Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Lễ Hằng Thuận là gì? Quy trình 3 bước tổ chức nghi thức lễ Hằng Thuận

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Hôn nhân chính là giai đoạn quan trọng phát triển từ tình yêu của hai người. Để ra mắt họ hàng, bạn bè hai bên, người ta thường tổ chức một bữa tiệc lớn hay còn gọi là lễ cưới. Đây là thủ tục vô cùng quan trọng và cần thiết để minh chứng cho sợi dây gắn kết quãng đời về sau này. Mỗi nơi có cách tổ chức lễ cưới cưới khác nhau. Một số nơi sẽ tổ chức lễ hằng thuận, vậy lễ hằng thuận là gì?Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin quan trọng về phong tục này nhé.

1. Giải đáp lễ hằng thuận là gì?

Như đã nói, lễ hằng thuận là một trong những nghi thức quan trọng thường được tổ chức trong dịp lễ cưới. Có thể hiểu hằng chính là sự vĩnh hằng, trường tồn lâu dài theo thời gian. Còn thuận ý chỉ hai vợ chồng sau này sẽ sống hòa thuận vui vẻ và yêu thương nhau. Khi kết hợp hai từ lại với nhau sẽ tạo nên ý nghĩa rằng chúc cho mối quan hệ vợ chồng luôn tốt đẹp.

Lễ hằng thuận là một trong những nghi thức quan trọng

Lễ hằng thuận là một trong những nghi thức quan trọng

Lễ hằng thuận cũng được coi như một lễ cưới. Nhưng khác với lễ cưới truyền thống được tổ chức tại nhà, nghi thức này lại được tổ chức tại ngôi chùa thiêng liêng. Người chủ trì lễ hội hằng thuận này chính là nhà sư hoặc sư trụ trì tại đây.

Để hiểu rõ lễ hằng thuận là gì, bạn cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc của nó. Theo lời của ông cha ta, nghi lễ cưới xin này được bắt nguồn từ những tín ngưỡng của Phật giáo. Trước đây rất ít người biết đến nghi lễ này, nhưng hiện nay, lễ hội hằng thuận ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người thực hiện bởi nó mang ý nghĩa cực kỳ tốt đẹp.

Theo Lôi Phong tổng hợp từ nhiều nguồn tin, thầy Nguyễn Trọng Thuật có bút danh là Nam Tử chính là người đã phát minh ra nghi lễ trang trọng này. Thầy cho biết, hôn lễ được tổ chức dưới giám sát và sự chứng kiến của Đức Phật sẽ giúp đôi vợ chồng nhận thấy phải có trách nhiệm vun vén, xây dựng hạnh phúc này. Lễ Hằng Thuận đầu tiên được ra tại chùa Từ Đàm ở Huế.

Giải đáp lễ hằng thuận là gì?

Giải đáp lễ hằng thuận là gì?

2. Lễ hội hằng thuận có ý nghĩa gì đối với hạnh phúc hôn nhân?

Ngày nay, lễ hằng thuận đang được rất nhiều cặp đôi phật tử lựa chọn để cầu mong bình an, hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân sau này. Vậy ý nghĩa của nghi lễ hằng thuận là gì?

Theo số liệu thống kê được, tuy hôn nhân được xây dựng từ nền tảng vững chắc là tình yêu nhưng chỉ có khoảng 30% cặp vợ chồng cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống này. Có rất nhiều người chưa hiểu hết trách nhiệm vun vén tổ ấm đã vội vàng tiến tới hôn nhân, đặc biệt là các bạn trẻ. Gây ra sự chênh lệch khá lớn trong đời sống vợ chồng.

Lễ hội hằng thuận có ý nghĩa gì đối với hạnh phúc hôn nhân?

Lễ hội hằng thuận có ý nghĩa gì đối với hạnh phúc hôn nhân?

Trong tổng 30% các cặp vợ chồng này thì có tới 95% là gia đình theo Phật. Đây là một tín hiệu cực kỳ đáng mừng. Để đạt được con số cao như thế này, lễ hằng thuận đóng một vai trò cực kỳ lớn và quan trọng. Ý nghĩa của lễ hằng thuận gồm có ba ý chính, cụ thể:

● Lễ ăn hỏi và cưới xin là do hai bên gia đình tự nguyện tổ chức, không ai tácđộng hay bắt ép. Chứng tỏ cô dâu và chú rể đã hiểu rõ được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi tiến tới hôn nhân và muốn khẳng định với Đức Phật.

● Cô dâu và chú rể khi tổ chức lễ hằng thuận sẽ được nghe chủ hôn dành những lời khuyên chân thành, thấu cảm. Những chia sẻ này sẽ là kiến thức và là hành trang vững chãi cặp vợ chồng có thể tự tin bước vào hôn nhân.

● Khi được chứng kiến bởi Đức Phật, cô dâu và chú rể sẽ nhận thức được sự thiêng liêng của hôn nhân.

3. Tổ chức lễ hội hằng thuận tốn bao nhiêu chi phí?

Ngoài lễ hằng thuận là gì, được tổ chức như thế nào, chi phí tổ chức cũng là vấn đề được rất nhiều người tìm hiểu. Thật ra, việc tổ chức lễ hội hằng thuận tốn kém hay không còn tùy thuộc mong muốn và kinh tế của mỗi cặp đôi. Nhưng nhìn chung, chi phí để tổ chức một buổi lễ này thường không quá tốn như mọi người vẫn nghĩ.

Chi phí để tổ chức buổi lễ gồm có chi phí thực hiện nghi lễ và chi phí cúng lễ. Trong đó, chi phí để tổ chức và trang trí chính điện - là nơi tổ chức buổi lễ thường tốn khoảng ​​2 - 3 triệu đồng. Nếu muốn trang trí lung linh hơn thì có thể bỏ thêm tiền.

Còn về chi phí cúng lễ, chủ hôn sẽ đưa cho nhà chùa một khoản tiền tùy tâm để các sư thầy chuẩn bị đồ cúng dâng Phật như hoa quả, bánh kẹo, hương khói… Cũng tùy vào kinh tế của mỗi gia đình để đưa cho nhà chùa, tốn khoản 5 triệu đồng. Ngoài ra, bạn còn phải chi thêm một khoản đó là chi phí  tổ chức cỗ chay mời mọi người sau lễ. Về phần này, gia đình sẽ trực tiếp lựa chọn và đặt món.

Tổ chức lễ hội hằng thuận tốn bao nhiêu chi phí?

Tổ chức lễ hội hằng thuận tốn bao nhiêu chi phí?

Trước khi tổ chức lễ hội hằng thuận, nhân vật chính là cô dâu và chú rể sẽ phải chọn ngày lành tháng tốt để diễn ra buổi lễ. Tiếp theo, có thể tự tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến ​​của sư trụ trì trong chùa về những thứ cần chuẩn bị, cách thức tổ chức lễ. Khoảng 3-5 ngày trước khi buổi lễ diễn ra, cặp đôi sẽ được các sư thầy giảng về đạo lý hôn nhân để có thêm kiến thức về cuộc sống vợ chồng.

Về cơ bản, các bước để tổ chức lễ hằng thuận tương tự như cách tổ chức một lễ cưới truyền thống. Các bước chính của buổi lễ bao gồm mục tuyên bố lý do, tiếp theo là cầu phúc cho đôi uyên ương, tiết mục trao nhẫn cưới và cuối cùng là nhận lời chúc phúc của những người dự lễ cưới.

Cô dâu và chú rể sẽ phải chọn ngày lành tháng tốt để diễn ra buổi lễ

Cô dâu và chú rể sẽ phải chọn ngày lành tháng tốt để diễn ra buổi lễ

4. Quy trình 3 bước tổ chức nghi thức của lễ hằng thuận

Thời gian diễn ra buổi lễ lễ hằng thuận không quá dài, chỉ thường kéo dài khoảng 45 - 60 phút. Có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn một xíu tùy theo điều kiện tổ chức và quy định của chùa cũng như là các cặp đôi. Quy trình diễn ra lễ hội hằng thuận gồm ba bước chính như sau:

4.1 Bước 1: Ổn định chỗ ngồi để tiến hành tổ chức buổi lễ

Nhân vật chính là cặp đôi sắp kết hôn sẽ quỳ trước bàn dài tại chính điện của nhà chùa. Đây là nơi thực hiện không biết bao nhiêu lần kết duyên. Cô dâu và chú rể sẽ hướng tâm về nơi thờ đạo Phật. Đồng thời, lắng nghe và làm theo hướng dẫn của vị hòa thượng làm chủ hôn.

Hai bên chính điện sẽ là chỗ ngồi của người thân, bạn bè hay bên gia đình. Quy tắc ngồi là “nam tả, nữ hữu”. Tức là, người bên nhà cái sẽ đứng phía bên trái, còn nhà gái sẽ đứng bên phải.

Lễ hằng thuận cũng được coi như một lễ cưới

Lễ hằng thuận cũng được coi như một lễ cưới

Nếu cô dâu chú rể chưa có pháp danh, chủ trì buổi lễ sẽ làm lễ quy y trước khi tổ chức. Còn nếu đã có pháp danh rồi, sư thầy sẽ bắt đầu tuyên bố lý do tổ chức buổi lễ, giới thiệu hai bên và mời đại diện lên có đôi lời phát biểu.

4.2 Bước 2: Tiến hành thực hiện các nghi lễ chính của lễ hằng thuận

Nếu bạn chưa biết thì nghi thức chính của buổi lễ hội hằng thuận thường được tổ chức qua bốn bước, bao gồm:

Sau khi ổn định xong, sư thầy sẽ yêu cầu cô dâu và chú rể lần lượt đọc lời nguyện mà cả hai đã chuẩn bị từ trước. Sau đó, cùng nhau lắng nghe lời giảng đạo của chủ trì buổi lễ. Chủ yếu là các luân thường đạo lý trong cuộc sống hôn nhân, gia đình và ngoài xã hội.

Tiếp theo, vị chủ hôn sẽ lấy sợi dây tơ hồng được làm bằng chất liệu ruy-băng, len hoặc lụa màu đỏ buộc vào tay của hai người. Mục đích là để thể hiện sự liên kết, gắn bó trọn đời và luôn yêu thương nhau của đôi bạn trẻ.

Bước thứ ba, cô dâu và chú rể sẽ thực hiện nghi lễ niệm ân cha mẹ của hai bên. Đây là cách để họ thể hiện tấm lòng yêu thương, biết ơn công lao sinh của đấng sinh thành. Sau đó là đến tiết mục “phu thê giao bái” rồi trao nhẫn cưới cho nhau để đánh dấu chủ quyền. Cặp đôi tiếp tục ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn và lắng nghe sư thầy giải thích ý nghĩa hành động trao nhẫn.

Cuối cùng, đại diện của gia đình cô dâu và chú rể sẽ có vài lời phát biểu để thể hiện tình cảm với đôi vợ chồng và chỉ bảo cách xây dựng một gia đình hạnh phúc,ấm êm. Kết thúc buổi lễ là gia đình và nhà chùa tặng hoa, tặng quà cho nhau.

Quy trình 3 bước tổ chức nghi thức của lễ hằng thuận

Quy trình 3 bước tổ chức nghi thức của lễ hằng thuận

4.3 Bước 3: Đãi tiệc khách tham dự lễ hằng thuận

Bước cuối cùng là hai bên cùng nhau tham gia bữa tiệc thân mật để trở nên gắn kết hơn. Khi nghi thức của buổi lễ kết thúc, các vị khách cùng sư thầy tại chùa sẽ di chuyển đến địa điểm ăn tiệc. Có thể là một bữa tiệc chay hoặc trà bánh nhẹ nhàng để tỏ lòng cảm ơn sự nhiệt tình của quan khách và nhà chùa.

Nếu lễ hằng thuận được tổ chức sau khi làm lễ xin dâu tại nhà gái, một buổi tiệc ngọt sẽ là lựa chọn tốt nhất. Bởi có thể tiết kiệm được thời gian cho hai bên để kịp giờ tổ chức thì lễ thành hôn tại nhà trai.

Còn nếu buổi lễ được tổ chức sau khi kết thúc lễ thành hôn tại nhà cái. Gia đình có thể đãi mọi người một bữa tiệc chay thân mật ngay tại khuôn viên của nhà chùa. Có thể chọn các món ăn được chế biến từ rau củ quả như đậu phụ, rau, nấm, mộc nhĩ, khoai, ngũ cốc…

5. Thời điểm thích hợp để tổ chức lễ hằng thuận

Để tiện cho khách mời và việc trang trí, gia đình nên tổ chức buổi lễ này trùng với ngày tổ chức lễ cưới. Hoặc có thể lùi lại 1 - 2 ngày nếu có lý do bất khả kháng. Để tránh tình trạng nhà chùa kín lịch, gia đình có thể đề xuất thời gian tổ chức với các sư thầy trước 5 - 7 ngày để có thể sắp xếp hợp lý.

Thời điểm thích hợp để tổ chức lễ hằng thuận

Thời điểm thích hợp để tổ chức lễ hằng thuận

6. Một số lưu ý cần biết khi chuẩn bị tổ chức lễ hằng thuận

Để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo nhất, cô dâu và chú rể cần chú ý đến phong cách trang trí lễ, trang phục của nhân vật chính, các khách mời tham dự buổi lễ, cụ thể:

Về khâu trang trí chính điện của buổi lễ hằng thuận sẽ được các sư thầy trong nhà chùa hỗ trợ giúp. Một số nhà chùa sẽ cho gia đình tự lựa chọn kiểu trang trí, màu sắc, các loại hoa và thực đơn tiệc chay theo ý thích.

Trang phục rất quan trọng trong buổi lễ hằng thuận

Trang phục rất quan trọng trong buổi lễ hằng thuận

Cô dâu chú rể và những quan khách cần chọn trang phục lịch sự, màu sắc nhẹ nhàng, phù hợp với khuôn viên của nhà chùa. Cô dâu và chú rể có thể chọn áo dài truyền thống với họa tiết đơn giản. Còn khách tham dự nên chọn trang phục nhã nhặn, có thiết kế đơn giản và lịch sự như đầm, vest…

Một số lưu ý cần biết khi chuẩn bị tổ chức lễ hằng thuận

Một số lưu ý cần biết khi chuẩn bị tổ chức lễ hằng thuận

Lễ hằng thuận được ví như những nét đẹp của tín ngưỡng tôn giáo. Là nghi thức quan trọng của những người theo đạo Phật. Hôn nhân khi kết hợp với đạo Phật sẽ tạo nên một nền tảng cực kỳ vững chắc cho cuộc sống hôn nhân của bạn.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger