Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Phạm Thiên

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Phạm Thiên được biết đến là một vị thần của cõi trời Sắc Giới và được hiện thân ở trong nền văn hoá Phật Giáo với biểu tượng có 4 mặt và 4 cánh tay. Ngài mang nhiều biểu tượng khác nhau tượng trưng cho nền văn hoá của Phật giáo Đại thừa. Bài viết sau Lôi Phong sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết hơn giúp bạn hiểu rõ về vị thần này.

1. Phạm Thiên là ai?

Phạm Thiên chính là một vị thần tại cõi Sắc Giới, ông là vua trời tối cao cũng như giữ chức chúa tể thiên giới tại cõi Sắc Giới tới Phật Giáo. Theo tiếng Thái, vị thần này được gọi là Phra Brom, trong đó Phra sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng khi đi kèm với các danh từ trước nó thì đây lại có ý nghĩa là hoàng gia hay tôn giáo. Phra Brom có nghĩa là Phật Bốn Mặt.

Phạm Thiên được xem như một phần vũ trụ học trong Phật Giáo và đây chính là vị chúa tể của cõi tái sinh ở trên trời và giữ vị trí cõi cao nhất của vũ trụ Phật Giáo. Những biến thân của ngài xuất hiện rất nhiều trong những nền văn hoá Phật giáo Đại thừa.

Phạm Thiên chính là một vị thần ở cõi Sắc Giới

Phạm Thiên chính là một vị thần ở cõi Sắc Giới

2. Tìm hiểu các quan niệm khác nhau liên quan tới Phạm Thiên

Phạm Thiên được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau. Dưới đây là một số quan niệm thường gặp nhất hiện nay.

2.1. Quan niệm của Hindu giáo

Theo Hindu giáo, Phạm Thiên chính là vị thần sáng tạo trong vũ trụ, được xem như thượng đế. Đây là một trong 3 vị thần vô cùng nổi tiếng được xuất hiện ở đạo Hindu, hai vị thần còn lại đó chính là Shiva và Vishnu.

Phạm Thiên xuất hiện với vai trò là cha của Manu, đây là con người đầu tiên tồn tại trên thế gian này và là cơ sở sinh ra loài người hiện nay. Chính vì lý do này mà Phạm Thiên đã được con người tôn thờ như một vị đấng cao của sự sáng tạo và sinh ra loài người.

Trong Hindu giáo, hình tượng của Phạm Thiên sẽ mang tượng trưng cho 4 bộ Veda và có 4 cánh tay biểu tượng cho 4 hướng chính đó là Đông, Tây, Nam, Bắc. Vị thần này không mang theo bất kỳ loại vũ khí nào ở trong tay. Một tay của ngài cầm vương trượng, tay khác cầm quyển sách, tay ữa cầm thêm chuỗi tràng hạt và tay còn lại cầm theo cuốn kinh Veda.

Trong Hindu Giáo Phạm Thiên được xem là thượng đế

Trong Hindu Giáo Phạm Thiên được xem là thượng đế

Các cánh tay của Phạm Thiên theo quan niệm của đạo Hindu giáo được giải thích đó là tay phải ở phía sau sẽ biểu tượng cho tâm trí, tay trái ở phía sau mang biểu tượng cho trí tuệ, tay phải ở phía trước tượng trưng cho bản ngã và tay trái phía trước là tượng trưng của sự tự trọng.

Những vậy được ngài cầm trên tay cũng sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong Chuỗi tràng hạt có thể hiện cho quá trình sáng tạo nên vũ trụ.

● Cuốn kinh sách mang ý nghĩa cho trí tuệ, hanh thông.

● Vàng được đeo trên người của ngài mang biểu tượng của sự tích cực và giàu sang.

● Thiên Nga là một trong những phương tiện để di chuyển của ngài.

● Còn đối với vương miện sẽ có ý nghĩa là biểu tượng của sự tối cao.

● Hoa sen mang theo bên cạnh Phạm Thiên tượng trưng cho sự tự nhiên và những sinh thế sống ở vũ trụ.

● Riêng màu sắc râu của Ngài có thể có màu đen hoặc trắng, đây sẽ là biểu tượng của sự sáng tạo và sự khôn ngoan.

Các vật trên tay và trên người Ngài mang những ý nghĩa khác nhau

Các vật trên tay và trên người Ngài mang những ý nghĩa khác nhau

2.2. Quan điểm của Phật Giáo

Xét theo quan điểm của Phật Giáo, Phạm Thiên được xem là một vị có thể chứng đắc được cho những tầng thiền định. Nếu ai không bị hoại thiền thì sau khi thân hoại mạng chung sẽ tái sanh lên tới các tầng Sắc Giới với mức độ tương ứng với tầng thiền mà bản thân đã chứng đắc được. Theo đó cõi vô sắc này sẽ được phân chia thành 16 cõi và tương ứng với 4 tầng thiền chứng khác nhau.

Theo quan điểm của Phật Giáo Phạm Thiên là vị có thể chứng đắc được tầng thiền định

Theo quan điểm của Phật Giáo Phạm Thiên là vị có thể chứng đắc được tầng thiền định

2.3. Quan điểm của vũ trụ Phật Giáo

Quan điểm của vũ trụ Phật Giáo lại cho việc thế giới sinh diệt sẽ diễn ra dựa theo quy luật Nhân quả và nó không do một đấng nào hình thành nên. Do vậy Phạm Thiên chỉ được xem như một vị Đại Thiên Thần đã được sinh ra đầu tiên của chu kỳ thế giới này. Chính vì thế mà Ngài lại tưởng rằng bản thân đã sáng tạo nên thế giới và làm chủ được thế giới.

Tuy nhiên Phạm Thiên cũng chỉ là chúng sinh, mặc dù có vị trí khá cao quý nhưng không chắc là sự vĩnh cửu cũng không phải là thượng đế. Ngài vẫn nằm trong vòng sinh tử luân hồi và bản thân cũng sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng của luật nhân quả đó là có sinh sẽ phải có diệt. Khi vũ trụ đã có sinh thì chắc chắn sẽ có diệt và Phạm Thiên cũng sẽ như vậy.

Theo như cuốn kinh Phạm Võng, Đức Thế Tôn đã có kể lại rằng thế giới sau khi bị tiêu diệt lại có một thế giới khác sẽ được sáng tạo ra và khi đó ở tầng Phạm Thiên sẽ tiếp tục có vị Phạm Thiên xuất hiện đầu tiên và ngài sẽ sống một mình nơi đây, vị này sẽ được gọi là Đại Phạm Thiên. Đối với vị này ngài sẽ có thọ mạng lâu hơn, mang diện mạo rất xinh đẹp và có nhiều uy quyền hơn.

Quan điểm của vũ trụ Phật giáo cho rằng đây chỉ là một vị Đại Thiên Thần

Quan điểm của vũ trụ Phật giáo cho rằng đây chỉ là một vị Đại Thiên Thần

2.4. Theo tín ngưỡng của người Thái

Theo tín ngưỡng của người Thái, Phạm Thiên được miêu tả có 4 khuôn mặt và 8 tay. Trong đó khuôn mặt chính diện sẽ mang tượng trưng cho Từ, sau là Bi, Hỷ và Xả. Ý nghĩa của từng khuôn mặt như sau:

● Khuôn mặt từ có ý nghĩa tượng trưng cho trình độ học nghiệp, danh tiếng và địa vị.

● Khuôn mặt bi thể hiện cho đại biểu bi, ý muốn nói về ái tình, hôn nhân cũng như mối quan hệ giao tiếp.

● Khuôn mặt Hỷ mang biểu tượng cho sự thu nhập, giàu sang và phú quý.

● Khuôn mặt Xả biểu tượng cho sự chở che và sự bảo vệ.

8 tay của Phạm Thiên lần lượt đó:

● Tay đặt ở trước ngực mang biểu tượng cho sự bao bọc, che trở.

● Tay cầm Niệm Châu có ý nghĩa là làm chủ của kiếp luân hồi.

● Tay cầm bình nước mang ý nghĩa thể hiện cầu được ước thấy.

● Tay cầm quyền trượng biểu đạt cho sự thành công tột cùng.

● Tay cầm bánh xe ánh sáng có ý nghĩa xua đuổi đi mọi sự phiền não và đau khổ, chết chóc.

● Tay cầm Pháp loa và tay cầm Phật Kinh mang ý nghĩa biểu tượng của trí tuệ và sự tài năng.

● Tay cầm Lệnh kỳ tượng trưng cho sự quyền lực.

Theo tín ngưỡng của người Thái Phạm Thiên là vị thần có 4 mặt và 8 tay

Theo tín ngưỡng của người Thái Phạm Thiên là vị thần có 4 mặt và 8 tay

3. Cách thờ cúng ngài Phạm Thiên tại nhà

Nếu bạn muốn thờ Phạm Thiên tại nhà để được linh ứng bạn cần biết được những điều sau:

● Cần phải biết được nên đặt tượng Phạm Thiên và lập bàn thờ ở vị trí nào để thỉnh Phật được đúng nhất.

● Mâm cỗ trả lễ cần chuẩn bị thật thành tâm và chủ yếu sẽ do tấm lòng của gia chủ. Bạn có thể cúng heo quay, các loại trái cây hoa quả tươi… tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà cách trả lễ cũng sẽ khác nhau.

● Khi lập bàn thờ cần phải chú ý về chất liệu cũng như kích thước. Cần lập bàn thờ tuỳ theo diện tích đất đang có cũng như mục đích sử dụng sao cho hợp lý nhất.

Thờ cúng Phạm Thiên tại nhà cần chọn vị trí đặt bàn thờ phù hợp

Thờ cúng Phạm Thiên tại nhà cần chọn vị trí đặt bàn thờ phù hợp

Trên đây là tất tần tật thông tin có liên quan tới Phạm Thiên mà chúng tôi đã tổng hợp lại với các bạn đọc. Mong rằng qua đây sẽ mang tới những thông tin bổ ích nhất để bạn hiểu rõ hơn về Ngài và biết cách thờ cúng sao cho chuẩn để được linh ứng nhất.

Viết bình luận của bạn
Danh mục