0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại Thừa, được học giả phương Tây coi là một trong hai mươi Thánh thư phương Đông.

Kinh Pháp Hoa là một trong những bài kinh quan trọng, kinh điển của Phật giáo nên được xếp vào là “vua trong các kinh”. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của kinh Pháp Hoa trong các nội dung thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.vn

1. Kinh Pháp Hoa là gì?

Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Là một trong những bộ kinh Đại Thừa quan trọng, được lưu truyền rộng rãi ở các nước Á Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tương truyền, kinh Pháp Hoa được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trước khi nhập Bàn Niết - bàn, tức là chặng đường cuối của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh (ngũ thời giáo): Hoa Nghiêm, A - hàm, Phương Quảng, Bát Nhã, Pháp Hoa - Niết Bàn (theo quan niệm của Thiên Thai Tông).

Kinh Pháp Hoa trình bày nhiều quan điểm của Phật giáo Bắc Tông và có nhiều ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái khác của Đại thừa như Thiên Thai tông, Thiền tông, Phật giáo Nichiren. Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Anh,....Các bản dịch đều dựa trên bộ kinh dịch từ tiếng Phạn của Cưu - ma -la - thập và có biến đổi ít nhiều. Bản tiếng Việt được sử dụng phổ biến nhất là bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Tiếng Phạn của kinh Pháp Hoa là Saddharmapundarika Sutra, được dịch ra tiếng Hán bởi nhiều dịch giả và nhiều bản khác nhau. Hiện nay còn lưu truyền 3 bản, đó là:

● Chánh Pháp Hoa Kinh - do Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, niên hiệu Vĩnh Khang tại Đôn Hoàng, gồm có 10 quyển.

● Diệu Pháp Liên Hoa Kinh - do Cưu - ma - la - thập dịch, vào đời Diêu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy và Long An (khoáng 396 - 397 Tây lịch) tại Trường An, gồm 7 quyển sau thêm thành 8 quyển.

● Diệu Pháp Liên Hoa Kinh - do hai ngài là Xà - na và Cấp - đa dịch vào đời Tùy, niên hiệu Nhân Thọ (khoảng 601 Tây lịch), tại chùa Đại Hưng Thiên, có 7 quyển.

Khi dịch từ Hán văn ra Việt Văn có 4 bản sau:

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Đàm Trung Còn dịch, xuất bản năm 1936. Bản dịch này dung hợp với bản Hán văn của Cưu - ma - la - thập và bản Pháp văn của Eugene Burnouf.

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, xuất bản năm 1948. Bản dịch này được dựa theo bản Hán văn của Cư - ma -la- thập.

● Pháp Hoa Huyền Nghĩa do Mai Thọ dịch, xuất bản năm 1964. Ông dung hợp nhiều bản Hán văn và Pháp văn để dịch.

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Diễn Giải Lục do Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch, xuất bản vào năm 1970. Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch nguyên bản chữ Hán và chú giải của Đại sư Thái Hư.

2. Nguồn gốc của kinh Pháp Hoa

Sau khi Phật diệt độ, tăng đoàn phát triển mạnh và phân bố rộng rãi toàn cõi Ấn Độ. Bên cạnh sự lớn mạnh của giáo đoàn, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau về Phật học nảy sinh. Sự khác biệt về hệ tư tưởng đã phân hóa các tăng đoàn thành 2 bộ phái chính đó là Thượng Tọa Bộ (gồm các bậc trưởng lão hòa thượng) và Đại Chúng Bộ (gồm những đại đức trẻ tuổi).

Nguồn gốc của kinh Pháp Hoa

Nguồn gốc của kinh Pháp Hoa

Phái Thượng Tọa Bộ có những quan điểm bảo thủ, khuynh hướng duy trì và chấp hành nghiêm ngặt giáo pháp nguyên thủy từ thủa sơ khai do Phật dạy. Còn phái Đại Chúng Bộ lại có quản điểm cấp tiến, thiên về sự phát triển của Phật pháp thông qua việc tiếp thu tinh hoa giáo lý nhiều tôn giáo khác nhau, vận dụng Phật pháp linh hoạt để phù hợp với mọi tầng lớp, giai cấp quần chúng.

Giáo lý nguyên thủy cho rằng, quả vị cao nhất là A - la - hán trong khi đó Đại Chúng Bộ là Phật quả (Phật Toàn giác); giáo pháp Đại Chúng Bộ có nhiều quan điểm, tư tưởng mới so với giáo pháp nguyên thủy: không tính, Tam thân Phật hay Phật tính,...Nội bộ 2 phái có sự phân hóa rõ ràng, sau thời gian dài phôi nghén đã nảy sinh nhiều bộ phái mới (khoảng 18 - 20 bộ phái khác nhau).

Phật giáo đã vượt xa khỏi biên cương lục địa Ấn Độ, truyền báo sang các vương quốc ở Trung Á, các đảo xa ở Ấn Độ Dương như Sri Lanka, Maldives,...thậm chí là chạm tới các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam,...

Mỗi phái bộ có vùng tập trung riêng, không ngừng hoàn thiện. Từ một hệ thống quan niệm nhân sinh gần gũi với mọi chúng sinh, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo với những triết lý vượt tầm của quần chúng, xa rời khỏi nhân dân. Bên cạnh đó, mầm mống Ấn Độ giáo đã nhen nhóm, cạnh tranh mạnh mẽ để giành lại những ảnh hưởng trong tư tưởng của nhân dân Ấn Độ. Nhiều giáo pháp tiếp tục du nhập các giáo lý mới, hình thành nên Phật giáo Đại thừa (Mahayana) và họ gọi các giáo phái còn lại là Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana)

Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ với những đỉnh cao về thành tựu lý luận thông qua dòng văn Bát - nhã, Bảo Tích, Duy - ma- cật Sở Thuyết Kinh, Hoa Nghiêm Kinh,...Các kinh điển này thể hiện góc nhìn mới mẻ, đa chiều về Phật giáo nhưng kèm theo đó là sự khích bác, chê bai và đôi khi là luận chiến với giáo lý Tiểu thừa. Họ xem xem những người tu hạnh Thanh văn, Duyên giác không phải là con Phật; coi Tiểu thừa là những kẻ đã nhận hạt giống giải thoát từ Đức Phật mà không chịu gieo trồng làm chủng tử ấy hư hoại, biến bất.

Kinh Pháp Liên Hoa dung hợp tất cả giáo lý truyền thống và mới mẻ của Phật giáo

Kinh Pháp Liên Hoa dung hợp tất cả giáo lý truyền thống và mới mẻ của Phật giáo

Chính từ những mâu thuẫn giữa các bộ phát đã đẩy Phật giáo vào sự suy thoái, yếu thế trước sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ giáo. Trước tình hình đó, kinh Pháp Hoa ra đời như sự xoa dịu, dung hợp tất cả giáo lý truyền thống và mới mẻ của Phật giáo. Kinh Pháp Hoa chấp nhận mọi pháp môn khác nhau, xem tất cả thừa đều là một Phật duy nhất với nhiều biểu hiện khác nhau, phù hợp với căn cơ của từng người.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh của Phật giáo Đại Thừa. Kinh Pháp Hoa được ví là “vua của các kinh” và bản thân trong phẩm Dược Vương Bồ - tát bản sự (phẩm 23) của kinh Pháp Hoa, Phật đã dạy Bồ - tát Tú Vương Hoa như sau:

“Này Tú Vương Hoa, trong các dòng nước như sông ngòi, kênh rạch thì biển là lớn nhất; trong các kinh thì kinh Pháp Hoa là lớn nhất. Lại như trong các núi non: thổ sơn, hắc sơn, núi Tiểu Thiết - vi, núi Đại Thiết - vi thì núi Diệu Cao là bậc nhất, kinh Pháp Hoa này cũng thế, ở trong các kinh rất là bậc thượng. Lại như trong các ngôi sao, Mặt Trăng là bậc sáng nhất; kinh Pháp Hoa này cũng thế, ở trong muôn trùng của các kinh Pháp, rất là sáng. Lại như Mặt Trời hay trừ các chỗ tăm tối, kinh này cũng thế, hay phá tất cả sự tăm tối, bất thiệt. Lại như trong các vua nhỏ, Chuyển Luân Thánh Vương là bậc nhất đế vương; Kinh này cũng như thế, ở trong các Kinh luôn là bậc tôn hơn cả. Lại như Đế Thích là vua trong tam thập tam cõi trời; Kinh này cũng như thế là vua trong các kinh”

3. Ngôn ngữ, cấu trúc và nội dung kinh Pháp Hoa

3.1. Ngôn ngữ, cấu trúc của kinh Pháp Hoa

Ngôn ngữ kinh Pháp Hoa sử dụng để diễn đạt mục tiêu không phải là sự kiện bên ngoài mà là sự thật ẩn chứa bên trong. Đó là ngôn ngữ mang tính biểu tượng; hay nói cách khác ngôn ngữ kinh Pháp Hoa là ngôn ngữ biểu tượng.

Cấu trúc kinh Pháp Hoa được trình bày theo hình thức chương, hồi. Toàn kinh có 7 quyển, 28 phẩm, cụ thể:

1. Phẩm Tựa;

2. Phẩm Phương Tiện;

3. Phẩm Thí Dụ;

4. Phẩm Tín Giải;

5. Phẩm Dược Thảo Dụ;

6.Phẩm Thụ Ký;

7. Phẩm Hóa Thành Dụ;

8. Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thụ Ký;

9. Phẩm Học Vô Học Thụ Ký;

10. Phẩm Pháp Sư;

11. Phẩm Hiện Bảo Tháp;

12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa;

13. Phẩm Trì;

14. Phẩm An Lạc Hạnh;

15. Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất;

16. Phẩm Như Lai Thọ Lượng;

17. Phẩm Phân Biệt Công Đức;

18. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức;

19. Phẩm Công Đức Pháp Sư;

20. Phẩm Thường Bất Khinh Bồ tát;

21. Phẩm Như Lai Thần Lực;

22. Phẩm Chúc Lũy;

23. Phẩm Dược Vương Bồ tát;

24. Phẩm Diệu Âm Bồ tát;

25. Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát;

26. Phẩm Đà la ni;

27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự;

28. Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến Phát.

3.2. Nội dung kinh Pháp Hoa

Nội dung kinh Pháp Hoa

Nội dung kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa được giới thiệu qua 2 hình thức, đó là:

Giới thiệu kinh qua chủ đề “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”: Phẩm Tựa trình bày tổng quát hiện tượng về bản thể của vũ trụ pháp giới. Từ phẩm 2 đến phẩm 10 là khai Phật tri thức. Phẩm 11 là thị Phật tri kiến; phẩm 12 đến 22 là ngộ Phật tri kiến. Phẩm từ 23 - 28 là nhập Phật tri kiến.

Giới thiệu kinh Pháp Hoa qua khái niệm về Tích môn và Bản môn của tông Thiên Khai. Kinh Pháp Hoa chia làm 2 phần: 14 phẩm đầu thuộc Tích môn, 14 phẩm sau thuộc Bản môn.

● Phần Tích môn: Tích môn là phần giáo lý nói về dấu tích của Đức Phật, có sinh ra, lớn lên, xuất gia, thành đạo, nhập diệt, dạy giáo lý thoát khổ ở cõi trên thế gian này. Trong kinh, phần nào thuyết pháp ở núi Linh Thứu thì thuộc về Tích môn, còn gọi là Chân lý tương đối.

● Phần Bản môn: Bản môn là phần gốc, là nền tảng của Tích môn. Có nghĩa là Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Phật hiện hữu suốt chiều dài của thời gian, phổ biến cả ở không gian. Chân lý của Bản môn là tuyệt đối. Nhờ giáo lý Bản môn mà lý giải tất cả chúng sinh đều thành Phật bởi tất cả chúng sinh đều có Phật tướng. Đây chính là điểm đặc thù của kinh Pháp Hoa.

>>> Xem hoặc tải về bản PDF: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa theo Thích Trí Tịnh dịch

4. Vai trò của kinh Pháp Hoa

Như đã thông tin ở trên kinh Pháp Hoa là “vua của các kinh” nên giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những đặc điểm đã đưa kinh Pháp Hoa lên ngôi vị cao nhất trong hệ thống kinh điển Đại Thừa đó chính là khả năng dung hợp, chấp nhận mọi bộ phái trong đạo Phật.

Vai trò của kinh Pháp Hoa

Vai trò của kinh Pháp Hoa

Đại Phật có nhiều bộ phái khác nhau. Khi Đại thừa Phật giáo xuất hiện thường chỉ trích Phật giáo Tiểu thừa. Những người theo Đại thừa thì chê bai người theo Tiểu thừa là “Tiêu nha bại chủng”. Tức những người theo Tiểu thừa là người tiếp nhận hạt giống từ bi, trí tuệ, giải thoát, an lạc từ Phật mà không phát triển,  để những hạt giống đó trở thành những gì tốt đẹp cho nhân loại thì họ chỉ làm cho hỏng những hạt giống của Phật Pháp.

Kinh Pháp Hoa đóng vai trò quan trọng trong việc hàn gắn sự đổ vỡ của các trường phái Phật giáo. Mặt khác đặt lại giá trị của mọi đường lối tu tập nhất là giá trị tâm thức hướng thiện, hướng thượng của mọi chúng sinh. Sự tồn tại của Đức Phật là vĩnh cửu, mọi hiện tượng dưới con mắt người giác ngộ đều là biểu hiện của chân lý. Ý tưởng đó đã là nền tảng cho tư tưởng Đại Thừa và là con đường thực hành Bồ - tát hạnh.

Với đường lối dung hòa, tư tưởng phóng khoáng siêu thoát, kinh Pháp Hoa đã đạt được mục đích của mình đó là khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Có lẽ vì thế mà kinh được tôn thờ quý kính, hành trì và phổ biến một cách sâu rộng. Chính vì thế, kinh Pháp Hoa giữ vai trò rất lớn trong Phật giáo Đại Thừa.

Trên đây là những thông tin hữu ích về kinh Pháp Hoa, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về Phật pháp, quý bạn đọc hãy truy cập website loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.