Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Gỗ Mun

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Đối với những người yêu thích gỗ nghệ thuật chắc hẳn sẽ biết đến gỗ Mun. Đây là dòng gỗ quý hiếm đang được liệt kê vào danh sách đỏ của nước ta hiện nay. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết về dòng gỗ này hãy cùng Lôi Phong tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Gỗ mun là gỗ gì?

Gỗ mun là loại gỗ được khai thác từ cây Mun với màu đen đặc trưng, có đường vân đều, đẹp, thớ gỗ chắc chắn và rất nặng. Dòng gỗ này mang giá trị kinh tế cao được sử dụng trong việc gia công, chế tạo những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp.

Cây mun khi trưởng thành lấy gỗ sẽ có chiều cao từ 10 - 15 mét, đường kính tầm 0,3 tới 0,5 m. Cây có vỏ màu đen tuyền và nứt dăm dọc phần thân. Cây mun sinh trưởng chủ yếu tại các tỉnh thành của Việt Nam như Hà Giang, Tuyên Quang, Khánh Hoà, Nghệ An… Ngày nay cây gỗ Mun cũng đã được trồng ở nhiều nước tại khu vực Châu Phi như Ấn Độ, Ai Cập, Nam Phi…

Cây mun khi trưởng thành lấy gỗ có chiều cao từ 10 - 15 mét

Cây mun khi trưởng thành lấy gỗ có chiều cao từ 10 - 15 mét

2. Gỗ mun thuộc nhóm mấy? Có quý không?

Dựa vào đặc điểm phân chia các nhóm gỗ tại Việt Nam, gỗ Mun thuộc vào nhóm I, đây là nhóm gỗ quý của nước ta và cùng loại với một số dòng gỗ quý hiếm khác như gỗ gụ, gỗ hương, gỗ hoàng đàn, gỗ cẩm lai…

Những cây gỗ mun đều có đặc điểm chung là có khả năng kháng tuyệt đối mối mọt, sâu đục thân và có độ bền vượt trội theo thời gian. Độ chắc của gỗ cao nên nó sẽ không bị cong vênh và khó bị trầy xước. Càng sử dụng lâu bạn càng cảm nhận thấy độ sáng bóng của dòng gỗ này. Những sản phẩm được làm từ gỗ mun có thời gian sử dụng cao lên tới vài chục năm, có những đồ vật sử dụng lên tới hàng trăm năm mới phải thay thế.

Với những đặc điểm này có thể thấy gỗ cây mun là loại gỗ tốt, quý hiếm mà khó có dòng gỗ nào sánh lại được. Hiện nay gỗ mun đang được ghi vào danh sách đỏ của nước ta và nó đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng bởi việc khai thác quá mức của con người. Chính vì vậy Việt Nam đã có chính sách cấm khai thác và xuất khẩu loại gỗ quý này.

Gỗ mun thuộc nhóm gỗ quý hiếm với những đặc điểm vô cùng nổi bật

Gỗ mun thuộc nhóm gỗ quý hiếm với những đặc điểm vô cùng nổi bật

3. Đánh giá ưu và nhược điểm của gỗ mun

Mặc dù là dòng gỗ quý hiếm nhưng nó vẫn có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin có liên quan đến loại gỗ này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

3.1. Ưu điểm nổi bật nhất của gỗ mun

Nhắc tới gỗ cây mun bạn không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật đó là:

● Đây là dòng gỗ không bị mục, không bị mối mọt ăn mòn, khó bị xước bởi tác động của ngoại lực bởi chất gỗ cứng, chắc chắn.

● Độ bền của gỗ cao bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo bị hư hỏng. Càng sử dụng lâu gỗ càng toát lên được độ sáng bóng và bền bỉ.

● Gỗ không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc.  Chính vì vậy hiện nay đang được sử dụng nhiều trong việc làm đồ thờ, được dùng để làm bùa may mắn, bùa trừ tà…

Gỗ không bị mối mọt ăn, có độ bền vượt trội theo thời gian

Gỗ không bị mối mọt ăn, có độ bền vượt trội theo thời gian

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những lợi thế nổi bật trên thì gỗ mun cũng còn tồn tại một vài nhược điểm nhất định mà bạn nên biết đó là:

● Dòng gỗ này thường xảy ra tình trạng nứt vết chân chim nếu để ở ngoài thời tiết quá nắng nóng hay hanh khô.

● Thời gian sinh trưởng và phát triển của gỗ chậm mà lượng khai thác ngày càng nhiều nên lượng gỗ được cung cấp ra thị trường không có nhiều. Chính điều này đã khiến cho giá thành của sản phẩm khá cao và phần lớp chỉ phù hợp với phân khúc khách hàng có điều kiện

● Gỗ có độ cứng cao nên trong quá trình chế tác thợ thủ công gặp phải khó khăn.

Giá thành của gỗ cao khiến nhiều người khó có thể sở hữu

Giá thành của gỗ cao khiến nhiều người khó có thể sở hữu

4. Phân loại chi tiết gỗ mun trên thị trường hiện nay

Gỗ mun trên thị trường xuất hiện với nhiều loại khác nhau, tuy nhiên có 5 dòng gỗ chính mà bạn có thể tham khảo đó là:

4.1. Mun đuôi công

Mun đuôi công còn được gọi là mun Nam Phi là loại gỗ dễ bị nứt vỡ, thớ gỗ mềm và mùn hơn so với các dòng khác nên thường được sử dụng trong việc đóng tủ quần áo, lục bình, kệ trang trí, bàn ghế với kích thước lớn. Loại gỗ này được nhập khẩu về tương đối nhiều nên giá thành của nó cũng có phần rẻ hơn so với các dòng gỗ mun khác.

Mun đuôi công với thớ gỗ mềm thường được ứng dụng trong việc đóng bàn ghế

Mun đuôi công với thớ gỗ mềm thường được ứng dụng trong việc đóng bàn ghế

4.2. Mun hoa

Gỗ mun hoa có các đường vân có màu sọc trắng và vàng vô cùng tinh tế và bắt mắt. Cũng nhờ vào những đặc điểm này của đường vân nên mọi người mới gọi là gỗ mun hoa. Gỗ có những ưu điểm nổi bật như:

● Thớ gỗ chắc, nặng với độ cứng cao và có độ giòn lớn.

● Đường vân đẹp, lạ thu hút sự chú ý của người nhìn và tạo được vẻ sang trọng, tinh tế nhất cho các đồ vật được làm từ gỗ.

● Với màu sắc có sự pha trộn tinh tế giữa màu đen và vàng tạo độ thẩm mỹ cao có thể dùng được trong cả đồ nội thất và đồ dùng phong thuỷ.

● Gỗ có có khả năng chống mối mọt rất tốt giúp đảm bảo độ bền vượt trội cho sản phẩm.

Mun hoa với các đường vân sọc trắng và vàng mang tới sự tinh tế và bắt mắt nhất

Mun hoa với các đường vân sọc trắng và vàng mang tới sự tinh tế và bắt mắt nhất

4.3. Mun sọc

Gỗ mun sọc thường có những đường vân mang màu xanh kaki và pha điểm thêm những đường sọc màu trắng. Sau thời gian sử dụng những đường sọc trắng này sẽ dần bị mất đi, đồng thời sọc vân màu xanh kaki cũng biến đổi sang màu đen bóng. Đặc biệt sau khi được khai thác, càng để thời gian dài thì các đường vân và phần tâm gỗ sẽ bị mất đi. Toàn bộ khúc gỗ mun sọc sẽ được bao bọc bởi một màu đen sang trọng.

Theo đánh giá của những người sành về gỗ tự nhiên thì đây không phải là loại gỗ đẹp như mun hoa, mun sừng nhưng nó lại trở thành loài cây đặc biệt mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên. Độ rắn của gỗ cao nên khi gõ vào bạn sẽ nghe được âm thanh chát chát chứ không bộp bộp giống một vài loại gỗ khác. Chính vì vậy gỗ mun sọc thường được ứng dụng để làm tượng tế công, quan công hay các loại tượng phong thuỷ khác.

Mun sọc với độ rắn cao khi gõ bạn sẽ nghe được âm thanh chát chát

Mun sọc với độ rắn cao khi gõ bạn sẽ nghe được âm thanh chát chát

4.4. Mun sừng

Gỗ mun sừng có màu sắc ban đầu khi mới được khai thác là màu vàng xanh, tuy nhiên để một thời gian dài gỗ sẽ chuyển sang màu đen bóng của sừng nên người ta đã gọi là gỗ mun sừng. Nếu để lâu bạn quan sát kỹ còn thấy được những vân gỗ cùng với tâm gỗ sẽ bị phai dần đi. Một số đặc điểm nổi bật để bạn nhận biết dòng gỗ này đó là:

● Phần lõi của gỗ cứng, nặng, khi để khô sẽ mang màu đen bóng và càng dùng lâu thì càng bóng bẩy và đẹp mắt hơn.

● Cắt ngang bề mặt của gỗ bạn sẽ thấy xuất hiện những đường vân màu xanh trông giống màu phân ngựa. Để lâu thì màu xanh này sẽ chuyển sang màu đen chũi và không còn nhìn thấy được đường vân.

● Thớ gỗ mịn và đều đẹp nên nó mang giá trị thẩm mỹ cao, thường được ứng dụng trong điêu khắc những món đồ nội thất, mỹ nghệ cao cấp.

Mun sừng có phần lõi cứng, chắc, bề mặt cắt ngang có những đường vân màu xanh

Mun sừng có phần lõi cứng, chắc, bề mặt cắt ngang có những đường vân màu xanh

4.5. Mun đen

Dòng gỗ này mang độ sáng bóng cao mà ít có loại gỗ nào có thể so sánh được. Gỗ có những ưu điểm nổi bật như:

● Chất gỗ cứng nói không với hiện tượng co ngót hoặc cong vênh khi sử dụng.

● Sau khi được xử lý gỗ có bề mặt vô cùng sáng bóng và mịn màng, điều này giúp tạo nên tính thẩm mỹ cao cho những sản phẩm được làm từ gỗ.

● Những đường vân đan xen lẫn nhau tạo nên vẻ đẹp nổi trội và ấn tượng nhất.

● Về mặt phong thuỷ, đây là loại gỗ giúp mang tới sự tài lộc, sức khoẻ dồi dào và bình an cho gia chủ.

Mun đen mang độ sáng bóng cao tạo nên được sự sang trọng và huyền bí nhất

Mun đen mang độ sáng bóng cao tạo nên được sự sang trọng và huyền bí nhất

5. Giá gỗ mun có đắt không?

Vì thuộc vào nhóm gỗ quý hiếm trên thị trường nên chắc chắn giá của gỗ mun rất đắt đỏ. Hiện nay trên thị trường giá của gỗ mun hàng nguyên dao động tầm 14 - 15 triệu.m3, đối với hàng hộp tầm 19 - 20 triệu đồng. Mức giá này có sự thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào từng thời điểm của thị trường.

Đồng thời giá gỗ mun cũng phụ thuộc theo nhiều yếu tố khác như xuất xứ, thời điểm nhập khẩu… Hiện nay gỗ mun ngày càng khan hiếm và rất khó tìm kiếm thấy, chính vì vậy giá của loại gỗ này ngày càng trở nên đắt đỏ và khiến nhiều người muốn sở hữu cũng rất khó.

Gỗ Mun ngày càng khan hiếm và có giá thành rất cao

Gỗ Mun ngày càng khan hiếm và có giá thành rất cao

6. Ứng dụng của gỗ mun trong đời sống hiện nay

Với màu sắc đặc biệt và độ bền, độ cứng cao nên gỗ mun được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế đồ dùng gia dụng cũng như các món đồ nội thất. Một số ứng dụng nổi bật của loại gỗ này có thể kể đến

● Bàn ghế ăn cơm bằng gỗ mun.

● Giường được làm từ gỗ cây mun.

● Đũa được làm từ gỗ cây mun.

● Vòng tay phong thuỷ, tượng phật…

Bàn ghế làm từ gỗ mun sang trọng, thể hiện được đẳng cấp của gia chủ

Bàn ghế làm từ gỗ mun sang trọng, thể hiện được đẳng cấp của gia chủ

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp tới các bạn những thông tin chi tiết nhất có liên quan tới gỗ mun. Với những đặc tính riêng biệt cho thấy đây là dòng gỗ quý và đang rất khan hiếm. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về loại gỗ này và biết cách sử dụng sao cho hợp lý nhất. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các dòng gỗ tự nhiên khác trên thị trường đừng quên truy cập ngay vào website của Lôi Phong nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger