Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Đền Trần

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Nhắc tới đền Trần mọi người đều nghĩ ngay tới đền Trần ở Nam Định. Đền Trần Nam Định là khu di tích lịch sử nổi tiếng thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia khuyến và các quan lại có công với đất nước. Hàng năm, có rất đông du khách thập phương đến dâng hương cầu khấn những điều may mắn, tốt đẹp. Chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của loiphong.vn

1. Đền Trần ở đâu?

Có thể bạn chưa biết, tính đến thời điểm hiện tại ở miền Bắc có 6 đền Trần trong đó nổi tiếng nhất là đền Trần Nam Định. Vậy nên, trong bài viết này loiphong.vn sẽ cung cấp cho bạn “tất tần tật” các thông tin về đền Trần ở Nam Định.

Đền Trần ở Nam Định

Đền Trần ở Nam Định

Khu di tích đền Trần nằm sát quốc lộ 10 thuộc đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Đền Trần hay Miếu Trần được xây dựng năm 1695 trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.

Ngôi đền nổi tiếng khắp cả nước với Lễ khai ấn đền Trần và Hội đền vào tháng tám. Vào dịp khai ấn, nhân dân trên khắp cả nước đều đổ về đây để xin kỳ ấn của đền cầu mong năm mới bình an, tài lộc, công danh thuận lợi.

Đền Trần Nam Định cách Hà Nội khoảng 85km nên việc di chuyển vô cùng thuận lợi bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, xe khách. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bằng tàu lửa đế đến Nam Định.

2. Lịch sử đền Trần Nam Định

Đền Trần ngày nay được xây dựng trên nền Phủ Thiên Trường xưa, trước đây là nơi ở của các vị vua nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt. Năm 1258, quân Mông Nguyên mang quân sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông đã ra lệnh cho quân và dân thực hiện chiến dịch “vườn không nhà trống” tại thành Thăng Long khiến quân Minh suy và lui về phủ Thiên Trường để huy động toàn dân hợp sức chống giặc.

Lịch sử đền Trần Nam Định

Lịch sử đền Trần Nam Định

Đánh bại quân Nguyên Mông, ngày 14 tháng Giêng năm đó, vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho những người có công đánh giặc tại phủ Thiên Trường. Bên cạnh đó, nhà vua còn tổ chức nghi thức khai ấn để cúng tổ tiên, trời đất cầu cho một năm thái bình, nhân dân ấm no.

Đầu thế kỷ XV, quân Minh đã phá hủy phủ Thiên Trường. Về sau, khu di tích đền Trần đã được xây dựng lại trên nền phủ xua, duy trì được nghi thức “khai ấn” đầu năm để tưởng nhớ các vị vua nhà Trần có công dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kiến trúc đền Trần Nam Định

Du khách đến đền Trần Nam Định không chỉ dâng hương cầu mong bình an, tài lộc mà còn bị thu hút bởi không gian kiến trúc độc đáo. Đền Trần là một quần thể di tích gồm có 3 công trình đó là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 công trình được xây dựng theo một kiến trúc chung, mỗi ngôi đền đều có tiền đường rộng 5 gian, trung đường rộng 5 gian, chính tẩm rộng 3 gian.

Trước khi vào đền, du khách sẽ đi qua cổng ngũ môn, trên cổng có đề ba chữ Hán “Chính nam môn” và “Trần Miếu”. Tiếp đó là một hồ nước hình chữ nhật, chính giữa hồ nước là đền Thiên Trường, phía Đông là đền Cố Trạch và phía Tây là đền Trùng Hoa.

3.1. Đền Thiên Trường

Đền Thiên Trường còn được gọi là đền Thượng, nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích đền Trần. Được xây dựng trên nền Thái miếu và cung Trung Quang của nhà Trần năm 1695, vật liệu hoàn toàn bằng gỗ. Năm 1773, 1854, 1895, 1907 - 1908, ngôi đền được mở rộng hơn.

Đền Thiên Trường cổ kính

Đền Thiên Trường cổ kính

Đền Thiên Trường được xây dựng theo lối kiến trúc cổ gồm có 9 tòa, rộng 31 gia gồm có tiền đường, trung đường, thiêu hương, chính tẩm, hai dãy tả hữu ống muỗng, hai dãy hữu vu, hai dãy giải vũ Đông Tây. Toàn bộ khung của đền được làm bằng gỗ lim quý, nền lát gạch nung, mái lợp ngói.

Tiền đường rộng 5 gian, dài 13m, có 12 cột cái và 12 cột quân. Tất cả các cột được đặt trên chân tảng đá hình cánh sen có từ thời nhà Trần. Cột này chính là chân cột của cung Trùng Quang cũ. Tiền đường là nơi đặt bàn thờ, bài vị của các quan có công lớn phò tá vua nhà Trần.

Tiếp đến là trung đường - nơi thờ 14 vị vua nhà Trần. Tại đây không thờ tượng mà chỉ thờ bài vị, phía trước cửa có 3 cỗ ngai thờ bái vọng của các vị vua nhà Trần. Khu chính tẩm rộng 3 gian, là nơi thờ các phu nhân chính thất và 4 vị thủy tổ nhà Trần. Phu nhân chính thát được thờ ở gian giữa còn gian trái và phải là nơi thờ hoàng phi.

Cuối cùng là tòa thiêu hương hay còn gọi là kinh đàn, nơi đây thờ các công thần của nhà Trần. Các quan văn, quan võ đều có bàn thờ riêng.

3.2. Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch còn được gọi là đền Hạ, nằm ở phía Đông của khu di tích nhà Trần. Đền Cố Trạch được xây dựng vào năm 1894 và khánh thành năm 1895. Theo sử sách ghi chép, khi tu sửa đền Thiên Trường năm 1868 có đào được một mảnh bia vỡ có ghi chữ “Hưng Đạo Thân Vương Cố Trạch” nghĩa là  nhà cũ của Hưng Đạo thân vương. Chính vì thế, sau khi xây xong đền người ta đặt tên là đền Cố Trạch.

Đền Cố Trạch nằm ở phía Đông của khu di tích nhà Trần

Đền Cố Trạch nằm ở phía Đông của khu di tích nhà Trần

Đền Hạ là nơi đặt bài vị của Hưng Đạo thân vương, gia đình và gia tướng. Khu vực tiền đường là nơi đặt bài vị của ba tướng thân tín của Hưng Đạo thân vương đó là Phạm Ngộ, Nguyễn Chế Nghĩa và Phạm Ngũ Lão. Thiêu hương đặt long đình, bên trong có tượng Trần Hưng Đạo và 9 pho tượng Phật. Phía bên trái là bài vị các quan văn và bên phải là bài vị của các quan võ.

Gian hữu vu đặt bài vị võ thần triều Trần, các thân nhân họ Trần và bài vị Trần Công. Gian tả vu đặt bài vị của Phạm Thiện Nhân, Trương Hán Siêu và bài vị của các văn thần triều Trần. Trung đường là nơi đặt bài vị và tượng Trần Hưng Đạo, các tả hữu tướng quân và 4 người con trai của Phạm Ngũ Lão. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ của Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai, 4 người con dâu của ông và con gái, con rể Phạm Ngũ Lão.

3.3. Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa nằm ở bên trái đền Thiên Trường, ở phía Tây của khu di tích đền Trần Nam Định. Được xây dựng vào năm 2000, trên nền đất của cung Trùng Hoa. Xưa kia, đây là nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được làm bằng đồng, mô phỏng 14 vị hoàng đế nhà Trần. Những pho tượng được đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ các quan tướng; gian tả vu thờ các quan văn và gian hữu vu thờ quan võ.

4. Lễ hội đền Trần Nam Định

Hàng năm, khu di tích đền Trần Nam định lại tổ chức 2 lễ hội lớn đó là lễ khai ấn đền Trần vào tháng Giêng và lễ hội đền Trần vào tháng tám. Hai lễ hội ở Miếu Trần thu hút rất đông du khách thập phương về dâng hương, thăm quan. Thông qua lễ hội giúp du khách bày tỏ lòng biết ơn đối với công đức của 14 vị vua nhà Trần và các quan thần có công với đất nước.

Lễ hội đền Trần Nam Định thu hút rất đông du khách thập phương

Lễ hội đền Trần Nam Định thu hút rất đông du khách thập phương

Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào ngày 14 -15 tháng Giêng hàng năm. Tối ngày 14 sẽ bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ cung Cố Trạch đến đến Thiên Trường. Đến giờ Tý, nghi thức khai ấn chính thức diễn ra. Sau đó, nhân dân địa phương và du khách thập phương vào đền để cúng tế, xin lá ấn để cầu mong năm mới bình an, may mắn và thành đạt.

Lúc đầu, lễ hội khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần dần trở thành lễ hội lớn. “Trần miếu tự điển” là chiếc ấn được dùng để đóng ấn trong lễ hội đền Trần ngày nay. Ấn hình vuông, được làm từ gỗ, có từ thời nhà Nguyễn ở cuối thế kỷ 19 - đầu 20. Hai mặt Đông - Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương”.

Lễ hội đền Trần ở Nam Định được tổ chức vào tháng tám âm lịch từ ngày 15 - 20. Phần lễ sẽ bắt đầu với nghi thức rước đình và đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên Trường. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa dân gian diễn ra, vô cùng náo nhiệt, thu hút rất đông mọi người tham gia.

Trên đây là các thông tin về đền Trần ở Nam Định, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật nhanh chóng.

Viết bình luận của bạn
Danh mục