Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của ông được biết tới nhiều là một nhà thơ kiệt xuất thông qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo - đoạn trích là một phần quan trọng trong chương trình Ngữ văn 10. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn được biết đến với vai trò là nhà chính trị, nhà tư tưởng lớn của dân tộc. Dù ở vị trí, vai trò nào thì ông cũng để lại rất nhiều đóng góp lớn cho dân tộc.
1. Nguyễn Trãi là ai? Nguyễn Trãi hiệu là gì?
Nguyễn Trãi là ai? Nguyễn Trãi hiệu là gì?
Nguyễn Trãi là nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà văn hóa của Việt Nam ở thế kỷ XV. Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442 hiệu là Ức Trai; quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.
Sinh ra và lớn lên trong một gia tộc nhiều đời làm quan võ dưới triều đại. Dòng họ Nguyễn có truyền thống cương trực, khẳng khái, khí tiết, lập trường thương dân, luôn đấu tranh chống lại cường quyền, bạo lực. Vì thế, không thể tránh khỏi những tai họa. Truyền thống với gia đình và sự nghiệp của dòng tộc đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách, tài năng của Nguyễn Trãi.
2. Cuộc đời của Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi
Sống trong giai đoạn có nhiều biến động, Nguyễn Trãi không tránh khỏi được những thay đổi lớn trong cuộc đời. Lên 6 tuổi thì mẹ qua đời, Ức Trai về Côn Sơn sống với ông ngoại là Trần Nguyên Đán. Đến năm 1390, ông ngoại qua đời, ông theo cha về sống ở làng Nhị Khê.
Dù sống trong một thời kỳ “thanh bần” nhưng ông vẫn quyết chí, cố gắng học tập, trở thành người học rộng, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực và có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
Nguyễn Trãi là người tài giỏi, kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực (nguồn ảnh viettoon.net)
Năm 20 tuổi (năm 1400) Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh, cùng cha làm quan dưới thời nhà Hồ. Năm 1407, nhà Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi và một người em đi theo để chăm sóc. Nghe theo lời khuyên của cha, ông trở về nhưng bị quân Minh bắt giữa.
Trở về Đông Quan, ông sống ẩn khuất trong nhân dân để tránh sự truy bắt của quân Minh. Trong ông luôn nung nấu ý chí “đền nợ nước, báo thù nhà”. Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi rời khỏi Đông Quan tới Thanh Hóa để gặp Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách” và được Lê Lợi trọng dụng.
Nguyễn Trãi đã đồng cam cộng khổ với nghĩa quân Lam Sơn, đem hết tài năng, ý chí, nguyện vọng để phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại. Trải qua nhiều gian khổ, cuối cùng ông đã thực hiện được ước mơ đánh đuổi giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước vào năm 1427.
Tham gia kháng chiến chống quân xâm lược (nguồn ảnh viettoon.net)
Nguyễn Trãi chính là người đã thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để tổng kết chiến thắng oanh liệt của cả dân tộc. Bài cáo thể hiện sâu sắc ý tưởng nhân nghĩa, bộc lộ rõ ý chí và nguyện vọng của một người con luôn vì nước vì dân.
Làm quan dưới hai triều Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, ông đã ra sức chèo lái con thuyền của triều đình nhà Lê đi đúng hướng, theo đúng con đường chính đạo, thực hành nhân nghĩa để yên dân. Nguyễn Trãi đem hết tài năng, sức lực xây dựng triều đình, xã hội thái bình, thịnh trị. Với tính khí cương trực cùng tư tưởng lấy dân làm gốc, ông không tránh khỏi sự ghen ghét, đố kỵ của quan tham, nhiều lần bị hãm hại, nghi oan, giáng chức khiến cho ông vô cùng buồn tủi.
Đến năm 1440, Lê Thái Tông mời ông quay trở lại làm việc, giao cho nhiều trọng trách quan trọng. Được tin cậy trở lại, ông ra sức làm việc, quên đi bản thân thì cũng là lúc xảy ra vụ việc vua Lê Thái Tông mất tại nhà riêng của ông tại Lệ Chi Viên. Lợi dụng việc này, gian thần trong triều đình đã vu oan cho ông có âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ vào năm 1442. Cả nhà Nguyễn Trãi bị giết.
Nguyễn Trãi được mời quay trở lại làm việc nhưng không thoát khỏi án “tử”
Nỗi oan tày trời ấy mãi đến năm 1464, Lê Thánh Tông mới được giải tỏa, cho sưu tầm thơ văn của ông và tìm lại người con trai sống sót cho làm quan. Có thể nói rằng, vụ án Lệ Chi Viên là vụ án oan thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến của Việt Nam.
Nhìn chung, cuộc đời của Nguyễn Trãi gắn liền với việc phụng sự, phò tá đất nước. Ông là một bậc anh hùng của dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nguyễn Trãi là người có nhân cách cao cả, cương trực, sống đầy khát khao, hoài bão luôn vì dân vì nước. Ông là một nhà chính trị, nhà quân sư, nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của dân tộc. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là người phải chịu nhiều oan khiên thảm khốc hiếm có trong lịch sử.
>>> XEM NGAY: Hàn Mặc Tử - Nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ mới
3. Sự nghiệp sáng tác thơ, văn của Nguyễn Trãi
Sự nghiệp sáng tác thơ, văn của Nguyễn Trãi
Là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của dân tộc, Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị với nhiều thể loại như chính luận, thơ. Ngoài ra, ông còn có nhiều tác phẩm về địa lý, lịch sử nổi tiếng.
Về thể loại chính luận phải kể đến tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập. Quân trung từ mệnh tập là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những mẩu giấy giao thiệp với triều đình nhà Minh để thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là “địch vận”. Bình Ngô đại cáo là “áng thiên cổ hùng văn” viết bằng chữ Hán, lấy lời vua Lê Lợi, tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian lan để đi tới chiến thắng cuối cùng. Ngoài ra còn có khoảng 28 tác phẩm gồm phú, tấu, chiếu, lục, ký, biểu,...
Về lịch sử, bao gồm các ký sự ghi chép về 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (Tập Lam Sơn Thực lục) hay bài văn bia ở Vĩnh Lăng (Tác phẩm Vĩnh Lăng thần đạo bi) kể lại thân thế, sự nghiệp của nhà vua Lê Thái Tổ.
Trong lĩnh vực địa lý, có tác phẩm “Dư địa chí” được viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính, tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn có sự nghiệp văn thơ đồ sồ với những tác phẩm như Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Chí Linh sơn phú, Côn sơn ca,...nội dung thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và nhân dân.Trong đó, tác phẩm Ức Trai thi tập là cuốn tự thuật về chính bản thân tác giả, gồm 105 bài thơ được coi là tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi.
>>> XEM NGAY: Bà Triệu là ai? Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra như thế nào
4. Một số thông tin hữu ích khác về Nguyễn Trãi
4.1. Vợ Nguyễn Trãi là ai?
Theo tiểu sử cuộc đời Nguyễn Trãi có ghi lại, ông có 5 vợ:
● Bà Trần Thị Thành
● Bà Phùng Thị
● Bà Lê Thị
● Bà Nguyễn Thị Lộ
● Bà Phạm Thị Mẫn
4.2. Con Nguyễn Trãi là ai?
Nguyễn Trãi có 7 người con, đó là:
● Nguyễn Ứng.
● Nguyễn Phù.
● Nguyễn Bảng.
● Nguyễn Tích.
● Nguyễn Anh Vũ.
● Ông tổ chi họ Nguyễn ở Quế Lĩnh (Hải Dương).
4.3. Vì sao Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn?
Vì sao Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn?
Dưới thời vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi từng bị nghi kỵ, nhiều lần bắt giam vào ngục. Vua cũng giết hại những kẻ khai quốc công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo nên có rất nhiều đại thần cương trực đã xin về quê ở ẩn.
Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, vua Lê Thánh Tông lên ngôi khi mới còn nhỏ tuổi nên bọn quan xu nịnh, tham nhũng mặc sức hoành hành. Chứng kiến cảnh tượng đó, Nguyễn Trãi cáo quan về quê. Ông về quê ngoại Côn Sơn (Hải Dương) để ở ẩn.
4.4. Lý do Nguyễn Trãi mất?
Nguyễn Trãi và người thân 3 đời của ông đều chết vì vụ án oan Lệ Chi Viên. Sử sách ghi lại, vua Lê Thái Tông đi tuần rồi ngự lại nơi ở của Nguyễn Trãi. Vua Thái Tông yêu quý tài năng văn chương và sự xinh đẹp của Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi) nên cho hầu cạnh vua suốt đêm, sau đó vua qua đời. Nguyễn Thị Lộ bị buộc tội giết vua, gia đình Nguyễn Trãi vì thế phải chịu án “tru di tam tộc”.
Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, ban cho con trai Nguyễn Trãi, người sống sót duy nhất trong gia đình sau vụ án Lệ Chi Viên, là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan. Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.
Mặc dù vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi, người bị nghi là hung thủ chính, chưa được vua minh oan. Sử sách không nhắc gì đến việc này.
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học và tư tưởng. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh nhật, UNESCO đã công nhận ông là Danh nhân văn hóa Thế giới. Đồng thời ông còn được vinh danh là một trong 14 vị anh hùng của dân tộc.