Địa Tạng Vương Bồ Tát được mệnh danh là một vị Bồ Tát cứu độ cho chúng sinh. Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng Ngài đã phải trải qua những gì để trở thành Bồ Tát? Ý nghĩa của việc thỉnh tượng của Ngài là như thế nào? Hãy cùng Lôi Phong theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.
Theo Phật Giáo Đông Á, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được nhiều người biết đến và tôn thờ. Ngài là người cứu độ cho tất cả chúng sinh ở trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi mà Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và cho tới khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Địa Tạng Vương nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu như dưới địa ngục vẫn chưa trống rỗng. Do đó Ngài còn được mệnh danh là một Bồ Tát của chúng sinh khi ở dưới địa ngục hay còn được xem là giáo chủ của cõi U Minh.
Nếu xét theo văn hóa tại Nhật Bản, Địa Tạng Vương được xem như là bùa hộ mệnh của trẻ em. Ngài sẽ bảo vệ cho mọi vong linh của trẻ em hay bảo vệ cho những bào thai được xem là yếu ớt nhất. Địa Tạng Vương xuất hiện sẽ giúp an ủi và giảng giải cho các trẻ em, tạo công đức để trẻ em bước qua sông và được đầu thai thành kiếp khác.
Địa Tạng Vương Bồ Tát là người cứu độ cho chúng sanh trong lục đạo luân hồi
Cùng xem video sau để cảm nhận sâu sắc hơn về tư tưởng của Địa Tạng Vương Bồ Tát:
Địa Tạng Vương bồ tát là một trong sáu vị Bồ tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Năm vị còn lại gồm Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Trong các tài liệu Phật giáo có đoạn viết rằng, khi Đức Phật Thích Ca ở cung Trời Đao Lợi, Ngài đã ân cần dặn Ngài Địa Tạng rằng sau khi Ngài viên tịch đến khi Phật Di Lặc giáng sanh thì Ngài Địa Tạng phải đảm nhận trọng trách độ hóa chúng sinh của thế giới Ta Bà. Địa Tạng Bồ Tát đã cam kết sẽ vì chúng sinh trong lục đạo mà hết sức độ hoá, giải thoát hết họ.
Về tiền thân của Ngài Địa Tạng, theo Kinh Địa Tạng Bồ tát thì Ngài có bốn tiền thân.
Trong vô lượng kiếp trước, Ngài là một vị Trưởng giả, được Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai chỉ dạy, Ngài đã phát lời nguyện rằng sẽ vì chúng sanh trong lục đạo bày giảng nhiều phương tiện để họ thoát khỏi khổ nạn rồi mới chứng thành Phật quả.
Ở thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Ngài là một người nữ thuộc dòng dõi Bà La Môn. Mẹ cô là một người đã tạo nhiều ác nghiệp, không tin vào nhân quả nên sau khi chết bị đoạ vào địa ngục. Để giải tìm đường giải thoát cho mẹ, cô đã làm vô số điều lành, đem công đức hồi hướng cho mẹ và mong được sự giúp đỡ của Đức Phật. Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai cho biết mẹ cô đã được thoát khỏi cảnh khổ nơi địa ngục và vãng sanh về cõi trời.
Ở thời Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Ngài Địa Tạng Vương vốn là một vị vua hết mực yêu thương dân chúng. Ngài đã phát nguyện rằng Ngài sẽ độ hết những kẻ tội khổ được chứng quả Bồ đề nếu không nguyện không thành Phật.
Ở thời Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Ngài là một hiếu nữ có tên là Quang mục. Mẹ nàng Quang Mục là người rất ác, đã tạo vô số ác nghiệp nên bà bị đọa vào địa ngục. Sau khi nàng biết mẹ mình đang chịu khổ ở địa ngục, nhờ phúc duyên cúng dường một vị A La Hán, nàng đã vâng theo lời dạy mà phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình ảnh Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai và thành tâm tụng niệm danh hiệu Phật để nhờ cứu độ mẹ mình. Phật cho biết rằng mẹ nàng đã thoát khỏi cảnh địa ngục, được thác sanh vào nhà một đầy tớ trong nhà nàng và còn chịu quả báo là sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, bị chết yểu… Vì lòng hiếu thảo, thương mẹ và lòng thương với chúng sinh, nàng Quang Mục đã phát nguyện cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ba ác đạo và cảnh khổ ở địa ngục đến khi tất cả đều thoát khỏi cảnh khổ trở thành Phật thì Ngài mới thành Phật.
Địa Tạng Vương Bồ Tát phải trải qua nhiều tiền kiếp để cứu độ cho chúng sanh
3. Tìm hiểu chi tiết về tiền thân và đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát có 4 tiền thân ứng với 4 đại nguyện. Thông tin chi tiết của từng tiền thân của Ngài đó là:
3.1. Ngài là một Trưởng giả
Trong vô lượng kiếp trước, Địa Tạng Vương có tiền thân là một vị Trưởng Giả. Với phước duyên tốt, Ngài đã được đảnh lễ và được Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai nhận làm đệ tử và chỉ dạy.
Khi là một Trưởng giả, ngài đã có đại nguyện đó là cho tới đời vị lai, ngài sẽ hy sinh vì tất cả chúng sinh lầm than, đau khổ. Ngài trực tiếp giảng dạy với nhiều cách khác nhau hy vọng chúng sanh sẽ được giải thoát. Sau khi đại nguyện này thành hiện thực Ngài sẽ được chứng thành Phật Quả.
Tiền thân của Địa Tạng Vương đó là một trưởng giả
3.2. Ngài là một nữ nhân
Ở thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Tiền thân của Địa Tạng Vương còn được biết tới là một nữ nhân thuộc vào dòng dõi của bà La Môn. Nữ nhân này là người mang nhiều phức đức và sự oai lực. Thế nhưng mẹ của nữ nhân vì không tin tưởng vào luật nhân quả nên bà đã gây ra nhiều ác nghiệp và lúc chết đã bị đày xuống địa ngục.
Để bày tỏ được sự hiếu thảo của mình, người nữ nhân này đã mang hết điều lành của mình và làm công đức nhằm hồi hướng cho mẹ. Cô cũng đã không quên cầu nguyện cho Đức Phật có thể cứu được mẹ mình. Nhờ vào tấm lòng thành kính và các công đức đó, Phật Giác Hoa Định Tự Tại cũng đã báo cho nữ nhân này biết rằng mẹ cô đã thoát được khỏi cảnh địa ngục và hiện đã vãng sanh để về với cõi trời.
Khi là nữ nhân, đại nguyện của Địa Tạng Vương đó là cô nguyện hy sinh vì những chúng sanh đã mắc tội lỗi để lập ra nhiều phương chước giúp cho các chúng sanh có thể được giải thoát.
Theo đời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lại, tiền thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là một thiếu nữ và có tên là Quang Mục. Cô là một con người hiền lành và có nhiều phước đức. Mẹ của cô lại là người hay làm những việc ác nên sau khi bà mất đã bị đày xuống địa ngục.
Thiếu nữ Quang Mục rất thương và nhớ mẹ. Do đó để bày tỏ được tấm lòng hiếu thảo của mình cô đã không ngừng tạo ra những công đức để hồi hướng cho mẹ của mình. Một vị A La Hán cũng đã cho cô biết rằng mẹ của cô đã được thoát ra khỏi địa ngục và được sinh vào cõi người. Tuy nhiên bởi mẹ của cô làm quá nhiều điều ác nên khi sinh vào cõi người vẫn phải chịu quả báo và phải bị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, hèn nhục hoặc chết yểu.
Đại nguyện của Địa Tạng Vương khi là thiếu nữ Quang Mục đó là phát nguyện cứu vớt cho chúng sinh đến trăm nghìn muôn ức kiếp. Ngài nguyện có thể đưa những chúng sanh đang bị đày ở địa ngục được thoát ra khỏi chốn ác đạo. Cô nguyện khi nào những chúng sanh mắc tội quả báo thành phật cả rồi thì mới thành bậc Chánh Giác.
3.4. Ngài là một vị vua
Địa Tạng Vương Bồ Tát còn là một vị vua và đây là vua thuộc vào thời Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Vị vua này có một tấm lòng nhân ái, luôn yêu thương và giúp đỡ dân chúng… Chúng sanh ở thời vị vua này lại tạo ra rất nhiều ác nghiệp nên ngài đã phát đại nguyện đến với Đức Phật đó là nguyện cho những kẻ tội khổ đều có được sự an vui.
Ở nhiều kiếp trước Địa Tạng Vương là vị vua nhân ái luôn yêu thương dân chúng
4. Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú nào?
Đề Thính là một con chó luôn theo suốt Địa Tạng Vương Bồ Tát từ lâu đời nay. Cho tới khi được trở thành Phật thì ngài vẫn luôn cưỡi trên lưng của nó và được xem như lĩnh thú hỗ trợ đắc lực cho Địa Tạng Vương trong việc cứu độ chúng sinh.
Đề Thính được miêu tả rất mạnh mẽ. Trước khi được trở thành linh thú cho Địa Tạng Vương thì nó có khả năng nghe được mọi điều xung quanh và biết được đó là điều thật, giả, tốt xấu ra sao. Nó sẽ giúp cho Địa Tạng Vương có thể dễ dàng hơn khi phân biệt các điều tốt xấu.
5. Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải Đường Tam Tạng không?
Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đương Tam Tạng hay không. Đồng thời vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn hai người này là một. Bởi hiện các bức tượng của Địa Tạng Vương và Đường Tam Tạng được khắc họa có đôi nét giống nhau và pháp danh của hai Ngài nghe cũng dễ gây nhầm lẫn.
Câu trả lời cho thắc mắc trên đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát không phải Đường Tam Tạng. Hai vị Bồ Tát này là hoàn toàn khác nhau và cuộc đời luân trải của hai Ngài cũng không giống nhau. Địa Tạng Vương Bồ Tát có cuộc đời đã giới thiệu chi tiết ở phần trên còn với Đường Tam Tạng thì cuộc đời luân trải của ngài lại khác.
Địa Tạng Vương không phải là Đường Tam Tạng
Đường Tam Tạng hay còn được người đời gọi là Đường Tăng. Ngài đã phải trải qua 81 kiếp nạn cùng với các đồ đệ của mình đó là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Ngài phải tìm đường tới Thiên Trúc, đánh đổi sinh mạng của mình để có thể thỉnh kinh Phật về quê nhà và sau mới trở thành Phật.
Bài viết trên là những thông tin có liên quan tới Địa Tạng Vương Bồ Tát mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Qua đây có thể thấy được nhờ vào Địa Tạng Vương đã hy sinh hóa kiếp, hy sinh đức độ của mình mà dân chúng với có thể giảm bớt được những khổ ải, lầm than của kiếp người cũng như dưới địa ngục. Vì vậy hãy cùng tôn vinh và thờ cúng Ngài hết lòng nhé.