngày Tết này nên cứ đến ngày 5/5 âm lịch hàng năm, phố phường nhộn nhịp hơn. Người người, nhà nhà chuẩn bị vật phẩm cúng tổ tiên như mận, vải, bánh tro, rượu nếp, thịt vịt,...Ở một số nơi có cả xôi, chè hạt sen, nếp cẩm,...Dân gian quan niệm rằng đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái mong muốn một mùa bội thu.

Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là thời điểm để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa. Người xưa quan niệm, bộ phận tiêu hóa của con người có các loại ký sinh gây hại và không phải lúc nào cũng diệt được. Duy nhất chỉ có ngày 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những loại quả có vị chua, vị chát để loại bỏ chúng.

3. Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào?

Bất kỳ ai cũng biết Tết Đoan Ngọ là ngày 5/5 âm lịch hàng năm nhưng lịch dương thì không năm nào giống năm nào. Vậy, Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào Dương lịch? Theo đó, năm 2024 Tết Đoan Ngọ là ngày 10 tháng 6, thứ Hai 

 Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào?

 Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào?

4. Phong tục cúng Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Cúng Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam gồm có 2 phần đó là cúng gia tiên và cúng ngoài trời. Tùy theo mỗi gia đình mà mâm cúng có thể là đồ chay hoặc mặn. Cụ thể:

4.1. Cúng gia tiên

Chuẩn bị mâm cúng

● Một mâm cơm chay

● Các loại bánh chay, xôi chay

● Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị đó là cay, chua, đắng, mặn, ngọt

● 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả

● Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng

● Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá

● Một chút tiền vàng âm phủ

Văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

4.2. Cúng ngoài trời

Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời

Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời

Chuẩn bị lễ cúng ngoài trời, đặt quay mặt về hướng Nam.

● Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng

● Các loại bánh chay, một mâm xôi

● Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị: cay, chua, đắng, mặn, ngọt.

● 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.

● 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen.

● 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau

● Một chiếc lọng đỏ có viền vàng

Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài sân

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:... Tuổi:.. Ngụ tại:...

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

5. Một số điều thú vị về Tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết

5.1. Sự khác biệt trong Tết Đoan Ngọ tại 3 miền

Theo PGS. TS Phạm Ngọc Trung, ở đồng bằng Bắc Bộ sử dụng cơm rượu nếp để diệt sâu bọ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ các loài ký sinh có hại ở trong cơ thể.

Ở các tỉnh Trung Bộ, nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên vào Tết diệt sâu bọ người dân thường cúng lớn để cầu mong sự bình yên, mùa màng bội thu. Với mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng rượu như một công cụ để diệt sâu bọ. Ngoài ra còn có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro.

Cơm rượu là món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Dương ở miền Nam. Chúng sẽ được vo thành từng viên tròn, ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một điều thú vị của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam thì thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này.

5.2. Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Dương

Sáng sớm Tết Đoan Dương, mọi người sẽ ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để diệt sâu bọ, bệnh tật. Thông thường, mọi người hay ăn rượu nếp sau khi ngủ dậy. Vào ngày này, nhiều người dân còn tắm nước là mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Tại nhiều địa phương ven biển, người dân đi tắm biển đúng giờ Ngọ.

Tắm nước lá mùi để phòng bệnh

Tắm nước lá mùi để phòng bệnh

Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ là ngày khí dương mạnh nhất trong năm nên mọi người thường cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong khoảng thời gian này có tác dụng chữa bệnh rất tốt chính vì thế các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.

Vào Tết Đoan Ngọ nếu ai bị cảm cúm thì hãy dùng 5 loại lá gồm bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, lá dâu tằm và sả nấu nước xông sẽ bớt bệnh. Và cũng có không ít người tìm mua cành xương rồng để ở trong nhà với mục đích để đuổi tà ma.

5.3. Những kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Không soi gương sau nửa đêm: Dân gian quan niệm rằng, sau 12 giờ đêm ngày 5/5 âm lịch, âm khí mạnh nên tuyệt đối không được soi gương hay chụp ảnh để tránh dẫn dụ tà khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và có những chuyện có thể xảy ra nhưng không lý giải được.

Tránh dừng chân nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này, bạn cần phải tránh xa bệnh viện, đám ma vì nơi đây âm khí rất nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Tránh làm rơi hay mất tiền: Việc rơi hoặc mất tiền vào ngày 5/5 được xem như tự đánh rơi tài lộc của mình. Vì vậy, khi ra ngoài, cần phải chú ý đến tư trang cá nhân để tránh làm rơi hoặc mất tiền nhé.

Kiêng để dép lộn xộn: Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ “tà”, nếu để lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí. Do đó, hãy để giày dép gọn gàng để không ảnh hưởng đến tài lộc, tình duyên.

Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, cần tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, để tránh rước thêm tà khí về nhà.

Không chọn phòng đầu tiên hay cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này đều dễ thu hút các năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.

6. Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Đông Á

Người dân Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ăn mừng Tết Đoan Ngọ hàng năm nhưng ở mỗi quốc gia lại có những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

Trung Quốc: Tết Đoan Ngọ ở đây còn có tên gọi khác là Tết Trùng Ngũ. Tết Trùng Ngũ ở Trung Quốc được tổ chức rất long trọng với các cuộc đua thuyền rồng hoành tráng. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động dân gian như làm túi thơm, làm đèn lồng, trang trí nhà cửa.

Nhật Bản: Tại Nhật Bản, Tết Đoan Ngọ còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai. Vào dịp này, các gia đình thường treo cờ cá chép - tượng trưng cho sức khỏe, sự thông minh. Hình ảnh cá chép cũng mang theo ước nguyện của các bậc cha mẹ mong muốn con cái của mình thành đạt trong cuộc sống. Người Nhật sẽ làm bánh mochi để cúng và ăn trong ngày lễ này.

Các gia đình thường treo cờ cá chép

Các gia đình thường treo cờ cá chép

Hàn Quốc: Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc có tên gọi là Dano, đây là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm. Tết Dano là dịp người dân Hàn Quốc quây quần bên nhau. Phụ nữ và trẻ em thường sẽ mặc trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ, chơi trò chơi dân gian.

Với các thông tin trên đây về Tết Đoan Ngọ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger