0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là khu di tích lịch sử cấp quốc gia được nhiều du khách tìm đến khám phá. Không gian kiến trúc độc đáo, hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của văn hóa dân tộc.

Đền Ngọc Sơn trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Thủ đô ngàn năm văn hiến Hà Nội. Nơi đây thu hút rất đông du khách tới thăm quan, dâng hương, lễ bái hàng năm. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn đừng bỏ qua địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ngày nhé!

1. Đền Ngọc Sơn ở đâu?

Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất nổi tiếng có tên là Đảo Ngọc. Nếu Tháp Rùa nằm ở phía Nam của Hồ Hoàn Kiếm thì đền Ngọc Sơn tọa lạc ở phía Đông Bắc. Địa chỉ cụ thể của đền nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, phường Trống Đồng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn ở đâu?

Đền Ngọc Sơn ở đâu?

Đền Ngọc Sơn có từ thời vua Lý Thái Tổ, khi nhà vua dời đô ra Thăng Long đã đặt tên cho đền là Ngọc Trượng. Đến thời nhà Trần, ngôi đền được đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Trải qua nhiều năm tháng, dưới nhiều thời nhà vua, ngôi đền đã nhiều lần được tu sửa và đổi tên. Đến nay, ngôi đền vẫn tồn tại như một minh chứng lịch sử hào hùng của dân tộc; trở thành biểu tượng văn hóa - lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Vì nằm ở vị trí thuận lợi nên việc di chuyển tới đền Ngọc Sơn rất dễ dàng; bạn có thể đi xe máy, ô tô hoặc phương tiện giao thông công cộng. Một số tuyến xe bus đi qua đền Ngọc Sơn đó là:

● Tuyến 08: Xuất phát từ bến xe Long Biên.

● Tuyến 14: Xuất phát từ Cổ Nhuế.

● Tuyến 31: Xuất phát từ Đại học Bách Khoa.

● Tuyến 36: Xuất phát từ điểm trung chuyển Long Biên.

2. Tìm hiểu về đền Ngọc Sơn

2.1. Lịch sử đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX, theo văn bia trong đền ghi lại ngôi đền được khởi xây vào mùa thu năm 1841. Theo sử sách có ghi khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên thành Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền là nơi thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739) chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai núi đất ở bên bờ phía Đông trái chiều với Ngọc Sơn gọi là núi Đào và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Một nhà từ thiện tên Tín Trai đã lập ra ngôi chùa trên nền đất cũ có tên là chùa Ngọc Sơn.

Trong lịch sử, đền Ngọc Sơn ngày nay vốn là ngôi chùa Ngọc Sơn. Chùa quay mặt vào hướng Nam, phía trước dựng gác chuông.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX

Trải qua nhiều lần tu sửa, đổi tên và trong lần đại trùng tu năm 1865 đã có thêm nhiều công trình ý nghĩa được xây dựng thêm như Đình Trấn Ba, Cầu Thê Húc, Tháp Bút Đài Nghiên tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, oai nghiêm giữa Hồ Hoàn Kiếm.

Đền Ngọc Sơn gắn liền với nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, năm 2013 được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây không chỉ là chốn tâm linh mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước, trở thành biểu tượng văn hóa lâu đời của thủ đô Hà Nội.

2.2. Đền Ngọc Sơn thờ ai?

Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân - vị thần được dân gian lẫn đạo giáo tôn sùng là “thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân”. Bên cạnh đó, đền còn có cung thờ Phật, bàn thờ Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu,...

Đền Ngọc Sơn thờ ai?

Đền Ngọc Sơn thờ ai?

2.3. Giá vé và thời gian thăm quan đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn mở cửa từ 7 giờ đến 18 giờ tất cả các ngày trong tuần nên bạn có thể đến đây bất kỳ lúc nào. Giá vé tham khảo dành cho người lớn là 30.000 đồng/người và trẻ em 15.000 đồng/người. Vì là khu di tích nên bạn sẽ phải mua vé khi đến đây thăm quan. Mức giá giữa trẻ nhỏ và người lớn có sự khác nhau nhưng vô cùng phải chăng, bạn sẽ được thỏa mái thăm quan ngôi đền cả ngày.

Đền Ngọc Sơn mở cửa tất cả các ngày trong tuần

Đền Ngọc Sơn mở cửa tất cả các ngày trong tuần

3. Khám phá kiến trúc đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Tam, thể hiện sự hòa hợp về tôn giáo qua nhiều năm lịch sử. Để vào thăm quan đền, du khách sẽ đi qua lần lượt các cổng sau đó đi qua cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lâu,...cụ thể:

3.1. Cổng Nghi Môn

Khi bạn đi qua cổng xây kiểu trụ biểu để vào sân trước đó chính là cổng Nghi Môn. Ngay bên trái là Tháp Bút được xây dựng trên một ngọn núi giả xếp bằng đá hộc với đường kính 12m và cao 4m.

Cổng Nghi Môn và Tháp Bút

Cổng Nghi Môn và Tháp Bút

Tháp Bút là tháp bằng đá, có 5 tầng, cao 8 mét, trên đỉnh tháp được thiết kế như một ngòi bút nho dựng ngược với cán cao khoảng 90 cm. Trên Tháp Bút có khắc chữ “Tả Thanh Thiên” (có nghĩa là Viết lên trời xanh)

3.2. Cổng Long môn Hổ bảng

Cuối sân trước có 2 bên cột trụ và 2 của nách giả được xây dựng theo kiểu 2 tầng 8 mái cong. Cửa bên phải đắp nổi hình con rồng cuộn khúc, đón đàn cá thi nhau vượt sông, bên trên đề hai chữ “Long Môn”. Còn cửa bên trái đắp nổi hình hổ trắng như đang tiến ra phía ngoài, bên trên khắc hai chữ “Hổ Bảng”. Long môn Hổ bảng tượng trưng cho sự thành đạt, thi cử đỗ đạt, khuyến khích tinh thần học tập của người học trò.

Cổng Long môn Hổ bảng tượng trưng cho sự thành đạt, thi cử đỗ đạt

Cổng Long môn Hổ bảng tượng trưng cho sự thành đạt, thi cử đỗ đạt

3.3. Cổng Đài Nghiên

Cổng Đài Nghiên của đền có một nghiên mực bằng đá xanh tạc theo hình nửa trái đào, cắt ngang theo chiều dọc, bề dày trái đào khoảng 97cm, bề ngang 80cm, cao khoảng 30cm và có 3 con cóc đội nghiên như 3 cái chân kiềng. Trên thân đài nghiên khắc một bài minh của phó bảng Nguyễn Văn Siêu.

Cổng Đài Nghiên

Cổng Đài Nghiên

3.4. Cầu Thê Húc

Là câu cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn, được coi là biểu tượng của thần mặt trời nên tên gọi “Thê Húc” có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ, thân cầu choãi rộng, không giá dốc, tay vịn có chữ nhân bắt chéo chia ra từng ô nhỏ giống như ô tướng sĩ trên bàn cờ. Cầu Thê Húc được sơn đỏ, thiết kế như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của hồ Hoàn Kiếm.

Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ như như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh

Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ như như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh

3.5. Cổng đền Ngọc Sơn - Đắc Nguyệt Lâu

Đi hết cầu Thê Húc sẽ tới Đắc Nguyệt Lâu hay còn gọi là lầu được trăng. Cổng nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ, xung quanh là câu cối um tùm giống như từ dưới nước nhô lên.

Cổng đền Ngọc Sơn - Đắc Nguyệt Lâu

Cổng đền Ngọc Sơn - Đắc Nguyệt Lâu

3.6. Đình Trấn Ba đền Ngọc Sơn

Đình Trấn Ba chính là ngôi đền chắn sóng nằm ở phía Nam của đền. Đình có kiến trúc hình vuông với 8 mái, mái 2 tầng có 8 cột,  4 cột ngoài bằng đá và 4 cột trong bằng gỗ.

Đình Trấn Ba đền Ngọc Sơn

Đình Trấn Ba đền Ngọc Sơn

3.7. Khu đền thờ bên trong đền Ngọc Sơn

Là nơi đền chính với 2 ngôi nối liền nhau. Đền thứ nhất thờ Trần Hưng Đạo, đền thứ hai thờ Văn Xương. Hai ngôi đền mang phong cách kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ. Trong 2 đền có 2 bức tượng lớn. Tượng đức thánh Trần Hưng Đạo đặt ở hậu cung trên bệ đá có chiều cao khoảng 1m, hai bên có 2 cầu thang bằng đá; tượng Văn Xứng đứng với tay cầm bút.

 Khu đền thờ bên trong đền Ngọc Sơn

 Khu đền thờ bên trong đền Ngọc Sơn

3.8. Tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn

Bên cạnh khu đền thờ 2 vị thần là nơi đặt tủ kính giữ tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm. Khi cụ Rùa mất, xác cụ rùa đã được các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài phục chế bằng phương pháp nhựa hóa. Cụ rùa được giữ nguyên trạng thái từ kích thước cho đến màu sắc, từng chi tiết. Đền có 2 tiêu bản cụ rùa đó là xác rùa năm 1976 và xác rùa năm 2016.

Có 2 tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn

Có 2 tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn

4. Lưu ý khi đến đền Ngọc Sơn

Khi đến đền Ngọc Sơn thăm quan và dâng hương bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

● Khi bái lễ tại đền Ngọc Sơn bạn cần lễ từ đền chính sau đó theo hướng từ phải sang trái đi sâu vào bên trong.

● Không được đi vào cửa giữa, vào trái ra phải.

● Ăn nói nhỏ nhẹ, ăn mặc lịch sự không được phép chỉ tay vào các tượng ở trong đền.

● Nên tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung, không nói chuyện quá to và cười đùa trong không gian đền.

● Không quay phim chụp ảnh nếu chưa có sự cho phép của ban quản lý.

● Tuân thủ theo mọi quy định của đền Ngọc Sơn, giữ gìn vệ sinh chung, không tự ý ngăn hoa, bẻ cành.

Tuân theo mọi quy định của đền Ngọc Sơn

Tuân theo mọi quy định của đền Ngọc Sơn

● Không quay phim, chụp ảnh nếu không có sự cho phép của ban quản lý.

● Tránh đi đền vào những ngày lễ tết vì những ngày này rất đông du khách.

● Chú ý đề phòng và bảo vệ tài sản của bản thân để tránh bị đánh cắp.

● Dù là đến thăm quan thì bạn cũng nên thắp hương, cầu may trước sau đó mới khám phá, tìm hiểu không gian tâm linh đền Ngọc Sơn.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây về đền Ngọc Sơn, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website loiphong.vn chắc chắn sẽ giúp ích với bạn rất nhiều