0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Hàm Nghi - Cuộc đời nhiều thăng trầm của vị vua yêu nước

Lên ngôi năm 13 tuổi, Hàm Nghi là một trong những vị vua nhà Nguyễn yêu nước, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Hình ảnh vua Hàm Nghi gắn liền với “Chiếu Cần Vương”

Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Dù lên ngôi năm 13 tuổi nhưng vua Hàm Nghi đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước, kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp để rồi phải sống cuộc đời lưu đày trên đất khách. Những năm tháng lưu vong, vua Hàm Nghi luôn thể hiện rõ tinh thần dân tộc thông qua việc truyền dạy tinh thần đó cho những người con của mình.

1. Hàm Nghi là ai?

Hàm Nghi là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 3/8/1871, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Khi vua Kiến Phúc qua đời, Ưng Lịch lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.

Vua Hàm Nghi là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn

Vua Hàm Nghi là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn

Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào đấu tranh kéo dài đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem đi an trí ở Alger (Algeria) cho đến khi qua đời tại đây vào năm 1944. Do áp lực của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn không lập miếu hiệu cho ông.

2. Cuộc đời của vua Hàm Nghi

2.1. Lên ngôi vua năm 13 tuổi

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7/1883, các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành mọi việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác. Tuy nhiên, các vị đại thần này đều bị động trong việc tìm người trong hoàng gia có cùng trí hướng chống Pháp để đưa lên ngôi. Trước thời vua Hàm Nghi, vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều đi ngược lại với đường lối của chủ chiến hoặc mất sớm, trở thành những phần tử không thể không loại bỏ khỏi công việc triều đình.

Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình có lợi cho phái chủ chiến triều đình Huế. Đáng ra, người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi nhưng do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ rằng việc lập vị vua lớn tuổi sẽ mất đi quyền hành. Hơn nữa, hai người này đều có chủ chương tìm được vị vua ủng hộ lập trường chống pháp nên đã chọn Nguyễn Phúc Ưng Lịch tức vua Hàm Nghi.

Vua Hàm Nghi từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ở trong cung. Thế nên, khi thấy sứ giả đến đón Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên.

Lên ngôi vua khi mới 13 tuổi

Lên ngôi vua khi mới 13 tuổi

Ngày 12/6 năm Giáp Thân, tức ngày 2/8/1884, Nguyễn Phúc Ưng Lịch tiến vào điện Thái Hòa làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi, khi đó ông mới 13 tuổi.

2.2. Lãnh đạo phong trào Cần Vương

Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ 19 do sĩ phu, văn thân lãnh đạo; là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 - 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

Sau ngày ký hiệp ước Giáp Thân (6/6/1884), mâu thuẫn giữa phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt. Năm 1885, Tôn Thất Thuyết chủ trương thương thuyết với Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng đánh úp đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Bất ngờ bị đánh, quân Pháp thiệt hại nặng nề  nhưng do lực lượng chênh lệch, địch lại chiếm ưu thế về hỏa lực nên Tôn Thất Thuyết đã cho quân rút lui.

Sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết phát chiếu Cần Vương, kêu gọi dân chúng phò vua cứu nước.

Lãnh đạo phong trào Cần Vương (tranh vẽ)

Lãnh đạo phong trào Cần Vương (tranh vẽ)

Ở Tân Sở một thời gian, nhận thấy căn cứ này không đảm bảo cho việc kháng chiến lâu dài nên ngày 20/7/1885, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết tới Bảo Đài thuộc xã Thủy Ba, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình. Nhưng do quân Pháp đã phong tỏa cửa biển Nhật Lệ nên ngày 22/7/1885, vua Hàm Nghi phải quay trở về phủ thành Cam Lộ - Quảng Trị.

Ngày 26/7/1885, vua Hàm Nghi ngược thượng đạo vượt núi Mai Lĩnh để đến đồn Chấn Lào

Ngày 31/7/1885,vua rời Chấn Lào đến Bờ Cạn rồi tới đồn Quy Hợp thuộc huyện Hương Khê. Sau đó, nhà vua chọn sơn phòng Phú Gia - Hương Khê, tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày 19/9/1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương lần hai. Nhà vua và nghĩa quân được nhân dân Phú Gia hưởng ứng, che chở. Cảm kích trước tấm lòng của người dân nơi đây, trước khi rời khỏi sơn phòng Phú Gia đến đồn Ve - Quảng Bình (22/11/1885) vua Hàm Nghi đã ban tặng nhân dân Phú Gia một số báu vật gồm có 8 bộ áo mũ triều thần, 20 cờ long, 1 con voi bằng đồng, 2 con voi bằng vang, 2 thanh kiếm cán gỗ chạm khắc hình rồng phương,...Những báu vật đó vẫn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương nên đã tìm mọi cách để bắt vua Hàm Nghi với ý muốn dập tắt phong trào từ đầu não. Chúng dùng kế phản gián, mua chuộc Trương Quang Ngọc - người thủ hạ thân cận của vua Hàm Nghi. Ngày 1/11/1888, tại Quảng Bình, Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua Hàm Nghi giữa lúc mọi người đang ngủ say. Trong trận chiến bảo vệ vua, Tôn Thất Thiệp - con thứ của Tôn Thất Thuyết, cận vệ của vua Hàm Nghi huy hi khi mới 19 tuổi.

Giặc đưa vua Hàm Nghi xuống thuyền về Huế ngày 14/11/1888. Thực dân Pháp tìm mọi cách để mua chuộc, dụ dỗ ông làm cộng tác bù nhìn cho Pháp, chúng còn đề nghị đưa vua về Huế gặp gia đình, thăm vua Đồng Khánh nhưng vua Hàm Nghi thẳng thừng từ chối: “Tôi thân đã tù, nước đã mất còn dám nghĩ chi đến cha mẹ anh em gì nữa”.

2.3. Cuộc đời lưu đày, tẩy chay không học tiếng Pháp

Không mua chuộc được vua Hàm Nghi, năm 1889 thực dân Pháp đã đầy vua đi an trí tại Thủ đô  Alger của Algérie - thuộc địa của Pháp. Tại đây, vua Hàm Nghi sống trong ngôi biệt thự thuộc làng Enbia, ngoại ô Algérie. Lúc đầu, vua Hàm Nghi tẩy chay không học tiếng Pháp nhưng về sau nghĩ lại nếu không học thì không thể nào hiểu được văn hóa Pháp và thế giới nên đã nhanh chóng học và làm chủ tiếng Pháp.

 

Vua Hàm Nghi hiểu rõ văn chương, mĩ thuật Pháp nên đã trở thành một họa sĩ có tài. Dẫu vậy, vua vẫn giữ nguyên tập quán của dân tộc: đầu búi tó, quần the, áo dài Việt Nam.

Bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi

Bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi

Năm 1899, ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin. Về sau khi vẽ tranh, vua Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin. Hơn 100 năm sau, bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) của cựu hoàng phát hiện được dưới nghệ danh Xuân Tử khi bán đấu giá ở Paris ngày 24/11/2010 đã bán được với giá 8.800 euro

Vua Hàm Nghi sống tại Alger và mất năm 1944. Ông được chôn cất tại Thnac, Nouvelle-Aquitaine, Pháp. Vì áp lực của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn không lập miếu hiệu cho ông.

Mộ vua Hàm Nghi tại Pháp

Mộ vua Hàm Nghi tại Pháp

2.4. Gia đình và hậu duệ

Năm 1904, vua Hàm Nghi đính hôn với Marcelle Laloe - con gái của ông Laloe Chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.

Vua Hàm Nghi đính hôn với bà Marcelle Laloe

Vua Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có 3 người con đó là:

● Công chúa Như Mai sinh năm 1905 (mất năm 1999).

● Công chúa Như Lý (hoặc Như Luân)  sinh năm 1908 (mất năm 2005).

● Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910 (mất năm 1990).

Vua Hàm Nghi, vua Duy Tân và vua Thành Thái là 3 vị vua yêu nước, dám đấu tranh chống lại thực dân Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc. Tháng 5/2014, hài cốt vua Hàm Nghi ở làng Thonac (Pháp). Năm 2009, bài vị và di ảnh của vua Hàm Nghi được hội đồng Nguyễn Phúc tộc đưa về thờ tạ Thế Tổ Miếu (Hoàng thành Huế)

Với các thông tin trên đây về vua Hàm Nghi, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Niên hiệu Hàm Nghi của nhà vua được sử dụng để đặt tên cho nhiều tuyến phố, con đường và trường học tại Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Huế, Quảng Ninh, Hải Phòng,...