0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Nguyễn Du

Nguyễn Du là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị, nổi bật nhất là tác phẩm Truyện Kiều

Nguyễn Du là đại thi hào đầu tiên của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với hoạt động sáng tác văn thơ với nhiều tác phẩm xuất sắc. Đại thi hào Nguyễn Du là một người có trình độ học vấn cao, vận dụng sáng tạo nhiều thể thơ khác nhau, để lại cho nền văn học Việt Nam khối lượng tác phẩm đồ sộ, nhiều tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.

1. Nguyễn Du là ai? Cuộc đời Nguyễn Du

Nguyễn Du là ai? Cuộc đời Nguyễn Du

Nguyễn Du là ai? Cuộc đời Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776) quê tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh làm đến chức quan Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Bắc Kinh - Bắc Ninh.

Sinh ra trong thời loạn lạc, lớn lên gặp nhiều gian nan, cuộc đời của Nguyễn Du đi qua không biết bao nhiêu sóng gió, khó khăn. Chính từ những khó khăn, truân chuyên ấy đã hun đúc trong ông một tấm lòng nhân nghĩa.

1.1. Tuổi thơ đầy mất mát, đau thương trong gia đình quyền quý

Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ. Thuở nhỏ, ông sống trong nhung lụa nhưng cuộc sống này kéo dài không quá 10 năm. Năm 9 tuổi, cha ông là Nguyễn Nghiễm trong lần cùng với Hoàng Nguyễn Phúc dẫn quân đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã lâm trận bạo bệnh và mất trong lúc dưỡng thương tại quê nhà.

Đến năm 12 tuổi, thân mẫu của ông là Trần Thị Tần cũng qua đời. Ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy, Nguyễn Khản hơn Nguyễn Du 31 tuổi), đương là trấn thủ Sơn Tây.

Sau đó ít lâu, anh của Nguyễn Du bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý và bị giam ở nhà Châu quận công, ông được người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tấn nhận nuôi và đến ở tại Sơn Nam Hạ.

Tuổi thơ của Nguyễn Du gắn liền với những mất mát, đau thương; chứng kiến quá nhiều sự ly biệt, cái chết của người thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông.

1.2. Mười năm gió bụi tác nên một đời văn vĩ đại

Được Đoàn Nguyễn Tấn nuôi học, Nguyễn Du đã đỗ Tú tài trong kỳ thi Hương ở Sơn Nam năm Quý Mão rồi lấy Đoàn Thị Huế - con gái quan Ngự Sử Đoàn Nguyễn Thục làm vợ, mở ra những năm tháng lưu lạc đầy sóng gió nơi đất Bắc.

Năm 1789, Nguyễn Huệ bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà

Năm 1789, Nguyễn Huệ - một trong ba thủ lĩnh nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc, đánh tan 29 vạn quân Thanh sang chiếm Đại Việt. Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766 - 1793) nhưng không kịp nên đã trở về quê vợ ở Quỳnh Côi - Thái Bình sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn.

Hành trình cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du

Hành trình cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh hoạt động mạnh ông định gia nhập nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy bắt giữ  3 tháng. Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh ông sống chật vật một khoảng thời gian.

Đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung nay thuộc Khoái Châu Hưng Yên). Tháng 11/1802, làm Tri phủ Thường Tín Hà Tây (nay là Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du đảm nhiệm nhiều chức vụ, công việc quan trọng khác nhau như:

Năm 1803: Đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh

Năm 1805: Thăng hàm Đông Các điện học sĩ

Năm 1807: Làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương

Năm 1809: Làm Cai bạ dinh Quảng Bình

Năm 1813: Thăng Cần Chánh điện học sĩ giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc

Năm 1814: Giữ chức Hữu tham tri Bộ Lễ

Năm 1820: Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc nhưng chưa kịp lên đường thì ông mất ở kinh đô Huế vào ngày 10/8 năm Canh Thìn tức ngày 18/9/1820.

Trước những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà và sự phát triển văn hóa của nhân loại, tháng 12/1964 tại Berlin (Đức) Hội đồng Hòa Bình thế giới đã tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du. Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã chính thức vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du

2.1. Phong cách sáng tác của Nguyễn Du

Sống trong giai đoạn đất nước hoạn nạn, gặp nhiều khó khăn nên thơ văn của Nguyễn Du phản ánh khái quát sự tàn bạo của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc bén ông đã khắc họa được sự bất công, chà đạp lên người lao động, đòi quyền sống của con người.

Nguyễn Du là một người tài giỏi, thành thục rất nhiều thể thơ của Trung Quốc từ thơ lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn,...nên đã vẽ lên một bức tranh đầy cảm sức bằng ngôn từ đề cao quyền sống, quyền tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Nguyễn Du là người đầu tiên có thể “nhìn thấu” được thân phận người phụ nữ có sắc, có tài nhưng phải sống trong sự mưu mô, toan tính. Dòng văn của Nguyễn Du chủ yếu bao quát về nhân sinh - thế sự.

Thơ và truyện của Đại thi hào Nguyễn Du luôn nhiều màu sắc, sức sống dồi dào, đường nét phong phú. Những tác phẩm chữ Hán của ông rất nhiều nhưng mãi đến năm 1959 thì mới được nhà nho là Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch.

2.2. Các tác phẩm của Nguyễn Du

Các tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du

Các tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là một nhà thi hào của dân tộc, sống hết mình vì đất nước, chất chứa tình thương yêu với con người, khát khao mãnh liệt về cuộc sống bình yên cho dân tộc, đất nước. Những tác phẩm ông để lại sánh ngang với văn học nước ngoài. Ở bất kỳ tầng lớp nào thì mọi người đều cảm nhận được tình người, thấy được xã hội đồng tiền và vật chất quan trọng như thế nào trong từng câu thơ.

Nguyễn Du để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ cả chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm:

Sáng tác chữ Hán

● “Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, chủ yếu viết trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

● “Nam trung tạp ngâm” gồm 40 bài thơ, làm từ năm 1805 - 1812 được viết khi ông làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương phía Nam Hà Tĩnh.

● “Bắc hành tạp lục” gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc

Sáng tác chữ Nôm

● “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới về nôi đau đứt ruột) chính là tác phẩm Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát.

● “Văn chiêu hồn” nguyên tên là “Văn tế thập loại chúng sinh” nghĩa là Văn tế mười loại người, là một ngâm khúc gồm có 184 câu viết theo thể thơ song thất lục bát.

● “Thác lời trai phường nón” gồm 48 câu được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

● “Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ” gồm 98 câu theo lối văn tế

● …

2.3. Truyện Kiều - Tác phẩm tiêu biểu nhất của Đại thi hào Nguyễn Du

Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, nguyên tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc. Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc dưới thời nhà Minh nhưng Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống.

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Du

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Du

Truyện Kiều gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều - người con gái tài sắc vẹn toàn phải bán mình để chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.

Về giá trị hiện thực, tác phẩm đã phơi bày bộ mặt của xã hội phong kiến bất công, tàn bạo. Đồng thời cũng phản ánh nỗi đau khổ, sự bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.

Về giá trị nhân đạo, Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ca ngợi vẻ đẹp của con người. Nguyễn Du đã thể hiện được ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn rất khắc nghiệt. Bên cạnh đó còn là tiếng nói lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người điển hình qua các nhân vật như Mã Giám Sinh, Tú Bà,...Đó còn là sự tàn phá, hủy diệt của đồng tiền trong thay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi trắng thay đen, biến con người thành hàng hóa để mua bán, chà đạp.

Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân; tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh của thành tựu văn học nghệ thuật dân tộc trên phương diện ngôn từ, thể loại. Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên cho đến khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lý con người. Người ta vẫn thường nói “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”.

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần không nhỏ đưa văn học Việt Nam phát triển, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng trong đó tiếng Pháp có trên 15 bản dịch, tiếng Anh và tiếng Hán có trên 10 bản và tiếng Nhật 5 bản.

3. Khu di tích thờ Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích Nguyễn Du là một trong những địa điểm thăm quan văn hóa - du lịch nổi tiếng. Được xây dựng năm 1825 tại quê nhà của ông ở xóm Tiền Giáp. Năm 1962, khi quyết định thành lập khu di tích, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã cho phục dựng, làm mới nhiều công trình. Di tích Nguyễn Du có tổng diện tích khoảng 28.562m2 ở thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Khu di tích Nguyễn Du nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn tại Tiên Điền. Quần thể di tích dòng họ Nguyễn gồm nhiều di tích khác nhau như đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; mộ Đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng và nhà thờ Nguyễn Du.

Bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du tại khu di tích Nguyễn Du ở tỉnh Hà Tĩnh

Bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du tại khu di tích Nguyễn Du ở tỉnh Hà Tĩnh

Nổi bật tại khu di tích đó là bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao 4 mét (tính từ bệ tượng lên đến đỉnh tưởng), tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào. Khu bảo tàng và nhà tiếp khách có lưu giữ hơn 1000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn. Và ở khu trưng bày sách có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu về sự nghiệp của Nguyễn Du. Đặc biệt hơn, nơi đây còn có 47 bản sưu tập Truyện Kiều bằng tiếng Hán và chữ Nôm được số hóa từ bản Truyện Kiều 1866.

Khu di tích Nguyễn Du lưu giữ, trưng bày nhiều tác phẩm của Đại thi hào

Khu di tích Nguyễn Du lưu giữ, trưng bày nhiều tác phẩm của Đại thi hào

Trên đây là những thông tin về đại thi hào Nguyễn Du, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nguyễn Du là thi hào Việt Nam đầu tiên đi vào lịch sử văn hóa nhân loại, ông còn là danh nhân văn hóa được cả thế giới biết đến và công nhận. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!