Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Gỗ Gụ

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Gỗ Gụ là loại gỗ được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất các món đồ nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, kệ tivi, sập, giường, phản… Loại gỗ này đang được đánh giá cao về chất lượng cũng như mặt thẩm mỹ. Bài viết sau hãy cùng với Lôi Phong tìm hiểu thông tin chi tiết nhất có liên quan tới dòng gỗ này nhé.

1. Gỗ Gụ được hiểu như thế nào?

Gỗ Gụ được lấy từ cây Gụ có tên khoa học đó chính là Shindora Tonkinesis. Đây là một loài thực vật thuộc nhóm thân gỗ lớn, họ Đậu. Nó được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây gỗ sương, gỗ lau, gỗ dầu…

cây gỗ Gụ khi trưởng thành đạt chiều cao trung bình tầm 20 - 30 mét và có đường kính trung bình khoảng tầm 60 - 80cm. Thân cây mọc thẳng, dài và có rất ít nhánh. Lá cây phát triển dưới dạng kép lông chim và có các lá chét khoảng 4 - 5 đôi. Hình dáng lá bầu dục - mác với độ dài tầm khoảng 6 - 12cm và có chiều rộng tầm 3,5 - 6cm. Hoa Gụ phát triển thành hình chuỳ với kích thước mỗi bông hoa lên tới 10 - 15cm, mặt cánh hoa có lớp lông nhung màu vàng và hơi hung hung.

Cây gỗ Gụ là loài cây sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới tại các nước như Campuchia, Lào, Nam Phi và Việt Nam… Ở nước ta, loài cây này phân bố phổ biến ở một vài tỉnh thành miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Huế,  Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Ninh.

Cây gỗ Gụ khi trưởng thành có chiều cao đạt tới 20 - 30m

2. Đặc điểm đặc trưng nhất của gỗ Gụ

● Thân cây Gụ phát triển để lấy gỗ với chiều cao khá lớn từ 20 - 30 mét. Loại gỗ này có các đặc điểm chính mà bạn nên nắm được đó là:
Đây được đánh giá là dòng gỗ tốt mang tới hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Gỗ có màu vàng nhạt hay màu vàng trắng, khi để lâu ở ngoài môi trường gỗ sẽ chuyển sang màu nâu thẫm.

● Thớ gỗ tương đối thẳng với các đường vân hiện rõ rệt, đều và đẹp mắt. Vân gỗ có hình dạng của cánh hoa và đa dạng về nhiều kiểu hình khác nhau. Chính vì thế đã giúp mang tới tính thẩm mỹ cao khi tạo ra thành phẩm.

● Mùi của gỗ Gụ có mùi chua nhưng không quá hăng. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất để giúp bạn nhận biết với các dòng gỗ khác trên thị trường.

Thớ gỗ thẳng, đường gỗ hiện rõ ràng đều và bắt mắt

Thớ gỗ thẳng, đường gỗ hiện rõ ràng đều và bắt mắt

3. Gỗ Gụ thuộc vào nhóm mấy?

Tại Việt Nam, gỗ Gụ được xếp vào nhóm I, đây là nhóm gỗ tốt, quý hiếm và đang rất khan hiếm, cần được bảo vệ. Hiện dòng gỗ này đã thuộc vào bảng các loại gỗ đang bị cấm khai thác. Tuy nhiên tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn xuất hiện rất nhiều dẫn tới việc khan hiếm về dòng gỗ này.

4. Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của dòng gỗ Gụ

Cũng như một số dòng gỗ tự nhiên khác trên thị trường, gỗ Gụ cũng mang những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây chúng tôi đã điểm lại cho các bạn theo dõi về ưu và nhược điểm của dòng gỗ này như sau.

4.1. Ưu điểm của gỗ Gụ

Vì thuộc vào dòng gỗ quý nên gỗ Gụ cũng mang rất nhiều ưu điểm vô cùng nổi bật có thể kể đến đó là:

● Đường vân gỗ đều, thẳng, màu sắc hài hoà và dễ nhìn.

● Đường kính của thân cây khi lấy gỗ rất lớn nên việc thiết kế và tạo thành các sản phẩm mỹ nghệ cũng đơn giản hơn.

● Dòng gỗ này tương đối dễ dàng trong việc đánh bóng, khả năng chịu được tác động của ngoại lực nên luôn đảm bảo được độ bền vượt trội theo thời gian.

● Gỗ rất ít khi bị cong vênh và bị tác động bởi mối mọt.

● Tuổi thọ của dòng gỗ này cao có thể đạt tới mức 100 năm tuổi.

Đường kính thân cây gỗ lớn giúp việc thiết kế và tạo hình các sản phẩm nội thất trở nên đơn giản

Đường kính thân cây gỗ lớn giúp việc thiết kế và tạo hình các sản phẩm nội thất trở nên đơn giản

4.2. Nhược điểm của gỗ Gụ

Sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng thuộc vào dòng gỗ tự nhiên nên gỗ Gụ vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm đó là:

● Gỗ đang ngày càng khan hiếm do việc sinh trưởng chậm và bị khai thác nhiều.

● Sản lượng gỗ mỗi năm thu về được không cao, không có đủ gỗ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

● Chính vì sự khan hiếm mà giá trị kinh tế rất cao nên giá thành của dòng gỗ này vô cùng đắt đỏ. Các sản phẩm được làm từ gỗ Gụ phần lớn phục vụ cho các gia đình có điều kiện và khá giả.

5. Gỗ Gụ gồm có mấy loại? Cách nhận biết từng loại

Gỗ Gụ trên thị trường có rất nhiều loại và chúng cũng bị làm giả rất nhiều. Vì vậy khi mua gỗ này bạn nên tìm hiểu về các loại và cách nhận biết chúng cụ thể như sau.

5.1. Gỗ Gụ ta

Gỗ Gụ ta còn có tên gọi khác là Gụ Quảng Bình, là dòng gỗ quý hiếm và mang giá trị kinh tế rất cao. Nhận biết về loại gỗ này bạn hãy dựa vào những đặc điểm dưới đây.

● Màu sắc: Loại gỗ này mang màu vàng nhạt tới đậm khi vừa được khai thác. Nếu gỗ già hoặc để lâu trong không khí nó sẽ có màu đỏ đậm hoặc đỏ nâu tuỳ thuộc theo độ tuổi của cây.

● Độ nặng: Dòng gỗ này có tỷ trọng lớn và nặng hơn so với nhiều loại gỗ tự nhiên khác.

● Mùi gỗ: Khi ngửi bạn sẽ cảm nhận được gỗ mang mùi chua nhưng không hăng.

Gỗ Gụ ta được trồng nhiều ở Quảng Bình với màu vàng nhạt tới đậm

Gỗ Gụ ta được trồng nhiều ở Quảng Bình với màu vàng nhạt tới đậm

5.2. Gỗ Gụ mật

Loại gỗ này rất kén về điều kiện sinh trưởng và phát triển, nó thích hợp nhất khi được trồng tại Gia Lai.  Tại đây có điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho cây phát triển mạnh. Ngoài ra hiện nay tại Nghệ An cũng đang trồng dòng cây này.

Gỗ này có thớ thẳng, đường vân mịn. Màu sắc gỗ màu nâu đen, khi mới được khai thác mang màu vàng nâu nhưng càng để lâu các thành phẩm từ gỗ Gụ mật lại càng sẫm lại và áng bóng, sang trọng. Đây chính là một đặc điểm nổi bật mà ít có loại gỗ nào có thể sánh được.

Gụ mật có màu nâu đen, thớ gỗ thẳng và đường vân mịn

Gụ mật có màu nâu đen, thớ gỗ thẳng và đường vân mịn

5.3. Gỗ Gụ Lào

Đay là loại gỗ Gụ được trồng tại đất nước Lào và đã nhập khẩu vào thị trường gỗ của Việt Nam. Gỗ có đường vân đều, thẳng và đẹp nhưng chất lượng được đánh giá là kém hơn so với gỗ của Việt Nam một chút ít.

Giá thành của loại gỗ này cũng không cao nên hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng. Trên thị trường, gỗ gụ Lào có kích thước mặt tầm 25 - 30cm sẽ có giá tầm 30 - 35 triệu đồng. Còn gỗ có kích thước tàm 30 - 35cm sẽ có giá cao hơn khoảng tầm 35 - 38 triệu đồng.

Gụ Lào với đường vân đều và giá thành phải chăng

Gụ Lào với đường vân đều và giá thành phải chăng

5.4. Gỗ Gụ Campuchia

Gỗ này có nguồn gốc từ Campuchia và mang nhiều đặc điểm tương đương với gỗ Mật tại Việt Nam. Về chất lượng thì nó ngang hàng với gỗ mật nên được người tiêu dùng đánh giá cao.

Hiện nay tại Campuchia dòng gỗ này được trồng nhiều và đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó giá thành của gỗ cũng rẻ hơn so với gỗ mật, phù hợp với điều kiện của nhiều người.

Gụ Campuchia được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành rẻ hơn so với gỗ trong nước

Gụ Campuchia được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành rẻ hơn so với gỗ trong nước

5.4. Gỗ gụ Nam Phi

Đây là loại gỗ được nhập khẩu từ Châu Phi thông qua nước trung gian đó là Nam Phi. Loại gỗ có kích thước đường kính lớn khoảng tầm 1 mét. Gỗ có độ bền cao, ít vân, các đường vân chìm và không có sự nổi bật như một số dòng gỗ trong nước.

Khi mới khai thác thân gỗ có màu vàng nhẹ và có mùi chua khét. Chất gỗ có độ xốp lớn, rác gỗ màu trắng và nhanh bị mục. Chính vì điều này mà hiện nay gỗ gụ Nam Phi không thực sự được sử dụng phổ biến để làm bàn ghế, sập, trường kỷ, bàn thờ… Tuy nhiên loại gỗ gụ Nam Phi lại rất thích hợp cho việc thiết kế gia công các bộ sofa nguyên khối. Khi đó nó sẽ giúp được giá thành mà có chất lượng tốt.

Gụ Nam Phi thích hợp trong việc gia công các bộ sofa nguyên khối

Gụ Nam Phi thích hợp trong việc gia công các bộ sofa nguyên khối

6. Gỗ Gụ thường được sử dụng làm gì?

Vì đặc điểm tốt, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên gỗ Gụ ngày nay được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất và đồ thủ công mỹ nghệ trong cuộc sống. Một số sản phẩm được làm từ gỗ Gụ rất nổi bật mà bạn có thể chiêm ngưỡng đó là:

6.1. Bàn ghế gỗ Gụ

Những mẫu bàn ghế được làm từ gỗ Gụ đã thuộc vào dòng nội thất cao cấp làm mê hoặc những người có niềm đam mê với đồ gỗ tự nhiên. Tuỳ thuộc vào từng loại gỗ và tuổi thọ mà sản phẩm bàn ghế sẽ có những tông màu khác nhau từ nâu đỏ cho tới nâu thẫm. Đồng thời bàn gỗ được làm từ dòng gỗ này có tính thẩm mỹ cao, sang trọng và tinh tế. Khi bạn càng sử dụng lâu nó càng toát lên được độ sáng bóng vượt trội.

Bàn ghế gỗ Gụ toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp

Bàn ghế gỗ Gụ toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp

6.2. Tủ quần áo được làm từ gỗ Gụ

Các mẫu tủ quần áo được làm từ gỗ Gụ ngày càng được nhiều đại gia ưu thích và sắm sửa cho không gian của gia đình mình. Nó sẽ giúp tăng thêm sự sang trọng và thể hiện được đẳng cấp của người sở hữu.

Sử dụng các sản phẩm tủ này bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Độ bền của tủ vượt trội theo thời gian và tuyệt đối không xảy ra tình trạng mục hay mối mọt. Nó sẽ đảm bảo được nhu cầu bảo quản quần áo của gia đình bạn một cách tốt nhất.

Tủ quần áo làm từ gỗ Gụ với độ bền vượt trội theo thời gian

Tủ quần áo làm từ gỗ Gụ với độ bền vượt trội theo thời gian

6.3. Kệ tivi gỗ Gụ

Những mẫu kệ tivi gỗ Gụ là sự lựa chọn hoàn hảo để tăng thêm tính thẩm mỹ cho gia đình và tạo bầu không khí ấm cúng, thân mật. Nhiều gia đình luôn ao ước có thể sở hữu được sản phẩm kệ ti vi làm từ gỗ Gụ cho phòng khách.

Độ bền của kệ cao khi tiếp xúc với nước. Vì vậy bạn thoải mái lau chùi tủ thường xuyên mà không sợ bị mốc, hư hỏng. Đặc biệt sản phẩm còn có khả năng chống nấm mốc và sự tác động của mối mọt. Bạn tha hồ sử dụng trong thời gian dài lên tới vài chục năm mà không cần thay mới, bảo dưỡng.

Kệ tivi làm từ gỗ Gụ sang trọng và mang độ bền cao

Kệ tivi làm từ gỗ Gụ sang trọng và mang độ bền cao

Những thông tin đã được đưa ra ngay phía trên chắc hẳn phần nào cũng giúp bạn hiểu rõ nhất về dòng gỗ Gụ. Đây quả là một loại gỗ tự nhiên chất lượng, quý hiếm đáng để bạn sở hữu cho không gian của gia đình mình. Ngoài ra nếu bạn còn muốn tìm hiểu các thông tin có liên quan tới gỗ tự nhiên khác hãy truy cập vào website của Lôi Phong ngay nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger