0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Niệm Phật

Niệm Phật là một trong những cách giúp chúng sanh  tĩnh tâm, an lạc và thoát khỏi mọi buồn phiền trong cuộc sống. Vậy, niệm Phật tại nhà như thế nào là đúng?

Để tu thành chính quả, ngoài trong tâm có Phật thì phải ý thức đến việc tu. Tu là một sự học, không phải ai sinh ra đều có duyên với Đạo, con đường tu tập không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Niệm Phật là một trong những bài tu cơ bản và là con đường tu dễ nhất. Nhiều Phật tử, chúng sinh thường xuyên niệm Phật tại nhà, thực hành các giáo lý đạo đức, rèn luyện tâm để luôn bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

1. Lợi ích của niệm Phật là gì?

Lợi ích của niệm Phật là gì?

Lợi ích của niệm Phật là gì?

Niệm Phật mang tới nhiều lợi ích cho người trì tụng, phải kể đến như:

● Làm giảm các cảm xúc tiêu cực như thù hận, nóng giận, chấp trước,....

● Làm giảm sự thèm khát, tham lam và thay vào đó là việc nuôi dưỡng Bồ đề tâm giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau.

● Niệm Phật là một hình thức chánh niệm giúp chúng ta luôn sống tích cực trong những khoảnh khắc hiện tại.

● Đây là một liệu pháp trấn an tâm lý hiệu quả

● Niệm Phật giúp tạo niềm hy vọng, giúp Phật tử có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong tương lai.

● Niệm Phật cũng là lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, phải suy nghĩ hành động sao cho đúng với lời Phật dạy.

2. Ý nghĩa của việc niệm Phật

Có ý kiến cho rằng, niệm Phật là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ của cõi Ta Bà. Bởi vậy, phương pháp tu tập này trở thành trường phái phổ biến trong Phật giáo hiện đại.

Ý nghĩa của việc niệm Phật

Ý nghĩa của việc niệm Phật

Chữ “niệm” có nghĩa là suy nghĩ, nhớ; chữ “Phật” có nghĩa là giác. Niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ tới Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong tất cả các hành động.

Niệm Phật là nhớ đến Phật, ghi nhớ những đức tính tốt đẹp của Phật để chúng nảy sinh trong tâm, giúp loại trừ các vọng niệm ở trong mỗi con người. Niệm Phật có thể niệm lớn hay mật niệm, điều quan trọng nhất đó là đừng đọc suông nơi miệng mà hãy nghĩ đến Phật và phải tin sâu, nguyện thiết tha và thực hành chuyên cần. Hãy luôn tin rằng “niệm một câu Phật hiệu tiêu được cả ngàn kiếp tội lỗi và làm sinh trưởng vô lượng phước đức”. Tâm ý luôn hướng tới Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc.

Nam mô A Di Đà Phật: quy mạng Đức Phật vô lượng thọ, vô lượng quang và vô lượng đức. Đó là câu niệm hàng giờ, hàng phút của người tu tập theo pháp môn Tịnh độ để cầu được vãng sanh về thế giới tốt đẹp. Ở cảnh giới Tịnh độ - theo như kinh mà Đức Phật dạy thì những cảnh sống rất thuận lợi cho sự tu tập giải thoát. Những chúng sanh nào nhờ vào phước duyên tu tập được sinh trưởng ở đó thì nhất định không bị thối chuyển trên con đường giải thoát.

Niệm Phật giúp tâm thanh thản, hạn chế được buồn phiền trong cuộc sống

Niệm Phật giúp tâm thanh thản, hạn chế được buồn phiền trong cuộc sống

Kinh Di Đà có câu “Xá Lợi Phất, không thể do nhân duyên phước đức của thiện căn nhỏ mọn mà được sinh về Cực lạc”. Chúng ta cần phải biết rằng, muốn được vãng sinh thì phải gây nghiệp nhân Tịnh độ, nghĩa là ta phải tiêu diệt ác nghiệp, nuôi dưỡng thiện căn, phước đức rồi mới nối liền thiện căn và phước đức ấy với cõi Cực lạc bằng phép niệm danh Đức Phật A Di Đà. Phải niệm cho tới khi tâm trí không còn tạp niệm chỉ còn Phật niệm thì khi đó mới có thể vãng sinh.

3. Cách niệm Phật tại nhà đúng nhất

3.1. Cách ngồi niệm Phật

Cách ngồi niệm Phật

Cách ngồi niệm Phật

 

Để quá trình niệm Phật hiệu quả hơn thì phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau đặc biệt là cách ngồi khi tụng niệm. Vậy, ngồi niệm Phật như thế nào cho đúng?

● Tư thế ngồi niệm Phật

+ Tư thế Kim Cang Tọa: Đặt chân trái lên đùi phải và chân phải lên đùi trái. Sau đó kéo hai chân sát vào người.

+ Tư thế bán kiết già: Đặt chân trái lên đùi phải hoặc chân phải lên đùi trái

+ Tay để ngửa, tải phải để lên trên tay trái một cách nhẹ nhàng, hai ngón tay cái đan sát vào nhau.

● Hít thở nhẹ nhàng, tâm thanh tịnh

Hít thở như thế nào khi cho đúng niệm Phật cũng cần phải tập luyện thường xuyên. Khi  nhắm mắt trong trạng thái tỉnh, mọi sự tập trung đều dồn vào hơi thở, không để suy nghĩ cuốn theo ngoại cảnh, hít vào và thở nhẹ nhàng đều đặn. Khi tâm trí đạt tới sự thanh tịnh tuyệt đối thì niệm Phật càng có hiệu quả.

3.2. Bài niệm Phật hàng ngày

Người tu hành nhất định phải niệm Phật hàng ngày để loại bỏ các tạp niệm trong tâm tư, nuôi dưỡng lòng từ bi, khai thông trí tuệ và nhiều công dụng khác. Dù cuộc sống có bận rộn tới đâu thì cũng dành một khoảng thời gian trong ngày để niệm Phật. Niệm đơn thuần là việc niệm ra tên của các vị Phật, Bồ Tát mà chúng ta nhất tâm kinh dưỡng. Thường sẽ có bài niệm Phật như sau:

Nam-mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật (Tùy niệm càng nhiều càng tốt)

Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Nam-mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)

Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)

Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần)

Hoặc chúng ta có thể tụng niệm một số bài kệ về sám hối để kể ra những tội lỗi của mình trước đấng tối cao; từ đó khắc phục và tránh lặp lại các lỗi lầm. Hoặc bài kinh về Tự Quy Y để nói rõ lòng tôn thờ thành kính với ba ngôi Phật Pháp Tăng của bản thân. Nếu có lòng thành tu tập, tụng kinh, niệm Phật thì chắc chắn sẽ gặt hái được quả ngọt, mang lại sự thanh thản, không còn sợ hãi trước mọi biến cố của cuộc đời dù đó là sự thống khổ tận cùng.

3.3. Cách niệm Phật trước khi đi ngủ

Cách niệm Phật trước khi đi ngủ

Cách niệm Phật trước khi đi ngủ

Niệm Phật trước khi đi ngủ là cách giúp ngủ sâu giấc và thanh tịnh hơn. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách niệm Phật đúng. Nếu như niệm không đúng sẽ không mang lại hiệu quả và tâm cũng ngày càng vọng động hơn.

Trước khi niệm phải xem bản thân có đủ tỉnh táo không, không nên niệm khi đã uống rượu bia. Lựa chọn trang phục phù hợp, không quá hở hang; hai tay để song song với hai chân thả lỏng; tư thế nằm thẳng thớm, hít thở đều đặn, hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng.

Sau đó mới bắt đầu niệm Phật, có thể đọc to bằng miệng nhưng tốt nhất thì hãy niệm Phật bằng ý niệm trong đầu. Khi hít vào thở ra hãy thực hiện theo tiếng niệm Phật sẽ giúp ta dần dần chìm vào vô thức, chỉ còn lại câu niệm; mọi buồn bực cũng theo đó mà biến mất, tâm hoàn toàn thanh tịnh và chìm vào giấc ngủ.

Một lưu ý dành cho những người mới bắt đầu niệm Phật đó là càng tụng tâm càng động. Con người thường có xu hướng suy nghĩ nhiều thứ trước khi ngủ nên rất khó để kiểm soát tâm tư. Do đó, hãy tập luyện kiên trì với việc niệm Phật. Chỉ từ 3 - 5 phút là chúng ta có thể nhập tâm vào câu niệm, dần dần sẽ chìm vào giấc ngủ trong vô thức; kể cả trong giấc ngủ chúng ta vẫn cảm nhận được trong tâm mình có Phật.

Không nên coi thường, hoài nghi về tác dụng của niệm Phật

Không nên coi thường, hoài nghi về tác dụng của niệm Phật

Khi niệm Phật cũng không nên hoài nghi tác dụng của câu niệm. Nếu mang lòng hoài nghi thì chẳng thành được việc gì cả. Chúng ta có thể niệm Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc A Di Đà Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật,....sự thành tâm sẽ dẫn dắt tâm trí của bạn thoát khỏi mọi vô minh phiền não.

Niệm Phật khi đạt tới trạng thái “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” thì đó cũng là lúc ta chẳng còn hoảng sợ trước mọi sự sống chết ở trên đời.

Với các chia sẻ trên đây của loiphong.vn sẽ giúp bạn biết cách niệm Phật tại nhà đúng nhất. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website loiphong.vn chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!